Ngành Địa Lý Tự Nhiên Kỹ Thuật Là Gì? Học ... - Hướng Nghiệp GPO
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, ngành Địa lý tự nhiên là ngành học được nhiều thí sinh xét tuyển quan tâm. Để giúp thí sinh tìm hiểu ngành học hiệu quả, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Địa lý tự nhiên.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Địa lý tự nhiên
Địa lý tự nhiên (Mã ngành: 7440217) là một phân ngành của địa lý chủ, yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyển, sinh quyển, khí quyển và thạch quyển. Nó giúp người ta hiểu sự sắp xếp tự nhiên của Trái đất, khí hậu và các kiểu mẫu hệ thực vật và động vật của nó. Nhiều lĩnh vực của Địa lý tự nhiên sử dụng các kiến thức của địa chất học, cụ thể là trong nghiên cứu về phong hóa và xói mòn.
Chương trình đào tạo ngành Địa lý tự nhiên trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về địa lý học; những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên - môi trường toàn cầu cũng như ở Việt Nam, những kiến thức về tổ chức quy hoạch lãnh thổ, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Theo học ngành này, sinh viên được cung cấp những tri thức về quy luật thành tạo, phát triển và tác động lẫn nhau giữa các địa quyển; sự phân bố, diễn biến của các dạng tài nguyên - môi trường và các ngành kinh tế; những kỹ năng về trắc địa, bản đồ, hệ thống thông tin địa lý và viễn thám. Sinh viên được truyền đạt tri thức và kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa cũng như trong phòng để giải quyết những vấn đề về tự nhiên, tài nguyên và môi trường của một lãnh thổ cụ thể; có khả năng sử dụng các công cụ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, mô hình hoá và sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu, quản lý tài nguyên và môi trường.
2. Các trường đào tạo ngành Địa lý tự nhiên
Các bạn quan tâm có thể tham khảo thông tin của 2 trường Đại học sau đây:
-
- Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
3. Các khối xét tuyển ngành Địa lý tự nhiên
- C00: Văn - Lịch sử - Địa lý
- D10: Toán - Địa lý - Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn - Địa lý - Tiếng Anh
4. Chương trình đào tạo ngành Địa lý tự nhiên
I | Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đến số 12) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 1 |
6 | Tin học cơ sở 3 |
7 | Tiếng Anh A1 |
8 | Tiếng Anh A2 |
9 | Tiếng Anh B1 |
10 | Giáo dục thể chất |
11 | Giáo dục quốc phòng - an ninh |
12 | Kỹ năng mềm |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
13 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
14 | Khoa học Trái đất và Sự sống |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
15 | Đại số tuyến tính |
16 | Giải tích 1 |
17 | Giải tích 2 |
18 | Xác suất thống kê |
19 | Cơ - Nhiệt |
20 | Điện - Quang |
21 | Hóa học đại cương |
22 | Thực hành Vật lý đại cương |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Bắt buộc |
23 | Địa lý học |
24 | Trắc địa và Bản đồ đại cương |
25 | Cơ sở viễn thám và GIS |
26 | Thực tập thiên nhiên |
IV.2 | Tự chọn |
27 | Khoa học môi trường và Biến đổi khí hậu |
28 | Kinh tế sinh thái |
29 | Phương pháp thực địa trong viễn thám |
30 | Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa lý và môi trường biển |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Bắt buộc |
31 | Thạch học và Vỏ phong hoá |
32 | Địa mạo học |
33 | Khí hậu - Thuỷ văn học |
34 | Thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng |
35 | Địa lý và môi trường biển |
36 | Địa sinh vật và Sinh thái cảnh quan |
37 | Thực tập cơ sở địa lý |
38 | Tai biến thiên nhiên |
39 | Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ - lý luận và phương pháp |
40 | Dân số học và địa lý dân cư |
41 | Địa lý Thế giới và khu vực |
42 | Địa lý Việt Nam |
43 | Bản đồ chuyên đề |
44 | Thực tập viễn thám và GIS |
V.2 | Tự chọn |
V.2.1 | Các môn học theo hướng chuyên sâu về: |
V.2.1.1 | Sinh thái Cảnh quan và Môi trường |
45 | Khoa học cảnh quan và ứng dụng |
46 | Kinh tế Môi trường và Kinh tế phát triển |
47 | Phương pháp và công nghệ trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan và môi trường |
48 | Phân loại thực vật và các hệ sinh thái rừng Việt Nam |
V.2.1.2 | Địa mạo và Tai biến thiên nhiên |
49 | Địa mạo ứng dụng |
50 | Địa chất và biến đổi môi trường trong Đệ tứ |
51 | Phương pháp nghiên cứu và lập bản đồ địa mạo |
52 | Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa mạo và tai biến thiên nhiên |
V.2.1.3 | Địa lý và Môi trường biển |
53 | Điạ mạo và địa chất biển |
54 | Sinh thái học biển |
55 | Phương pháp nghiên cứu địa lý và môi trường biển |
56 | Quản lý biển |
V.2.1.4 | Bản đồ - Hệ thông tin địa lý và Viễn thám |
57 | Bản đồ địa hình và Bản đồ số |
58 | Phân tích không gian |
59 | Xử lý ảnh số |
60 | Trực quan hóa địa lý |
V.2.1.5 | Địa nhân văn và Kinh tế sinh thái |
61 | Phương pháp nghiên cứu Địa lý nhân văn |
62 | Địa lý công nghiệp và đô thị |
63 | Địa lý nông nghiệp và kinh tế trang trại |
64 | Địa lý văn hóa và các dân tộc Việt Nam |
V.2.1.6 | Địa lý du lịch và Du lịch sinh thái |
65 | Địa lý du lịch |
66 | Tài nguyên và môi trường du lịch |
67 | Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch |
68 | Địa lý văn hóa và các dân tộc Việt Nam |
V.2.1.7 | Địa lý quy hoạch và Tổ chức lãnh thổ |
69 | Quy hoạch và phát triển vùng |
70 | Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn |
71 | Quy hoạch bảo vệ môi trường |
72 | Ứng dụng viễn thám và GIS trong quy hoạch và tổ chức lãnh thổ |
V.2.2 | Các môn học bổ trợ |
73 | Tài nguyên thiên nhiên |
74 | Cở sở môi trường đất, nước, không khí |
75 | Cơ học chất lỏng |
76 | Quản lý môi trường |
77 | Địa chất môi trường |
VI | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
VI.1 | Thực tập và Niên luận |
78 | Thực tập chuyên ngành |
79 | Niên luận |
VI.2 | Khoá luận tốt nghiệp |
80 | Khóa luận tốt nghiệp |
Các môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp | |
81 | Quản lý và đánh giá tác động môi trường |
82 | Thiết kế và thực hiện dự án viễn thám và GIS |
83 | Địa lý Đô thị |
84 | Địa mạo học trong quản lý đất đai |
85 | Bảo vệ tài nguyên và môi trường đất |
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Địa lý tự nhiên sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Địa lý tự nhiên, bạn có thể đảm nhận một số vị trí công việc sau:
- Cán bộ quản lý nhà nước tại các sở (cấp tỉnh): Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; BQL các Khu kinh tế, Khu công nghiệp…
- Cán bộ quản lý nhà nước tại các phòng (cấp huyện): Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kế hoạch; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
- Cán bộ quản lý đất đai cấp xã/phường/thị trấn.
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý môi trường tại: Các công ty đo đạc; Công ty Môi trường và Công trình đô thị, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm kỹ thuật địa chính; bộ phận quản lý môi trường của các nhà máy, cơ sở sản xuất...
- Cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông.
- Cán bộ điều phối và triển khai dự án về phát triển đô thị, nông thôn, quy hoạch - xây dựng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, các dự án phi chính phủ.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Địa lý tự nhiên. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Đức Anh
Theo tuyensinhso.vn
Từ khóa » địa Lí Tự Nhiên đại Cương Là Gì
-
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG - TaiLieu.VN
-
Địa Lý Tự Nhiên đại Cương 1 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Địa Lí Tự Nhiên đại Cương 1 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Địa Lí Tự Nhiên Là Gì?
-
Địa Lý Tự Nhiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Địa Lí Tự Nhiên đại Cương - Địa Lý - Lê Thanh Long
-
Địa Lí Tự Nhiên đại Cương Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
30 CÂU HỎI VỀ ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG (Có đáp án)
-
[PDF] DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ ...
-
Bản đồ địa Lý đại Cương Là Gì - Bí Quyết Xây Nhà
-
Sách - Địa Lí Tự Nhiên Đại Cương 1: Trái đất Và Thạch Quyển
-
Đề Cương Câu Hỏi địa Lí Tự Nhiên đại Cương
-
Tài Liệu Mai Thuong địa Lý Tự Nhiên đại Cương 3 - Xemtailieu
-
Chương Trình đào Tạo Thạc Sĩ Địa Lí - Khoa Địa Lý