Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điện - Điện Tử Học Những Gì? Ra Trường ...

Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông. Đời sống công nghệ hiện đại không thể thiếu sự hiện diện của các thiết bị điện và điện tử, theo đó, Kỹ thuật điện – điện tử luôn là một ngành học quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử học những gì? Ra trường làm gì?

Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì?

Điện có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống hiện đại ngày nay. Hay nói một cách dễ hình tượng hơn, không có điện thì không thể sản xuất, không thể sinh hoạt, buôn bán được.

Ngành điện rộng lớn đến mức người ta đã phân ra nhiều chuyên ngành như ngành điện công nghiệp, ngành điện lạnh, ngành điện điện tử… Ngành nào cũng có vai trò quan trọng cho sự hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Như đã biết ngành điện công nghiệp tham gia giải quyết vấn đề truyền tải điện, phân phối điện… trong một mạng lưới rộng lớn. Thì ngành điện điện tử đảm nhiệm vai trò khai thác và sử dụng nguồn điện theo mục đích cụ thể hơn.

Nhà máy cần điều khiển một loạt công tắc đóng mở theo yêu cầu, hệ thống máy cần thay đổi tốc độ liên tục theo từng quy trình sản xuất, thang máy cần có sự tác động của hệ thống điện và điện tử để hoạt động trơn tru, các bóng điện cần tắt mở tự động… là một vài ví dụ dễ hình dung mà ngành điện điện từ tham gia giải quyết.

Hiện nay các nhà máy đều hướng đến việc điều khiển các máy móc bằng tín hiệu điện, và cố gắng tự động hóa điều khiển máy móc. Xây dựng nên các hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và điều khiển dòng điện đến các thiết bị là công việc của ngành điện điện tử.

Và xây dựng được một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện để điều khiển hầu hết mọi thiết bị là cơ sở cho hiện đại hóa nhà máy, hiện đại hóa đời sống, và hiện đại hóa nền công nghiệp.

Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Điện – Điện tử trong xã hội hiện nay và tương lai: “Khát” về nhu cầu lao động

Nhu cầu nhân lực ngành kỹ sư điện tăng cao do sự gia tăng nhu cầu năng lượng điện, sự phát triển của các hệ thống truyền thông âm thanh và hình ảnh và tự động hóa trong ngành công nghiệp.

Tại Úc, kỹ sư điện là một trong những nghề có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua với tỷ lệ tăng trưởng lên đến 7,4% so với mức 7 % chung của tất cả các ngành. Kỹ sư điện tại Úc chủ yếu làm những công việc toàn thời gian với thời gian làm việc trung bình là 39,2 giờ/tuần (các ngành nghề khác là 40,9/tuần) và thu nhập trước thuế là là $ 2.000 (tương đương 43 triệu VND/tuần). (Nguồn: Joboutlook.gov.au)

Tại Mỹ, nghề kỹ sư điện chiếm hai phần ba (trên tổng số 1,6 triệu) lực lượng lao động kỹ thuật của Mỹ. (Nguồn: www.forbes.com)

Tại Ấn Độ, nhu cầu nhân lực Kỹ sư điện khá cao. Trong những năm gần đây, khắp nơi ở Ấn Độ nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh, điều này đem đến nhiều cơ hội cho các kỹ sư điện. Mức lương trung bình của một kỹ sư điện ở Ấn Độ khoảng 453,235 Rupi mỗi năm

Các kỹ sư có thể làm việc trong các nhà máy điện nguyên tử, hoặc các nhà máy nhiệt điện. Cơ hội việc làm là phong phú từ công ty tư nhân đến nhà nước như đường sắt, hàng không dân dụng, các công ty tiện ích, thiết kế và tư vấn, các công ty điện và tất cả các ngành công nghiệp sản xuất. (theo www.plancessjee.com)

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, tại Việt Nam, các ngành thuộc lĩnh vực tiêu dùng nhanh (FMCG), công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến và phụ trợ, dệt may, xây dựng, vận tải và nông sản xuất khẩu sẽ rất phát triển.

Hiện nay, đời sống công nghệ hiện đại không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là tất cả mọi nơi có con nguời, các nhà máy đều đang hướng đến tự động hóa điều khiển máy móc thông qua các hệ thống điều khiển theo đó nhu cầu nhân lực ngành Điện- điện tử sẽ tăng cao.

Vì vậy, cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học những nhóm ngành Điện – Điện tử là rất cao.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử học những gì?

Trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kỹ thuật điện, điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng, có hiểu biết về các nguyên lý mạch điện cơ bản, có kỹ năng thực hành thao tác công nghệ.

Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện lạnh, điện mặt trời, thiết kế vi mạch, điều khiển hệ thống, thiết kế nhà thông minh, robotic, kỹ thuật truyền thông mã hóa, số hóa, lập trình vi điều khiển, hệ thống nhúng…

Có thể đảm đương các công việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện tử công nghiệp như: thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ, tổ chức và quản lý từng công đoạn sản xuất…

Nắm được kiến thức cơ bản về an toàn lào động, vệ sinh công nghiệp, về tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế trong xí nghiệp. Có khả năng thích ứng với thay đổi của công nghệ, khả năng tự học. Có lòng yêu nghề, say mê nghề nghiệp. Có tác phong công nghiệp. Lao động có ý thức tự giác, có kỷ luật, có kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ngoài ra, sinh viên được chú trọng rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp, làm việc nhóm,…

Kiến thức và khả năng sau khi học ngành Điện – Điện tử:

* Sử dụng thành thạo các dụng cụ phục vụ cho nghề nghiệp điện – điện tử và điện lạnh; Sử dụng thành thạo các phần mềm kỹ thuật để vẽ các bản vẽ chuyên ngành và bốc tách khối lượng thi công thực tế

* Tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống cung cấp điện – điện tử và điện lạnh trong dân dụng và công nghiệp.

* Lập trình hệ thống điều khiển tự động bằng PLC, vi điều khiển; Vận hành bảo dưỡng và đề xuất phương án sửa chữa cải tiến hệ thống điện – điện tử, tự động hóa trong sản xuất an toàn và hiệu quả.

* Đạt trình độ tin học tương đương trình độ B, sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành điện – điện tử như thiết kế hệ thống điện chiếu sáng, điện công nghiệp, điện lạnh, thiết kế mạch điện tử, PLC, Auto card, Or Cad, …

Cơ hội việc làm của ngành Điện – Điện tử:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại:

* Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử, các hệ thống điều khiển bằng điện tử tại các cơ quan, tổ chức, nhà máy, công ty, xí nghiệp

* Cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử.

* Chuyên viên về nghiên cứu, thiết kế, phát triển các giải pháp công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện tử

* Cán bộ kỹ thuật, tư vấn kinh doanh các sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử.

* Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty thiết kế vi mạch, công ty điện tử …

* Nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.

* Làm việc cho Công ty Bưu chính viễn thông, các công ty dịch vụ viễn thông, tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc …

* Quản trị hệ thống điện, điện lạnh tại các doanh nghiệp, trường học, công ty sản xuất và trung tâm thương mại;

* Các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, điện tử như lắp ráp âmly, điện thoại, máy tính, công ty sản xuất thang máy, băng chuyền …

* Các công ty thương mại về kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện lạnh

* Ngoài ra sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ Thuật Điện – Điện tử tại Cao đẳng Bách khoa hoàn toàn có khả năng tự mở tiệm, doanh nghiệp mua bán, thiết kế, thi công và sửa chữa các hệ thống điện chiếu sáng, điện lạnh, điện tử … do chính mình làm chủ.

Điểm mạnh của ngành Điện – Điện tử ở Cao đẳng Bách Khoa:

* Là ngành được trường Cam kết đảm bảo việc làm đúng ngành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trên giấy tờ với mức lương cao và ổn định.

* Có đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và năng động.

* Có nhiều chương trình hợp tác với các trường đại học có uy tín trong vào ngoài nước.

* Có mối quan hệ chặt chẻ với doanh nghiệp.

* Có chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 95% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề được đào tạo.

* Trang bị các phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại được cung cấp bởi các nhà cung cấp danh tiếng ở các nước tiên tiến (sMỹ, Nhật, Đức,…) như: Lập trình PLC, lập trình vi điều khiển, điều khiển khí nén, thực hành kỹ thuật số, thực hành cung cấp điện, trang bị điện …

Thông tin liên hệ

Trường cao đẳng Bách Khoa Việt Nam

Hotline: 0964094899 / 0384236899

Từ khóa » điện Học Những Gì