Ngân Hàng Tăng Lợi Thế Cạnh Tranh Dòng Thẻ 'siêu VIP' - VnExpress

Đầu năm nay, Vietcombank bổ sung thêm nhiều một số tính năng cho sản phẩm thẻ Visa Signature. Trong đó có mức hoàn toàn tối đa cho loại hình y tế giáo dục, hay gia tăng thêm thời gian đặt bàn cho dịch vụ ẩm thực cao cấp... 

Đại diện ngân hàng này cho biết, đây là bước đi nhằm hoàn thiện các đặc quyền riêng có cho các chủ thẻ cao cấp. Chi tiêu càng nhiều, khách càng được hoàn tiền lớn, vì ngoài số tiền hoàn 10% tại một số lĩnh vực y tế, giáo dục, chủ thẻ còn được nhận số tiền hoàn 0,5% cho các loại hình khác mà không giới hạn mức hoàn.

Bên cạnh tính năng hoàn tiền khi chi tiêu, người dùng Vietcombank Priority còn hưởng hàng loạt đặc quyền trong nhiều lĩnh vực như: ưu đãi 50% giá trị hóa đơn ẩm thực tối đa 2 triệu đồng; bảo hiểm du lịch toàn cầu lên tới 10,5 tỷ đồng một người hoặc 21 tỷ đồng cho cả gia đình; ưu đãi đẳng cấp khắp thế giới khi mua sắm, ăn uống, du lịch...; mua trước trả sau không tính lãi đến 55 ngày miễn lãi và hạn mức tín dụng tối đa không giới hạn; mua hàng trả góp lãi suất 0% mọi lúc mọi nơi...

Ngày 12/5 vừa qua, Vietcombank khai trương phòng chờ đẳng cấp tại sân bay quốc tế Nội Bài - Vietcombank Priority lounge. Chủ thẻ Vietcombank Visa Signature được miễn phí sử dụng và không bị giới hạn số lần dùng. 

"Thẻ Vietcombank Visa Signature tích hợp mọi đặc quyền trong mọi chi tiêu cho khách VIP nhưng khách không phải trả bất kỳ khoản phí phát hành và duy trì thẻ nào", đại diện ngân hàng cho hay.

Ngân hàng tăng lợi thế cạnh tranh dòng thẻ siêu VIP

Vietcombank Visa Signature là một trong số thẻ dành cho những người sẵn sàng tiêu hàng trăm triệu hoặc tiền tỷ trong một lần mua sắm.

Có nhiều đặc quyền, dòng thẻ này chỉ dành cho nhóm khách đặc biệt. Vietcombank cho biết, sản phẩm dành riêng cho khối khách hàng Priority, nên không phải ai cũng có thể đăng ký và phát hành ngay như các thẻ thông thường khác.

Ngoài các tính năng gắn với quyền lợi sử dụng, ngân hàng này cũng chăm chút đầu tư hình thức sản phẩm với thiết kế độc đáo mới lạ. Thẻ lấy ý tưởng từ hình ảnh Rồng thời nhà Lý, sử dụng công nghệ ép lên nền đen mờ bề mặt. Cạnh rìa thẻ có màu vàng sáng của kim loại thay vì màu đen như hai mặt trên dưới, làm cho thẻ nổi bật, dễ nhận biết...

Lý giải việc đầu tư cho sản phẩm, theo đại diện ngân hàng, tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ, khách VIP mang lại tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn. Trên thị trường, phát hành thẻ VIP định danh kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằm tạo sự gắn bó và giữ chân nhóm thượng lưu.

Vietcombank chỉ là một trong số các nhà băng theo đuổi các dòng sản phẩm thẻ dành cho nhóm khách cao cấp thời gian qua. Sự gia tăng nhanh chóng tầng lớp người giàu Việt tạo ra sự phân nhóm khách hàng đặc thụ rõ nét trên thị trường.

Theo báo cáo về người giàu thế giới, có tài sản từ một triệu USD đến dưới 30 triệu USD (High Net Worth Handbook 2019) của Hãng nghiên cứu đa quốc gia Wealth-X, Việt Nam nằm trong top 10 nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng người giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2018-2023, với 10,1% mỗi năm. Nghiên cứu xu hướng chi tiêu của giới giàu có, Wealth-X nhận thấy giới giàu có thích kinh doanh, làm từ thiện, đổ tiền vào tài chính, thể thao, du lịch, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Cách hưởng thụ cuộc sống của họ cũng rất phong phú, dù tất cả đều hướng tới một cuộc sống chất lượng.

Do đó, thẻ tín dụng dành cho khách VIP không chỉ đơn thuần là tấm thẻ định danh, mà còn là thẻ thanh toán tiện ích đi kèm với nhiều ưu đãi đặc quyền chỉ dành riêng cho khách hàng cao cấp. Hiện thị phần thẻ tín dụng "siêu VIP" tại Việt Nam đều đang chia đều cho các nhà băng có tiềm lực tốt.

Trước đó HSBC có thẻ Visa Cash Back; MB có JCB Sakura hạng Platinum; VIB tung ra Zero Interest Rate... Hầu hết sản phẩm đều dành các ưu đãi hoàn tiền tại nhiều lĩnh vực tiêu dùng, ăn, ở, đi lại cho chủ thẻ. Tuy nhiên tùy chính sách mỗi nhà băng mà tỷ lệ hoàn tiền ở mức độ khác nhau (thường trên dưới 10%). Các ưu đãi khác cũng tương tự, song nhìn chung các nhà băng nỗ lực không bỏ sót một nhu cầu riêng cho của tầng lớp giàu có.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối quý III/2019, tổng số lượng thẻ phát hành lũy kế cả nước là 147,3 triệu, tăng 20 triệu thẻ chỉ sau một năm. Trong đó, thẻ tín dụng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tính đến hết quý năm 2018, cả nước có 4,6 triệu thẻ tín dụng với tổng giá trị giao dịch đạt xấp xỉ 50 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với cùng kỳ. Với hơn 70 triệu người trưởng thành, tốc độ tăng trưởng thu nhập và chi tiêu thuộc top nhanh nhất trong khu vực, Việt Nam đang thị trường phát triển thẻ tín dụng đầy tiềm năng.

Và cuộc rượt đuổi thị phần trên thị trường sẽ giúp các khách VIP ngày càng có nhiều lựa chọn hơn từ các giá trị cộng hưởng của ngân hàng để tích lũy cho cuộc sống tiện nghi.

Dù vậy, theo đại diện các nhà băng, sự gia tăng của tầng lớp giàu và siêu giàu kéo theo những đòi hỏi, tiêu chuẩn khắt khe hơn về phong cách và trải nghiệm sống. "Do đó, để thuyết phục được tầng lớp thượng lưu, các ngân hàng phải liên tục cập nhật, bổ sung đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường. Chỉ cần một lời phàn nàn của khách về dịch vụ, ngân hàng cũng có thể mất tiền tỷ doanh thu", đại diện một nhà băng nói.

Các chuyên gia nhìn nhận, trong bối cảnh các ngân hàng đẩy mạnh mảng bán lẻ tất yếu kéo theo xu hướng phát hành thẻ. Với nhiều sản phẩm và ưu đãi khác nhau, người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều nhất. Ở góc độ khác, gia tăng số lượng thẻ cũng kích thích tiêu dùng và đẩy nhanh tín dụng cho mỗi nhà băng, nhất là bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen chi tiêu của người dân.

An Bình

Từ khóa » Các Loại Thẻ Vip Của Vietcombank