Ngăn Ngừa Bệnh Tim Mạch Và Huyết áp Nhờ Vỗ Mạnh Khuỷu Tay

Ông cụ đang ngồi chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng trong buổi lễ thành hôn của người con thân yêu thì đột nhiên khó thở, tím tái và ngất lịm đi. Một vị y sĩ có mặt tại lễ cưới đã xắn cao tay áo của cụ lên rồi dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh vào chỗ lõm trên khuỷu tay trái.

Người này cũng đề nghị người thân của ông cụ làm tương tự với với tay còn lại. Sau vài chục lần thực hiện, ông cụ dần dần tỉnh lại. Trước khi xe cấp cứu tới nơi, ông đã tạm thời thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Tại phòng hồi sức cấp cứu, bác sĩ có hỏi người nhà: “Ai đã vỗ vào lõm khuỷu tay của bệnh nhân?”

Sau khi được người nhà thuật lại tình hình lúc đó, vị bác sĩ này nói: “Vỗ vào đây là đúng, vừa có thể ngăn chặn tắc mạch máu, lại vừa có tác dụng khai thông huyết mạch. Nếu không, chỉ e rằng xe cứu thương chưa kịp tới, tình huống xấu đã xảy ra”.

Ngan ngua benh tim mach va huyet ap nho vo manh khuyu tay

Vì sao có thể ngừa bệnh tim mạch và giảm huyết áp nhờ vỗ mạnh khuỷu tay mỗi ngày?

Kỳ thực, đây là cách cấp cứu đã được cổ nhân Trung Hoa vận dụng từ ngàn đời xưa. Trung y có câu: “Hàn ngưng trí ứ, huyết đi chịu trở”, đại ý là “lạnh khiến cho máu huyết ứ đọng và khó lưu thông”. Máu huyết trong cơ thể con người có cơ chế tương tự như dầu đậu phộng. Điều đó có nghĩa là các cục máu đông sẽ có dạng kết tủa lúc nhiệt độ hạ xuống dưới mức trung bình và tan trở lại khi nhiệt độ tăng lên.

Nếu bạn thúc đẩy “sự tuần hoàn năng lượng làm gia tăng sự lưu thông máu” thì cơ thể sẽ tự động ấm lên và khiến các bệnh về tim mạch không có cơ hội hoành hành. Bởi vì màng ngoài tim và các mạch tại khuỷu tay liên kết trực tiếp với nhau.

Bạn vỗ mạnh vào chỗ lõm tập trung năng lượng này sẽ khiến “tính dương tăng”, làm thông thoáng các mạch máu, giúp cơ thể ấm lên và đổ mồ hôi bài tiết chất độc. Mọi nguy cơ mắc bệnh tim mạch đều được giảm bớt rồi từ từ bị loại bỏ. Phương pháp trị liệu này được gọi là “làm tan ứ huyết”.

Lưu ý:

- Không cần học qua khóa đào tạo kỹ thuật nào, bất kì ai cũng dễ dàng thực hiện biện pháp đơn giản này.

- Sau khi vỗ mạnh mà thấy xuất hiện vết bầm tím ở khuỷu tay thì bạn cần tiếp tục vỗ cho đến khi nó chuyển sang màu đỏ mới được ngừng lại (vết bầm tím nơi khuỷu tay sau khi vỗ mạnh báo cho bạn về nguy cơ mắc bệnh tim của bản thân).

- Vỗ vào chỗ lõm trên khuỷu tay hằng ngày sẽ làm giảm tần xuất tái phát các cơn đau tim, ngăn chặn nguy cơ bị bệnh tim mạch từ trong trứng nước và làm giảm huyết áp.

T/H

Theo tạp chí Sống Khỏe

Từ khóa » Cách Vỗ Khuỷu Tay