Ngành Giáo Dục Thể Chất Ra Làm Gì? Bạn đã Biết Chưa?

1. Bạn có biết ngành Giáo dục Thể chất là gì?

Khái niệm của ngành Giáo dục Thể chất (Physical Education) bạn có thể hiểu đây là một loại hình giáo dục trong đó nội dung dạy học chính là dạy học vận động (học về các động tác) và phát triển một cách có chủ định về các tố chất vận động. Nhằm khai thác các tố chất vận động tiềm ẩn bên trong con người. Qua quá trình đó ta có thể xác định cũng như biết được khả năng thích nghi thể lực của bản thân và cải thiện sức khỏe.

Ngành Giáo dục Thể chất là gì?
Ngành Giáo dục Thể chất là gì?

Giáo dục Thể chất được phân thành hai mặt riêng biệt là dạy học động tác, ví dụ như các bài tập thể dục, thể dục nhịp điệu… và giáo dục các tố chất vận động trong cơ thể con người.

Đây là ngành đào tạo ra các cử nhân của ngành Giáo dục Thể chất với mục đích đáp ứng những yêu cầu đổi mới của ngành trong thời kỳ đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục Thể chất còn được kết hợp chặt chẽ các mặt giáo dục khác như đức, trí, mĩ,…nhằm phát triển con người một cách toàn diện. Sinh viên khi theo học ngành Giáo dục Thể chất sẽ được trang bị cho mình kiến thức cũng như trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho công việc sau này.

2. Sự hình thành và mục đích của ngành Giáo dục Thể chất

2.1. Sự hình thành

Chúng ta có thể hiểu là trong cuộc sống, chúng ta cần lao động để có thể tạo ra của cải nuôi sống bản thân, nếu không có một sức khỏe tốt thì chúng ta sẽ không thể làm việc được nhưng nếu chỉ làm việc và nạp năng lượng thì ta có đảm bảo được một thể trạng tốt không?Hay nói đơn giản tức là nếu chỉ ăn và ngồi làm việc 8 tiếng một ngày mà không có sự vận động để cơ thể bài tiết các độc tố ra bên ngoài thì các bộ phận trong cơ thể con người sẽ không ở trạng thái tốt nhất để thực hiện chức năng của mình. Do đó, con người nhận thức dược tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm lí và sức khỏe trước khi lao động sẽ tạo ra kết quả tốt hơn.

Sự hình thành của ngành Giáo dục Thể chất
Sự hình thành của ngành Giáo dục Thể chất

Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy ở các cấp bậc học từ Mầm non đến đại học đều có môn Giáo dục thể chất nhằm rèn luyện ý thức nâng cao sức khỏe cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ, và giúp các em nhận thức được tầm quan rọng của thể dục thể thao và từ đó có ý thức trong việc đảm bảo sức khỏe của chính bản thân mình. Ngay cả khi đi làm, một vài công ty, doanh nghiệp cũng cho nhân viên tập thể dục thể thao. Ngoài việc nâng cao sức khỏe thì đây cũng là một cách thư giãn đầu óc giúp chúng ta đạt được kết quả tốt hơn trong công việc.

Có thể hiểu ngắn gọn, Giáo dục Thể chất là quá trình kiểm tra, chuẩn bị thể lực cho con người để thực hiện các hoạt động sống và làm việc đem lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng.

2.2. Mục đích

Nhìn chung, ngành Giáo dục Thể chất có những mục tiêu cơ bản như:

- Phát triển sức khỏe và năng lực chăm sóc

- Vận động cơ bản và phát triển tố chất thể lực

- Giúp học sinh, sinh viên có thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên, có lối sống lành mạnh

- Có thể thao tác được những kĩ thuật cơ bản của các môn thể thao

-  Tạo sự yêu thích tham gia tập luyện, vận động thể dục thể thao.

Mục đích của ngành GDTC
Mục đích của ngành GDTC

3. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Thể chất

Chương trình đào tạo của ngành Giáo dục Thể chất nhìn chung sẽ được chia ra làm 2 phần đó là: Kiến thức giáo dục đại cương và Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

3.1. Kiến thức giáo dục đại cương

Ở kiến thức giáo dục đại cương thì đây sẽ bao gồm các môn học mà bất kỳ sinh viên nào khi mới bước chân vào trường đại học, cao đẳng đều sẽ phải học. Ví dụ như: Lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Leenin 1,2), Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tin học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam,…

3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp sẽ được chia ra làm ba phần: Kiến thức nghiệp vụ sư phạm, Kiến thức cơ sở ngành, Kiến thức chuyên ngành. 

Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo

* Kiến thức nghiệp vụ sư phạm

Ở phần này, chủ yếu sinh viên được học các kiến thức nhằm mục đích phục vụ trong việc giảng dạy sau này. Các tình huống có thể xảy ra và cách xử lý chúng. Bên cạnh đó là chuẩn bị được một tâm lý sẵn sàng trong các công việc sau này. Các môn học chính sẽ được học bao gồm:

- Môn Tâm lý học đại cương

- Môn Tâm lý Thể dục thể thao

- Môn Tâm lý lứa tuổi sư phạm

- Môn Giáo dục học đại cương

- Môn Giáo dục học Thể dục thể thao

- Môn Giao tiếp sư phạm

- Môn Tổ chức hoạt động trong giáo dục

- Môn Đánh giá trong giáo dục

- Môn Phương tiện ký thuật và dồ dùng dạy học

- Môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 

* Kiến thức cơ sở ngành

Gồm các môn học cơ sở về ngành Giáo dục Thể chất và các môn này cũng để bổ trợ kiến thức cho các môn chuyên nghiệp mà sau đó bạn sẽ lựa chọn để theo học.

- Môn Giải phẫu học

- Môn Sinh lý học Thể dục thể thao

- Môn Kiểm tra y học

- Môn Hồi phục dinh dưỡng, doping trong Thể dục thể thao

- Môn Vệ sinh thể dục thể thao

- Môn Y học Thể dục thể thao

- Môn Sinh hóa Thể dục thể thao

- Môn Sinh cơ Thể dục thể thao

- Môn Đo lường Thể dục thể thao

Các môn học của ngành
Các môn học của ngành

- Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục thể thao

- Môn Lý luận & phương pháp Giáo dục Thể chất

- Môn Lý luận và thể thao trường học

- Môn Lịch sử TDTT và lịch sử Olympic

- Môn Quản lý Thể dục thể thao 

* Kiến thức chuyên ngành

Ở phần này bạn sẽ được quyền tự chọn chuyên ngành mà bạn yêu thích, đam mê và theo đuổi để học chuyên sâu và nâng cao hơn.

- PP giáo dục và thực hành môn điền kinh

- PPGD và thực hành môn thể dục

- PPGD và thực hành môn bơi lội

- PPGD và thực hành môn bóng đá

- PPGD và thực hành môn bóng chuyền

- PPGD và thực hành môn bóng bàn

- PPGD và thực hành môn bóng rổ

- PPGD và thực hành môn cầu lông

- PPGD và thực hành môn cờ vua

- PPGD và thực hành môn đá cầu

- PPGD và thực hành môn Trò chơi vận động

- PPGD và thực hành môn Karatedo

- PPGD và thực hành môn Taekwondo

- PPGD và thực hành môn bóng ném

Sau khi hoàn thành chương trình học thì sẽ là phần thực tập và tốt nghiệp. Tùy từng trường sẽ có cách tổ chức cho sinh viên thực tập và thi tốt nghiệp khác nhau.

4. Các khối thi và điểm chuẩn của ngành Giáo dục Thể chất

Là một ngành khá là đặc thù do vậy các khối thi của ngành này thường có môn năng khiếu liên quan đến TDTT. Vì thế nếu lựa chọn ngành này thì bạn phải biết ít nhất là một môn thể thao nào đó.

Các khối thi
Các khối thi

4.1. Các khối thi của ngành Giáo dục Thể chất

Ngành Giáo dục Thể chất có mã ngành là: 7140206

Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục Thể chất:

- T00: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT

- T01: Toán, Ngữ Văn, Năng khiếu TDTT

- T02: Ngữ văn, sinh học, Năng khiếu TDTT

- T03: Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu TDTT

4.2. Điểm chuẩn của ngành Giáo dục Thể chất

Tùy thuộc vào từng năm và từng trường thì sẽ có điểm chuẩn khác nhau. Thông thường điểm chuẩn sẽ dựa trên điểm thi của các thí sinh theo từng khóa của các khối thi qua kỳ thi THPT Quốc gia.

Nhìn chung qua các năm, điểm chuẩn của ngành Giáo dục Thể chất thường dao động trong khoảng từ 17 – 25 điểm ( một vài trường môn năng khiếu tính điểm hệ số 2).

Dưa vào điểm chuẩn các bạn có thể lựa chọn cho mình tổ hợp môn thi cũng như trường học phù hợp với năng lực của bản thân để có kết quả tốt nhất.

Điểm chuẩn
Điểm chuẩn

5. Học ngành Giáo dục Thể chất ở trường nào tại Việt Nam?

Ngày nay, có rất nhiều trường đào tạo về ngành Giáo dục Thể chất ở Việt Nam. Một số trường có thể kể đến như: Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, Đại học Thể dục Thể thao Tp.HCM, Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng,…

Tùy vào vị trí địa lý, điểm số cũng như mong muốn bản thân bạn có thể lựa chọn được ngôi trường phù hợp cho chính mình. Nhìn chung, mặt bằng đào tạo về ngành Giáo dục Thể chất giữa các trường đều có sự tương đồng với nhau. Do đó, bạn không cần quá băn khoăn với việc lựa chọn theo học ở ngôi trường nào, miễn là bạn cảm thấy phù hợp và thuận lợi cho mình.

6. Cơ hội nào dành cho các sinh viên và mức lương ra sao sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục Thể chất?

Dây có lẽ là điều băn khoăn nhất của các bạn sinh viên có ý định lựa chọn ngành nghề này. Và cũng rất nhiều bạn thắc mắc liệu sau khi ra trường mình có thể làm công việc gì, lương như thế nào để phù hợp với ngành nghề cũng như cuộc sống của bản thân.

Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp

Tuy vậy, bạn không cần phải lo lắng vì cơ hội nghề nghiệp của ngành này khá mở rộng. Bạn có thể làm các công việc như:

- Giáo viên, giảng viên: Nghề giáo có lẽ không quá xa lạ với bất kỳ ai.

Có giáo viên dạy Toán, Ngữ văn thì tất nhiên sẽ có giáo viên dạy Thể dục. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể làm giáo viên, giảng viên dạy Thể chất tại các cấp bậc trường từ Tiểu học đến Đại học, cao đẳng. mức lương của nghề này tùy thuộc vào việc bạn dạy ở trường nào cũng như năng lực chuyên môn của bản thân. Thông thường, dạy ở các trường Đại học thì mức lương của bạn sẽ cao hơn một chút.

- Làm nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu có liên quan đến ngành Giáo dục Thể chất và phát triển giáo dục. Việc nghiên cứu cũng là một công việc khá phổ biến, đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn cao. Do đó, mức lương của bạn cũng phụ thuộc vào năng lực của bản thân và có các công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao.

- Trở thành cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống quản lý giáo dục, hệ thống trung tâm thể dục thể thao các cấp, từ Địa phương tới Trung ương. Công việc này cũng yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức liên ngành khác để đảm bảo được năng lực quản lý của mình. Mức lương của nghề này cũng phụ thuộc vào cấp bậc mà bạn quản lý.

-  Làm việc tại các tổ chức nghiên cứu và hoạt động về phát triển thể chất tại các tổ chức phi chính phủ. Hiện nay việc nghiên cứu phát triển thể chất của con người đang rất được các nước quan tâm. Vì vậy, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ đã thành lập nên các trung tâm nhằm phát triển thể chất, năng lực cũng như tiềm năng của con người. Làm việc ở đây cũng tạo điều kiện cho bạn học tập và rèn luyện được bản thân. Do là tỏ chức phi chính phủ nên mức lương tùy thuộc vào tính chất công việc bạn làm cũng như năng lực của bạn.

Nghề nghiệp của ngành GDTC
Nghề nghiệp của ngành GDTC

-  Làm huấn luyện viên tại các trung tâm, câu lạc bộ thể thao. Công việc này thu hút khá nhiều người do mức lương của huấn luyện viên khá cao. Tuy nhiên nó yêu cầu về kiến thức của bạn phải chắc, biết cách giảng dạy, thuyết trình cũng như kĩ thuật thực hành các động tác phải chuẩn. Hiện nay việc trở thành huấn luyện viên riêng đem lại nguồn thu nhập khá ổn định, bởi bạn có thể làm huấn luyện viên của rất nhiều người miễn là bạn sắp xếp hợp lý. Bên cạnh đó, như cầu rèn luyện thể dục thể thao của mọi người cũng ngày càng được nâng cao nên cơ hội nghề nghiệp của ngành Giáo dục Thể chất cũng rất lớn.

-  Ngoài ra, nếu bạn có đủ năng lực và đam mê bạn hoàn toàn có thể trở thành các vận động viên chuyên nghiệp sau này. Việc trở thành các vận động viên chuyên nghiệp không phải là con đường dễ dàng, nhưng khi đạt được những thành công nhất định bạn sẽ cảm thấy mọi nỗ lực cũng như sự cố gắng của mình đều được đền đáp xứng đáng vậy. Việc trở thành vận động viên yêu cầu bạn phải có một phần năng khiếu của chính mình, phần còn lại quyết định chính là sự cố gắng học tập, rèn luyện của bản thân. Bạn có thể đổ máu, gặp chấn thương,…đó đều là những điều khó tránh khỏi. Nhưng khi bước được đến đài vinh quang nó sẽ đem lại cho bạn rất nhiều thứ.

Nhìn chung, cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất còn rất lớn. Tùy thuộc vào năng lực, cũng như nguyện vọng của bản thân bạn có thể chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp.

7. Những tố chất cần có để theo học ngành Giáo dục Thể chất

Bạn đã hiểu rõ về ngành rồi, biết được cách thi, cơ hội việc làm cũng như mức lương và bạn cảm thấy rất hứng thú với ngành Giáo dục Thể chất. Tuy nhiên, đây là một ngành mà bạn cũng cần phải có những tố chất nhất định để có thể theo học.

7.1. Có sự yêu thích, đam mê thể thao và các hoạt động liên quan đến thể thao

Đây là điều chắc chắn phải có khi quyết định theo học ngành nghề này. Bởi nếu bạn không thích các môn thể thao thì sex không thể nào học được và việc muốn bỏ cuộc rất dễ dàng xảy ra. Bắt đầu bằng sự yêu thích và tò mò, sau đó biến chúng thành động lực để cố gắng mỗi ngày.

Tố chất của nghành
Tố chất của nghành

7.2. Sự kiên nhẫn, bền bỉ và khả năng chịu áp lực cao

Thể thao chính là sự kiên trì, nhẫn nại. Không phải ai chơi một lần đều trở nên giỏi được. Thể thao đòi hỏi ở người tham gia cần có một quá trình học tập và rèn luyện bền bỉ, có khả năng chịu được áp lực cao. Tại sao lại như vậy? Rất đơn giản bởi những môn thể thao yêu cầu bạn phải tập luyện rất nhiều và phải vượt qua được vùng an toàn của bản thân để có thể vươn lên đạt những thành tích tốt hơn. Nếu bạn không cố gắng thì những người khác sẽ vượt qua bạn và thời gian cũng sẽ không chờ đợi một ai.

7.3. Có tinh thần trách nhiệm, đạo đức và tâm hồn trong sáng

Một khi đã quyết định, theo đuổi một thứ gì đó thì việc có trách nhiệm là yêu cầu cơ bản đầu tiên phải có. Bở lẽ bạn không thể chọn nó rồi đem con bỏ chợ được đúng không? Dám chọn lựa thì phải dám thực hiện. Việc theo học ngành Giáo dục Thể chất cũng đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của bạn như vậy. Bên cạnh đó, việc có đạo đức cũng như tâm hồn trong sáng, lối sống lành mạnh là điều cần có trong rèn luyện thể dục thể thao. Đạo đức trong học tập, đạo đức trong nghề nghiệp sau này. Bất kể làm bất cứ việc gì cũng cần phải có đạo đức.

Kiên nhãn là điều quan trọng
Kiên nhãn là điều quan trọng

7.4. Có ý thức tự chủ động học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân

Đây là điều cần thiết của mỗi sinh viên theo học ngành Giáo dục Thể chất. Bận phải tự ý thức được việc học là của mình và biết vị trí của mình ở đâu để xem mình cần cố gắng nỗ lực như thế nào để trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn. Việc nghiêm túc và chủ động trong công việc là rất quan trọng. Nó cho thấy thái độ nghiêm túc của mình đối với việc học cũng như công việc sau này.

Ngành Giáo dục Thể chất hiện nay đang thu hút rất lớn các bạn sinh viên với cơ hội việc làm mở rộng. Ngành này rất phù hợp cho các bạn yêu thích vận động và có sự đam mê với các môn Thể dục thể thao. Hy vọng bài viết này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Giáo dục Thể chất. Qua đó, các bạn có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp với bản thân của mình.

 

Từ khóa » Học Thể Chất Là Gì