Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điện - Điện Tử - Trang Tuyển Sinh

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử hiện đang giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Chính vì thế, cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn luôn rộng mở đối với những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường.

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử có tên tiếng Anh là Electrical and Electronic Engineering Technology. Đây là ngành chuyên nghiên cứu và áp dụng những vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông. 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử có liên quan tới rất nhiều lĩnh vực như: sản xuất, truyền tải, phân phối, biến đổi và sử dụng điện năng, triển khai áp dụng kỹ thuật công nghệ vào lĩnh vực kỹ thuật điện cho các máy móc thiết bị, các dây chuyền sản xuất trong nhà máy xí nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và giải phóng sức lao động trực tiếp cho con người.  

Sinh viên theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử sẽ được hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán các vấn đề thực tế trong công trình công nghiệp và dân dụng. Vận hành, lắp đặt, thi công các công trình điện, điện tử, điện tự động tại các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp và dân dụng. 

HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Với cơ hội việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử đa dạng như hiện nay thì sinh viên mới tốt nghiệp ra trường sẽ không khó để có thể tìm được một công việc phù hợp với bản thân. Cụ thể là các bạn có thể lựa chọn những công việc như:

  • Cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài hoặc các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật điện.
  • Có khả năng tự khởi nghiệp, tư vấn, cung cấp các giải pháp trong  lĩnh vực ứng dụng Kỹ thuật Điện vào sản xuất và đời sống.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
  • Nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử.
  • Chuyên viên nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc.
  • Chuyên viên tư vấn thiết kế tại xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng.
  • Chuyên viên kỹ thuật vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp…

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ

Mức lương ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử đối với những người đã có tay nghề và có kinh nghiệm làm việc nhưng không thành thạo tiếng Anh thương mại sẽ dao động trong khoảng từ 7 – 9 triệu đồng mỗi tháng.

Một số doanh nghiệp lớn sẽ có thể trả cho nhân viên của mình một mức lương hậu hĩnh khoảng 12 triệu đồng/tháng. Đối với những người có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt thì mức lương trên 20 triệu đồng/tháng không phải là một điều xa vời.

MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN

Mã ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử: 7510301

– Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • Khối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • Khối A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
  • Khối B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • Khối C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử: Cơ hội việc làm cao
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử: Cơ hội việc làm cao

 

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử. Điều này sẽ khiến cho các bạn có thêm nhiều sự lựa chọn về môi trường học tập của bản thân. Cụ thể là các bạn có thể tham khảo phương án tuyển sinh của các trường đại học sau đây:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định)
  • Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  •  Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc ĐH Thái Nguyên)
  • Đại học Dân lập Phương Đông
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Dân lập Hải Phòng
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Vinh

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
  • Đại học Tây Đô
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương

Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử năm 2020 của các trường đại học dao động trong khoảng 15 – 24.75 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về điện – điện tử và khối  kiến thức chuyên sâu để có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện – điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện.

Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử chi tiết

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ

Để học tập và thành công khi làm việc trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử thì bạn cần hội tụ những tố chất và kỹ năng sau:

  • Kỹ năng tin học;
  • Kỹ năng về ngoại ngữ;
  • Có kỹ năng phát hiện, xử lý nhanh vấn đề chuyên ngành;
  • Kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành;
  • Kỹ năng làm việc nhóm;
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin tốt;
  • Khả năng kiên trì, ham học hỏi;
  • Có sự năng động, sáng tạo trong công việc;
  • Có sự đam mê khoa học.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Từ khóa » Bằng Kỹ Sư Công Nghệ Kỹ Thuật điện điện Tử