Ngành Công Nghệ Sinh Học Và Những điều Bạn Cần Biết - TrangEdu
Có thể bạn quan tâm
Công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực khoa học tiên tiến và phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho các bạn những thông tin quan trọng về ngành công nghệ sinh học, giúp bạn hiểu rõ hơn và cân nhắc lựa chọn có thể theo đuổi ngành nghề này hay không.
1. Ngành Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực đầy hứa hẹn và đang phát triển mạnh mẽ, có liên quan đến việc áp dụng các phương pháp khoa học, kỹ thuật vào sinh vật sống để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. Điều này bao gồm kết hợp các chất liệu, các tế bào và các phần tử của chúng để phát triển các ứng dụng mới và cải thiện cho các sản phẩm.
Ngành Công nghệ sinh học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ những thí nghiệm đầu tiên với DNA vào giữa thế kỷ XX. Với sự phát triển của các kỹ thuật gen và sinh học phân tử, công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu, đóng góp vào các lĩnh vực như y học, nông nghiệp và môi trường.
Công nghệ sinh học không chỉ là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nó còn là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Từ việc phát triển các loại thuốc mới tới cải tiến gen của các loại cây trồng, công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề y tế và môi trường toàn cầu.
2. Các chuyên ngành chính của công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều chuyên ngành và ứng dụng khác nhau. Các chuyên ngành chính của công nghệ sinh học đã và đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.
Sự đa dạng và tính đổi mới của ngành đã tạo điều kiện cho nó trở thành một phần không thể thiếu của xã hội.
Dưới đây là một số chuyên ngành chính của công nghệ sinh học:
- Chuyên ngành Công nghệ tế bào
- Chuyên ngành Công nghệ vi sinh
- Chuyên ngành Công nghệ sinh học y dược
- Chuyên ngành Công nghệ mô – công nghệ protein – enzyme và kỹ thuật di truyền
- Chuyên ngành Tin – Sinh học
- Chuyên ngành Công nghệ sinh học thực phẩm
- Chuyên ngành Công nghệ sinh học nông nghiệp
- Chuyên ngành Công nghệ sinh học công nghiệp
- Chuyên ngành Công nghệ sinh học môi trường
3. Các tố chất phù hợp với ngành
Công nghệ sinh học đòi hỏi sự tinh tế, sáng tạo và chuyên môn sâu rộng. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này sẽ cần phải có những tố chất và kỹ năng đặc biệt dưới đây:
- Có kiến thức về sinh học
- Kỹ năng thí nghiệm
- Có tư duy logic và khả năng phân tích
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề
- Có kỹ năng giao tiếp
- Khả năng làm việc nhóm hiệu quả
- Có ý thức đạo đức tốt
- Có trách nhiệm với sự phát triển của xã hội.
4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học của trường Đại học Cần Thơ.
Chi tiết chương trình như sau:
I. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI CƯƠNG |
Học phần điều kiện không tích lũy, bao gồm: |
Giáo dục Quốc phòng và an ninh 1, 2, 3, 4 |
Giáo dục thể chất 1, 2, 3 |
Anh văn căn bản 1, 2, 3 |
Anh văn tăng cường 1, 2, 3 |
Pháp văn cơ bản 1, 2, 3 |
Tin học căn bản |
TT. Tin học căn bản |
Học phần chính, bao gồm: |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Pháp luật đại cương |
Logic học đại cương |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Tiếng Việt thực hành |
Văn bản và lưu trữ học đại cương |
Xã hội học đại cương |
Kỹ năng mềm |
Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp |
Xác suất thống kê B |
Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương |
TT. Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương |
Toán cao cấp C |
Điện và quang đại cương |
TT. Điện và quang đại cương |
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
Sinh học đại cương A1 |
TT. Sinh học đại cương A1 |
Sinh học đại cương A2 |
TT. Sinh học đại cương A2 |
Sinh học phân tử |
TT. Sinh học phân tử |
Hóa phân tích đại cương |
TT. Hóa phân tích đại cương |
Virus học đại cương |
Phương pháp nghiên cứu khoa học – Công nghệ sinh học |
Vi sinh học đại cương |
TT. Vi sinh học đại cương |
Sinh hóa |
TT. Sinh hóa |
Phương pháp phân tích vi sinh vật |
TT. Phương pháp phân tích vi sinh vật |
Cơ sở di truyền học |
TT. Cơ sở di truyền học |
Kỹ thuật phân tích và thiết bị |
TT. Kỹ thuật phân tích và thiết bị |
Sinh lý thực vật B |
TT. Sinh lý thực vật |
Thống kê sinh học |
TT. Thống kê sinh học |
Anh văn chuyên ngành – Công nghệ sinh học |
Pháp văn chuyên môn – Khoa học và công nghệ |
III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Vi sinh học công nghiệp |
TT. Vi sinh học công nghiệp |
Nhập môn công nghệ sinh học |
Thực tế cơ sở – CNSH |
Protein và Enzim học |
TT. Protein và Enzim học |
Tin sinh học |
Công nghệ di truyền |
TT. Công nghệ di truyền |
Báo cáo chuyên đề công nghệ sinh học |
Nuôi cấy mô tế bào thực vật và động vật |
TT. Nuôi cấy mô tế bào thực vật và động vật |
Công nghệ sinh học thực phẩm |
Sinh học miễn dịch |
Công nghệ sinh học trong y dược |
Công nghệ sinh học trong môi trường |
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp |
Vi sinh học y dược |
Chẩn đoán phân tử |
Nấm học |
TT. Nấm học |
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật |
Vi sinh vật nông nghiệp |
Vi sinh học môi trường |
TT. Vi sinh học môi trường |
An toàn trong thực phẩm và môi trường |
Lên men thực phẩm |
TT. Lên men thực phẩm |
Vi sinh học thực phẩm |
TT. Vi sinh học thực phẩm |
Luận văn tốt nghiệp – CNSH |
Tiểu luận tốt nghiệp – CNSH |
Hóa học thực phẩm |
TT. Hóa học thực phẩm |
Công nghệ sinh học trong chọn giống thực vật |
Công nghệ sinh thái |
Bảo tồn đa dạng sinh học |
Sinh học phân tử cây trồng |
Công nghệ sinh học vật nuôi |
Công nghệ sinh học trong thủy sản |
Vi sinh vật gây bệnh cây trồng |
5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học
Có những trường nào đào tạo ngành Công nghệ sinh học?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Công nghệ sinh học cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học |
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc | ||
1 | Đại học Dược Hà Nội | 24.21 |
2 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 18 |
3 | Đại học Phenikaa | 18 |
4 | Đại học Thủy Lợi | 16.05 |
5 | Đại học Lâm nghiệp Việt Nam | 15 |
6 | Đại học Nông lâm Thái Nguyên | 15 |
7 | Đại học Mở Hà Nội | 17.25 |
8 | Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN | 24.05 |
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên | ||
1 | Đại học Bách khoa Đà Nẵng | 23.33 – 23.45 |
2 | Đại học Sư phạm Đà Nẵng | 16.85 |
3 | Đại học Nha Trang | 16 |
4 | Đại học Công nghệ Vạn Xuân | |
5 | Đại học Vinh | 18 |
6 | Đại học Yersin Đà Lạt | 17 |
7 | Đại học Khoa học Huế | 16 |
8 | Đại học Tây Nguyên | 15 |
9 | Đại học Quang Trung | 15 |
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam | ||
1 | Đại học Tôn Đức Thắng | 28.2 |
2 | Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM | 70.83 |
3 | Đại học Cần Thơ | 23.64 |
4 | Đại học Nông lâm TPHCM | 22.25 |
5 | Đại học Công nghiệp TPHCM | 22 |
6 | Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM | 20 |
7 | Đại học Văn Hiến | 16.15 |
8 | Đại học Công nghệ TPHCM | 16 |
9 | Đại học Mở TPHCM | 19.3 |
10 | Đại học Văn Lang | 16 |
11 | Đại học An Giang | 20.95 |
12 | Đại học Nguyễn Tất Thành | 15 |
13 | Đại học Quốc tế Hồng Bàng | |
14 | Đại học Trà Vinh | 15 |
15 | Đại học Tiền Giang | 15 |
16 | Đại học Tân Tạo | 15 |
17 | Đại học Cửu Long | 15 |
18 | Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long | 15 |
19 | Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ | 21.5 |
d. Các trường cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ sinh học | ||
1 | Trường Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ TPHCM | |
2 | Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ Nha Trang | |
3 | Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ | |
4 | Trường Cao đẳng nghề Phú Yên | |
5 | Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt | |
6 | Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản | |
7 | Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc |
7. Các khối thi ngành Công nghệ sinh học
Ngành Công nghệ sinh học có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A02 (Toán, Vật lí , Sinh học)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- Khối A11 (Toán, Hóa học, Giáo dục công dân)
- Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
- Khối A18 (Toán, Khoa học xã hội, Hóa học)
- Khối B02 (Toán, Sinh học, Địa lí)
- Khối B04 (Toán, Sinh học, Giáo dục công dân)
- Khối B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
- Khối C08 (Văn, Hóa học, Sinh)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- Khối D13 (Văn, Sinh học, Tiếng Anh)
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
>> Xem thêm: Các khối xét tuyển đại học, cao đẳng
8. Công việc, mức lương và cơ hội nghề nghiệp
Việt Nam là một trong những quốc gia đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghệ sinh học. Với sự phát triển nhanh chóng, cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành cũng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến của ngành này:
- Nhà nghiên cứu sinh học: Tìm hiểu các cơ chế sinh học và phát triển các sản phẩm công nghệ sinh học.
- Kỹ sư Biotech: Thiết kế, vận hành các quy trình sản xuất liên quan đến sinh học.
- Chuyên viên giám sát chất lượng: Đảm bảo chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn trong sản xuất và nghiên cứu.
- Nhân viên tiếp thị và kinh doanh: Tiếp thị và bán các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Về mức thu nhập, những người mới tốt nghiệp và chưa tích lũy được kinh nghiệm làm việc, mức thu nhập trung bình hàng tháng trong lĩnh vực công nghệ sinh học đạt mức 8 triệu đồng. Đối với những kỹ sư chuyên ngành công nghệ sinh học, mức lương thường rơi vào khoảng 12 đến 20 triệu đồng mỗi tháng, sẽ có khác biệt về trình độ chuyên môn và thâm niên làm việc của từng cá nhân.
Ngành công nghệ sinh học tại Việt Nam đang mở rộng và phát triển, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và mức lương cạnh tranh hơn.
9. Các thách thức và khó khăn của ngành
Vấn đề khó khăn trong lĩnh vực công nghệ sinh học đó là có quá nhiều bạn trẻ vẫn còn mập mờ, băn khoăn không biết việc theo học ngành công nghệ sinh học có thất nghiệp hay không, sau khi tốt nghiệp có thể làm công việc gì.
Chính vì vậy, nguồn nhân lực của ngành công nghệ sinh học tại Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức khác nhau.
Đầu tư và tài trợ
- Việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm là một thách thức lớn.
- Sự hỗ trợ tài chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cũng có thể bị giới hạn.
Quy định và pháp luật
- Các quy định về an toàn, môi trường và chất lượng có thể rất khắt khe, làm tăng chi phí và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
- Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết các vấn đề bằng sáng chế có thể rất phức tạp.
Đào tạo và nhân lực
- Việc tìm kiếm và thu hút chuyên gia có kinh nghiệm và kỹ năng có thể gặp khó khăn.
- Chất lượng đào tạo và chuẩn bị cho thị trường lao động có thể không đồng đều trên khắp các tổ chức và trường học.
Công nghệ và hạ tầng
- Thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết cho nghiên cứu và sản xuất có thể chưa đủ hoặc lạc hậu.
- Việc theo kịp những thay đổi mới mẻ trong công nghệ nhanh chóng cũng là một thách thức, đòi hỏi phải cập nhật liên tục.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về ngành Công nghệ sinh học. Hi vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ có thể lựa chọn ngành học cho tương lai một cách phù hợp.
Từ khóa » Công Nghệ Sinh Học Thi Khối Gì
-
Ngành Công Nghệ Sinh Học Xét Tuyển Những Tổ Hợp Môn Nào?
-
Ngành Công Nghệ Sinh Học Thi Khối Nào, Học Trường Nào Tốt? Học ...
-
Ngành Công Nghệ Sinh Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường đào Tạo
-
Công Nghệ Sinh Học
-
Ngành Công Nghệ Sinh Học Là Gì? Ra Trường Làm Gì? - HIU
-
Top 10 Trường đại Học Có Ngành Công Nghệ Sinh Học Tốt Nhất
-
Tìm Hiểu Ngành Công Nghệ Sinh Học, Mã Ngành Và Khối Thi
-
Công Nghệ Sinh Học - Ngành Học Có Tiềm Năng Việc Làm Lớn
-
Điểm Chuẩn Ngành Công Nghệ Sinh Học Là Bao Nhiêu?
-
Công Nghệ Sinh Học Y Dược Là Gì ... - Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo
-
Ngành Công Nghệ Sinh Học
-
Triển Vọng Khi Học Ngành Công Nghệ Sinh Học - VietNamNet
-
Công Nghệ Sinh Học Y Dược Là Gì? Học Xong Ra Làm Gì?
-
Muốn Học Công Nghệ Sinh Học Thi Khối Nào Là Chuẩn Nhất?