Ngành Công Nghệ May Là Gì? Học ở đâu, Ra Trường Làm Những ...
Có thể bạn quan tâm
Ngành công nghệ may là gì? Học ở đâu, ra trường làm những gì? Đây là những câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang thắc mắc, và muốn tìm hiểu rõ hơn trước khi chọn ngành này để được đào tạo trong tương lai. Vậy để trả lời được các câu hỏi trên, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo một số thông tin cơ bản dưới đây.
- Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ
- Kinh doanh gì trong và sau dịch giúp thu được LỢI NHUẬN CAO
- I. Tìm hiểu về ngành công nghệ may
- 1. Ngành công nghệ may là gì?
- 2. Công nghệ may thi khối gì?
- II. Ngành công nghệ may học trường nào?
- 1. Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- 2. Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
- 3. Đại học Công nghiệp Hà Nội
- 4. Đại học SP Nghệ thuật Trung ương Hà Nội
- 5. Đại học Bách Khoa TP.HCM
- 6. Đại học Công nghệ TP. HCM
- 7. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- 8. Đại học Công nghiệp TP.HCM
- 9. Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM
- 10. Danh sách các trường Cao đẳng đào tào ngành công nghệ may
- III. Chương trình đào tạo ngành công nghệ may hệ đại học
- 1. Phần bắt buộc
- 2. Phần tự chọn
- 3. Kiến thức liên ngành
- 4. Các môn học MOOC (Massive Open Online Cources):
- IV. Ngành công nghệ may ra trường làm gì?
- 1. Ngành công nghệ may ra trường làm gì?
- 2. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành công nghệ may
I. Tìm hiểu về ngành công nghệ may
1. Ngành công nghệ may là gì?
Ngành công nghệ may là một ngành giúp con người có thể thỏa mãn được nhu cầu ăn mặc, thời trang. Và thông qua ngành công nghệ may để có thể tạo ra được loại trang phục hiện đại, có tính thẩm mỹ và giúp đảm bảo về sản lượng sản xuất.
Hiện nay, may mặc là nhu cầu thiết yếu của con người. Và đây là một ngành nghề quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế của đất nước. Không những vậy, đây còn là một ngành nghề có khả năng cạnh trạnh cao với các nước trên thế giới. Vậy nên, nước ta rất chú trọng trong việc đào tạo ra những nhân tài đang theo học ngành công nghệ may.
Khi học, sinh viên sẽ được dạy nhiều kiến thức liên quan đến ngành nghề này. Bên cạnh đó, trong khi học sinh viên còn được thực hành từ cơ bản đến nâng cao các kỹ thuật may vá và thiết kế thời trang. Những phần học trong ngành công nghệ may khác giúp bổ trợ toàn diện hơn như: Kỹ năng triển khai sản xuất công nghiệp, thêu vi tính, quản lý sản xuất ngành may, hay khả năng thực hành thiết kế đồ họa trên máy vi tính.
Nếu bạn là người sắp sửa bước vào ngưỡng cửa đại học, và đang yêu thich ngành công nghệ may, hãy tập trung ôn tập các môn học sau để có thể thi được điểm đầu vào tốt nhất.
2. Công nghệ may thi khối gì?
Tùy theo mỗi trường, sẽ đưa ra các tổ hợp môn học khác nhau, cũng như có nhiều khối khác nhau để tham dự thi cử. Để thi vào ngành công nghệ may, bạn có thể chọn khối thi và các môn học tương ứng:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- C01: Toán, Văn Lý
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa Anh
- D90: Toán, KHTN, Anh
- H00: Văn, Hình họa, Trang trí
- H01: Toán, Hình họa, Trang trí
II. Ngành công nghệ may học trường nào?
Để tham gia học ngành công nghệ may, các bạn sinh viên trong tương lai có thể có nhiều sự lựa. Mỗi nơi sẽ đưa các mức điểm chuẩn và các đặc điểm khác nhau. Để tìm hiểu trường học nào phù hợp với điều kiện của bản thân, các bạn có thể tham khảo các trường đào tạo sau đây.
1. Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- Năm 2019:
- Khối dự thi: A00, A01, D07, B00
- Xét điểm thi: 16 điểm
- Xét điểm học bạ: 21 điểm
- Năm 2020:
- Khối dự thi: A00, A01, B00, D01
- Xét điểm thi: 16 điểm
- Xét điểm học bạ: 21 điểm
- Năm 2021:
- Khối dự thi: A00, A01, B00, D01
- Xét điểm thi: 17.5 điểm
- Xét điểm học bạ: 20 điểm
2. Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
- Năm 2019:
- Khối dự thi: A00, A01, C01, D01
- Xét điểm thi: 17.5 điểm; 14.5 cơ sở Nam Định
- Năm 2020:
- Khối dự thi: A00, A01, C01, D01
- Xét điểm thi: 16 điểm
- Năm 2021:
- Khối dự thi: A00, A01, C01, D01
- Xét điểm thi: 19.25 điểm
3. Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Năm 2019:
- Khối dự thi: A00, A01, D01
- Xét điểm thi: 20.75 điểm
- Năm 2020:
- Khối dự thi: A00, A01, D01
- Xét điểm thi: 22.8 điểm
- Năm 2021:
- Khối dự thi: A00, A01, D01
- Xét điểm th: 24 điểm
4. Đại học SP Nghệ thuật Trung ương Hà Nội
- Năm 2019:
- Khối dự thi: H00, A00, D01
- Xét điểm thi: 17 điểm. H00: 27 điểm
- Năm 2020
- Khối dự thi: H00
- Xét điểm thi: 28 điểm
- Năm 2021:
- Khối dự thi: H00, A00, D01
- Xét điểm thi: 18 điểm, H00: 27 điểm
5. Đại học Bách Khoa TP.HCM
- Năm 2019:
- Khối dự thi: A00, A01
- Xét điểm thi: 21 điểm
- Năm 2020:
- Khối dự thi: A00, A01
- Xét điểm thi: 23.5 điểm
- Năm 2021:
- Khối dự thi: A00, A01
- Xét điểm thi: 22 điểm
6. Đại học Công nghệ TP. HCM
- Năm 2019:
- Khối dự thi: A00, A01, C01, D01
- Xét điểm thi: 16 điểm
- Năm 2020:
- Khối dự thi: A00, A01, C01, D01
- Xét điểm thi: 18 điểm
- Năm 2021:
- Khối dự thi: A00, A01, C01, D01
- Xét điểm thi: 18 điểm
7. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Năm 2019:
- Khối dự thi: A00, A01, D01, D90
- Xét điểm thi: 21.1 điểm
- Năm 2020:
- Khối dự thi: A00, A01, D01, D90
- Xét điểm thi: 24 điểm
- Năm 2021:
- A00: 19.25 điểm: Hệ chất lượng cao tiếng Việt
- A01, D01, D90: 19.75 điểm: Hệ chất lượng cao tiếng Việt
- A00: 24.5 điểm: Hệ đại trà
- A01, D01, D90: 25 điểm: Hệ đại trà
8. Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Năm 2019:
- Khối dự thi: A00, C01, D01, D90
- Xét điểm thi: 18 điểm
- Năm 2020:
- Khối dự thi: A00, C01, D01, D90
- Xét điểm thi: 18 điểm
- Năm 2021:
- Khối dự thi: A00, C01, D01, D90
- Xét điểm thi: 20.25 điểm
9. Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM
- Năm 2019:
- Khối dự thi: A00, A01, D01, D07
- Xét điểm thi: 16.5 điểm
- Năm 2020:
- Khối dự thi: A00, A01, D01, D07
- Xét điểm thi: 17 điểm
- Xét học bạ: 19 điểm
- Năm 2021:
- Khối dự thi: A00, A01, D01, D07
- Xét điểm thi: 17 điểm
- Xét học bạ: 19 điểm
10. Danh sách các trường Cao đẳng đào tào ngành công nghệ may
Ngoài các trường đào tạo hệ đại học, các bạn có thể tham khảo thêm một số trường Cao đẳng đào tạo ngành công nghệ may khác trong nước. Thời gian đào tạo là 3 năm, và điểm đầu vào chủ yếu được xét từ học bạ.
- Cao đẳng Công thương TP.HCM
- Cao đẳng Công thương TP.HCM
- Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – Vinatex TP.HCM
- Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật trung ương
- Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
- Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng
Xem thêm: Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam
III. Chương trình đào tạo ngành công nghệ may hệ đại học
1. Phần bắt buộc
a. Kiến thức giáo dục đại cương
- Những NLCB của CN Mác – Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của ĐCSVN
- Pháp luật đại cương
- Toán 1
- Toán 2
- Đồ họa ứng dụng (CNM)
- Thống kê toán học cho kỹ sư
- Vật lý đại cương 1
- Vật lý đại cương 2
- Thí nghiệm vật lý 1
- Hoá học cho kỹ thuật
- Nhập môn ngành
- Giáo dục thể chất 1
- Giáo dục thể chất 2
- Giáo dục thể chất 3
- Giáo dục quốc phòng
b. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành
- Thiết bị may CN & bảo trì
- Hệ thống cỡ số trang phục
- Nguyên phụ liệu may
- Công nghệ SX ngành may
Kiến thức chuyên ngành (Cho các môn học lý thuyết và thí nghiệm)
- Kỹ thuật may cơ bản
- Thiết kế trang phục nam CB
- Thiết kế trang phục nữ CB
- Thiết kế trang phục nữ NC
- Thiết kế trang phục nam NC
- Chuẩn bị sx ngành may
- Quản lý chất lượng TP
- Quản lý SX ngành may
- Quản lý đơn hàng ngành may
- Lập kế hoạch ngành may
- Công nghệ CAD ngành may
- Đồ án công nghệ
- Đồ án thiết kế
- Chuyên đề thực tế (CNM)
Kiến thức chuyên ngành (Các môn học thực hành xưởng, thực tập công nghiệp)
- TH Thiết kế trang phục nam CB
- TH Thiết kế trang phục nữ CB
- TH Thiết kế trang phục nữ NC
- TH Thiết kế trang phục nam NC
- TH chuẩn bị sx ngành may
- TH Công nghệ CAD ngành may
- Thực tập tốt nghiệp
Tốt nghiệp:
- Khóa luận tốt nghiệp
2. Phần tự chọn
a. Kiến thức giáo dục đại cương
- Tin học dành cho kỹ sư
b. Khối kiến thức các môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội – nhân văn (Sinh viên chọn 6 tín chỉ trong các môn học dưới đây. Mỗi môn là 2 tín chỉ)
- Kinh tế học đại cương
- Nhập môn quản trị chất lượng
- Nhập môn Quản trị học
- Nhập môn Logic học
- Cơ sở văn hoá Việt Nam
- Nhập môn Xã hội học
- Tâm lý học kỹ sư
- Tư duy hệ thống
- Kỹ năng học tập đại học
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch
- Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
c. Kiến thức các môn học thuộc nhóm khác (Chọn 1 trong 2 môn dưới đây)
- Nguyên liệu dệt
- Thẩm mỹ học
d. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (Chọn 2 trong các môn học sau)
- Quản lý kho
- Anh văn chuyên ngành
- Mỹ thuật trang phục
- Công nghệ hoàn tất vải
- Thêu vi tính
- Vật liệu dệt thông minh
e. Kiến thức chuyên ngành (Chọn 8 tín chỉ các môn học theo chuyên ngành)
- Thiết kế trang phục bảo hộ lao động
- Thiết kế trang phục công sở
- Thiết kế trang phục cưới
- Thiết kế Jacket, traincoat
- Thiết kế trang phục lót, áo tắm
- Thiết kế thời trang trên Dressform
- Thiết kế nón túi xách
- Thiết kế giày
- Thiết kế nhà xưởng & lắp đặt thiết bị
- Cải tiến sản xuất ngành may
- Tự động hóa các quá trình sản xuất ngành may
- Quản trị thương hiệu trang phục
- Công nghệ in – thêu
- Công nghệ Wash sản phẩm may
- Quản lý sản xuất trên máy tính
- Công nghệ sản xuất hàng dệt kim
3. Kiến thức liên ngành
Sinh viên có thể chọn 6 tín chỉ liên ngành để thay thế cho các môn học chuyên ngành trong phần tự chọn.
- Nền tảng thiết kế thời trang
- Vẽ minh họa thời trang cơ bản
- Kế hoạch khởi nghiệp
- Quan hệ quản trị khách hàng
- Giao tiếp trong KD
- Marketing hàng may mặc
- Xuất nhập khẩu hàng may mặc
- Đàm phán KD hàng may mặc
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Tâm lý học kinh doanh
4. Các môn học MOOC (Massive Open Online Cources):
Nhằm tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, sinh viên có thể tự chọn các khóa học online đề xuất trong bảng, để xét tương đương với các môn học có trong chương trình đào tạo:
- Thiết kế trang phục nam CB
- Thiết kế trang phục nữ CB
IV. Ngành công nghệ may ra trường làm gì?
1. Ngành công nghệ may ra trường làm gì?
Đây là một ngành học khá hot hiện nay, và dường như khi ra trường có rất nhiều việc làm để lựa chọn, điển hình là các công việc sau:
a. Quản lý chất lượng
Là một người được trang bị đầy đủ tất cả các kiến thức về ngành công nghệ may, nên ngoài việc may vá hay thiết kế, bạn có thể đánh giá được chất lượng của các sản phẩm may mặc được tạo ra. Đây là một công việc rất quan trọng trong các xưởng may mặc, hay của các công ty thời trang. Việc đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, sẽ giúp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp. Và từ đó còn giúp các sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng hoàn hảo nhất.
b. Giám sát quy trình sản xuất
Đối với các sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ may mới ra trường, thì vị trí giám sát quy trình sản xuất dường như hơi khó. Nhưng khi làm việc trong một thời gian dài, và có đầy đủ kinh nghiệm, thì các bạn có thể trở thành một người giám sát quy trình sản xuất tài giỏi.
Đây là một công việc rất quan trọng trong quy trình sản xuất may mặc. Người giám sát sẽ phải quản lý từ những khâu cơ bản nhất, cho đến khâu hoàn thiện sản phẩm. Sự thống nhất này sẽ giúp cho các sản phẩm được tạo ra chất lượng và hoàn thiện hơn.
c. Thiết kế thời trang
Thiết kế thời trang là một ngành nghề rất khả quan, cũng như giúp bạn thu lại được nhiều thu nhập. Học ngành công nghệ may, bạn có thể hoàn toàn trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp. Bạn có thể làm nghề tự do, hoặc trở thành những nhà thiết kế chuyên nghiệp của các công ty thời trang.
Khi làm công việc này, bạn phải tự mình sáng tạo và thiết kế ra các bộ trang phục khác nhau. Và chúng phải hợp thời trang, cũng như phù hợp với đúng nhu cầu của đơn hàng, hay người tiêu dùng. Đây là một công việc tốn rất nhiều trí tuệ và sự kiên trì của bạn. Ngoài ra, bạn cần phải nắm bắt được các xu thế mới về thời trang, để từ đó tạo ra các bộ trang phục đẹp nhất.
d. Các công việc khác
Ngoài 3 công việc chính trên, các bạn sinh viên ngành công nghệ may có thể chọn một trong những ngành nghề sau, đảm bảo phù hợp với những gì đã được đào tạo tại trường học. Từ đó phát huy được khả năng, cũng như năng lực của bản thân trong công việc.
- Định mức giá cho sản phẩm
- Chỉ đạo kỹ thuật, công tác chuẩn bị sản xuất.
- Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
- Làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phòng phát triển mẫu.
- Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may.
- Dẫn dắt một bộ phận nhỏ trong ngành may.
- Tự mở nhà xưởng hoặc tiệm may.
2. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành công nghệ may
a. Về mức lương
Đối với ngành công nghệ may, mức lương giao động rất nhiều, vì chúng phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như vị trí của công việc. Tại các xưởng may, mức lương mà doanh nghiệp sẽ trả từ 8 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Tuy nhiên, một sinh viên ngành công nghệ may khi mới ra trường sẽ nhận được thu nhập thấp nhất là 5 triệu đồng. Đây là mức lương cơ bản mà doanh nghiệp sẽ trả cho vị trí cơ bản nhất là thợ may.
Mặc dù vị trí thợ may không cần sử dụng đến bằng đại học, hay cao đẳng, nhưng nếu có sự phấn đấu thì nơi làm việc sẽ cân nhắc, và đưa người có năng lực cũng như có bằng cấp lên một vị trí cao hơn. Từ đó sẽ giúp cải thiện được mức thu nhập đang có.
b. Cơ hội nghề nghiệp
Ngành công nghệ may là một ngành mũi nhọn hiện nay, vậy nên hầu như tất cả các tỉnh hay thành phố đều có nhiều doanh nghiệp hoạt động về ngành dệt may. Đây chính là lợi thế cũng như là cơ hội để sinh viên ra trường có đất dụng võ hơn. Không những vậy, một doanh nghiệp dệt may khi mở ra thường có quy mô rất lớn, nên sẽ giúp cho sinh viên dễ xin được việc hơn.
Ngoài sự lựa chọn làm cho một doanh nghiệp, thì người tốt nghiệp ngành công nghệ may còn có thể tự mình tạo ra thu nhập. Chỉ với nguồn vốn nhỏ, bạn có thể mở một tiệm may nhỏ để may trang phục cho khách hàng. Mặc dù thời trang nhanh đang dần chiếm lĩnh thị trường, nhưng mọi người vẫn muốn sở hữu những mẫu mã độc đáo và có những loại trang phục vừa vặn với kích thước của bản thân hơn.
Xem thêm:
- Ngành bảo hộ lao động là gì? Học ở đâu, ra trường làm những gì?
- 4 phương thức sản xuất ngành dệt may: CMT – OEM/FOB – ODM – OBM
Ngành công nghệ may có thể nói là một ngành học đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hơn. Vì cơ hội tạo ra nhiều công việc, cũng như giúp cho các bạn thích thời trang thỏa mãn được niềm đam mê của mình. Vậy nên, nếu các bạn trẻ đang hướng đến thời trang may mặc, hãy chọn ngành công nghệ may để học nhé. Chúc các bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm:
Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ
Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]
3 Bình luận
06 Th10Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam
Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]
5 Bình luận
22 Th9Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy
Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]
7 Bình luận
09 Th8In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]
12 Bình luận
07 Th8Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay
In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]
10 Bình luận
07 Th8In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt
Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]
8 Bình luận
07 Th8Từ khóa » Dệt May Thời Trang Ra Trường Làm Gì
-
Ngành Công Nghệ Dệt, May (Công Nghệ May) Là Gì? Ra Trường Làm Gì?
-
HỌC CÔNG NGHỆ MAY?NGÀNH MAY THỜI TRANG LÀ GÌ?[VIỆC ...
-
Học Công Nghệ May Ra Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm Ngành Này Ra Sao?
-
Ngành Công Nghệ Dệt, May Ra Làm Gì? Việc Làm Lương Cao Trong Tầm ...
-
Ngành Kinh Doanh Thời Trang Và Dệt May Là Gì? Học Kinh Doanh Thời ...
-
Ngành Kỹ Thuật Dệt May Là Gì? Học Gì? Làm Gì? - Hướng Nghiệp GPO
-
Công Nghệ May Là Gì? Ra Trường Làm Việc ở đâu?
-
Ngành Kỹ Thuật Dệt May Là Gì? - Học Gì? - Làm Gì?
-
Thông Tin Về Ngành Công Nghệ May Và Thời Trang (Hệ Trung Cấp)
-
NGÀNH MAY THỜI TRANG, THIẾT KẾ THỜI TRANG CÓ GÌ HẤP DẪN
-
Ngành Công Nghệ May Học Gì Và Làm Gì?
-
7 Ngành Công Nghệ Dệt, May Ra Làm Gì? Việc Làm Lương Cao ...
-
Ngành Công Nghệ Dệt May - Trang Tuyển Sinh
-
Cơ Hội Việc Làm Sau Khi Học Ngành Công Nghệ May Của Trường ...