Nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 40%Báo cáo tài chính quý 3 riêng lẻ và hợp nhất vừa được MBBank công bố. Theo báo cáo riêng lẻ, tại thời điểm 30/9, ngân hàng có hơn 3.111 tỷ đồng nợ xấu, tăng 22,76% so với cuối năm 2018, trong đó, cả 3 nhóm nợ xấu đều tăng.Cụ thể, nợ dưới chuẩn tăng 9,2%, nợ nghi ngờ tăng 15,6%, nợ có khả năng mất vốn tăng 40,3%. Riêng nợ có khả năng mất vốn ở ngân hàng này là 1.345 tỷ đồng, chiếm 43% trong tổng nợ xấu.
Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh tại MBBank. Ảnh minh họa
Về kết quả kinh doanh chung của MBBank hợp nhất, dù lãi trước thuế đạt mức khả quan trong 9 tháng năm 2019 (7.616 tỷ đồng, tăng 26,6% so cùng kỳ) nhưng chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi cũng tăng vọt.Cụ thể, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng lần lượt tăng 21% và 61% lên 6.664 tỷ và 3.676 tỷ. Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng tăng 30% đạt 17.957 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng cũng tăng khá mạnh, lần lượt tăng 21% và 61% lên 6.664 tỷ và 3.676 tỷ.Theo báo cáo hợp nhất, tăng trưởng tín dụng của MBBank tăng từ 214.000 tỷ đồng lên 240.000 tỷ, tương ứng tăng khoảng 12% dư nợ tín dụng. Trong khi đó, thu nhập lãi thuần ngân hàng tăng khoảng 10.400 tỷ đồng lên 13.100 tỷ đồng, tăng hơn 26% - gấp hơn 2 lần so với tăng trưởng dư nợ.Hiện nay, thu nhập lãi thuần đang chiếm tỷ lệ cao trong đóng góp vào lợi nhuận các ngân hàng nói chung. MBBank cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, việc thu nhập lãi thuần tăng cao gấp 2 lần tăng trưởng dư nợ cũng cho thấy nhiều vấn đề trong tương lai lợi nhuận của ngân hàng.Điều này cho thấy chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của ngân hàng này có khoảng cách khá lớn. NIM tăng mạnh chứng tỏ ngân hàng này đang tối ưu được lợi thế vốn đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, NIM không phải là yếu tố tăng mãi được.Thực tế, nhìn vào câu chuyện của MBBank, ngân hàng này có nguồn tiền gửi không kỳ hạn (MB) khá dồi dào. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 9, nguồn tiền này sụt giảm rõ rệt cho thấy, lợi thế vốn giá rẻ không thể là lợi thế mãi mãi của MB. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai lợi nhuận ngân hàng khi thu nhập lãi thuần vẫn là “bầu sữa” chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng.Cụ thể, tính đến cuối tháng 9/2019, huy động tiền gửi khách hàng của MBBank tăng 5,9% đạt 254.130 tỷ đồng. Đáng chú ý, nguồn tiền gửi "giá rẻ" tại MBBank sụt giảm rõ rệt. Cuối tháng 9, tiền gửi không kỳ hạn tại MBBank là 70.709 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Tiền gửi vốn chuyên dùng cũng giảm hơn một nửa xuống còn 2.194 tỷ đồng. Tiền gửi ký quỹ giảm 22% xuống 12.134 tỷ. Theo đó, ước tính tỷ lệ CASA của ngân hàng giảm từ mức 41% hồi đầu năm xuống còn 33% cuối tháng 9.Báo cáo gần đây của công ty chứng khoán VDSC cho rằng, những "ông lớn" như Vietcombank và MBBank sẽ vấp phải những cạnh tranh về CASA ngày càng lớn dần do nhiều ngân hàng tư nhân khác "chạy đua" khuyến mãi dịch vụ, miễn phí giao dịch thanh toán.Nợ xấu MCredit leo thangMột “bức tranh” khác cho thấy vấn đề của MB trong chuyển hướng hướng đến các nhu cầu của thị trường là hiệu quả các chỉ số tài chính của Mcredit - công ty thành viên MBank sở hữu 50% cổ phần.Nếu như FECredit mang lại “trứng vàng” cho VPBank thì Mcredit lại “nặng gánh” với nợ xấu. Tại ngày 30/9, nợ xấu của MBBank hợp nhất là 3.703 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng tới 40% lên 1.348 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,33% lên 1,54%.Trong khi đó, theo báo cáo tài chính riêng lẻ, nợ xấu tại ngân hàng mẹ cuối tháng 9 là 3.112 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Như vậy, ước tính nợ xấu tại công ty con MCredit là khoảng 590 tỷ đồng.Tổng dư nợ cho vay cuối tháng 9 của MBBank hợp nhất là 240.211 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay của ngân hàng riêng lẻ là 230.143 tỷ, 2.564 tỷ cho vay tại MBS. Như vậy, ước tính, dư nợ cho vay khách hàng của MCredit là khoảng 7.504 tỷ đồng.Trong khi đó, nợ xấu của MCredit theo tính toán lên tới khoảng 590 tỷ đồng, chiếm đến 7,9% tổng dư nợ cho vay khách hàng của công ty tài chính này. Tỷ lệ này tăng khá mạnh so với mức hồi đầu năm - chỉ xấp xỉ 6%.