Ngành Diễn Viên Kịch, điện ảnh - Truyền Hình Ra Trường Làm Gì?

Nghề Diễn viên đang là một trong những ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ hiện nay. Vậy, để trở thành một diễn viên nổi tiếng thì cần phải học ngành gì và học ở đâu… là những vấn đề mà nhiều người thắc mắc.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình

Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình (Mã ngành: 7210234) là ngành đào tạo ra những diễn viên, họ là người hóa thân vào các nhân vật và thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác cho nhà hát, xưởng phim, đài phát thanh - truyền hình và các phương tiện truyền thông khác. Họ dùng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng nói, dáng điệu, nét mặt... để biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản đã được viết sẵn thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình...

2. Các trường đào tạo ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội

  • Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung Ương Hà Nội

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP. HCM

3. Các khối xét tuyển ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình

Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình là một ngành học đặc thù về năng khiếu nên các trường đào tạo ngành này thường xét tuyển các môn văn hóa (Văn, Toán) kết hợp với môn thi năng khiếu. Các tổ hợp môn xét tuyển gồm:

  • Khối S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2)
  • Khối S01 (Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2)

4. Chương trình đào tạo ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác - Lênin

12

Tiếng Anh tổng quát 1

2

Kinh tế Chính trị Mác - Lênin

13

Tiếng Anh tổng quát 2

3

Chủ nghĩa Xã hội khoa học

14

Tiếng Anh giao tiếp quốc tế 1

4

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

15

Tiếng Anh giao tiếp quốc tế 2

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

16

Tiếng Anh giao tiếp quốc tế 3

6

Kỹ năng giao tiếp

17

Tiếng Anh giao tiếp quốc tế 4

7

Kỹ năng giao tiếp 2

18

Tin học MOS 1

8

Cơ sở văn hóa Việt Nam

19

Tin học MOS 2

9

Pháp luật đại cương

20

Tư duy sáng tạo

10

Tiếng Việt thực hành

21

Giáo dục thể chất

11

Tâm ký học đại cương

22

Giáo dục quốc phòng

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Lịch sử văn học Việt Nam

11

Phân tích tác phẩm văn học

2

Hình thể 1

12

Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam

3

Tiếng nói sân khấu điện ảnh 1

13

Múa cơ huấn

4

Tiếng nói sân khấu điện ảnh 2

14

Kịch bản phim điện ảnh và truyền hình

5

Hình thể 2

15

Thanh nhạc

6

Âm nhạc cơ bản

16

Hóa trang

Hình thể 3

17

Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới

7

Tiếng nói sân khấu điện ảnh 3

18

Tiếng nói sân khấu điện ảnh 4

8

Hình thể 4

19

Phân tích tác phẩm phim

9

Lịch sử điện ảnh thế giới

20

Lịch sử điện ảnh - truyền hình Việt Nam

10

Lịch sử văn học thế giới

Lịch sử sân khấu Việt Nam

Kiến thức chuyên ngành

1

Nghiệp vụ diễn xuất 1

5

Nghiệp vụ diễn xuất 5

2

Nghiệp vụ diễn xuất 2

6

Nghiệp vụ diễn xuất 6

3

Nghiệp vụ diễn xuất 3

7

Nghiệp vụ diễn xuất 7

4

Nghiệp vụ diễn xuất 4

Tốt nghiệp

1

Thực tập trước tốt nghiệp

2

Tác phẩm tốt nghiệp

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình, sinh viên có thể đảm nhận công việc của diễn viên tại các hãng phim, các công ty truyền thông, quảng cáo, các đài truyền hình, nhà hát, đoàn nghệ thuật của trung ương và địa phương; tham gia lồng tiếng cho các tác phẩm điện ảnh, truyền hình. Cụ thể:

  • Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình.

  • Có khả năng tham gia, chịu trách nhiệm tổ chức chương trình văn hóa văn nghệ tại các cơ quan, công ty, nhà văn hóa…

  • Làm trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các bộ phim.

  • Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.

Lời kết

Hướng nghiệp GPOhy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPOlàm bài trắc nghiệmsở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Ngọc Sơn

Theo tuyensinhso.vn

Từ khóa » Diễn Viên Là Gì