Ngành Hàng Không Tiếng Anh Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Trong Tương Lai

1. Ngành hàng không tiếng Anh là gì?

Ngành hàng không trong tiếng anh gọi là “Aviation” – là một ngành sử dụng máy bay, các thiết bị máy móc và các công cụ khí để khiến cho máy bay di chuyển được trên không, bay được trong khí quyển. Đây là một ngành kinh tế vận tải sử dụng các kỹ thuật của công nghệ cao, hiện đại nhưng vẫn luôn đảm bảo được sự an toàn cho con người trong quá trình hoạt động.

Ngành hàng không tiếng Anh là gì
"Aviation" - thuật ngữ chỉ ngành hàng không 

Với những bạn có niềm đam mê với du lịch, không sợ độ cao thì lựa chọn làm việc ngành hàng không là rất phù hợp. Tuy vậy, để làm việc được trong ngành này, bạn cần có những tố chất và kỹ năng chuyên môn nhất định, đáp ứng được nhu cầu của ngành nghề trong từng hãng hàng không.

Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách làm hộ chiếu online đơn giản nhất

2. Từ vựng ngành hàng không tiếng Anh

Từ vựng ngành hàng không tiếng Anh
Từ vựng ngành hang không tiếng Anh thông dụng

Trong bất cứ ngành nào cũng có những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành riêng. Và hàng không là một  trong những ngành đang được đầu tư, chú trọng phát triển nhất trong xã hội hiện nay. Đặc thù của ngành này là thường xuyên phải sử dụng tiếng anh để giao tiếp với khách hàng. Chính vì vậy, những bạn đã và đang có ý định làm việc trong ngành hàng không cần phải bổ sung, trau dồi cho bản thân khả năng về tiếng Anh, nhất là những thuật ngữ chuyên ngành thường hay phải sử dụng. Dưới đây là một số từ vựng thông dụng nhất thường dùng trong ngành hàng không mà bạn cần phải biết:

- “Take off”: đây là động từ chỉ hoạt động cất cánh của máy bay

- “Land”: hoạt động hạ cánh của máy bay

- “Conveyor belt”: đây là một danh từ chỉ băng chuyền hành lý tại sân bay

- “Captain hay Pilot”: danh từ chỉ phi công

- “Flight attendant”: danh từ chỉ tiếp viên hàng không

- “Seat”: ghế ngồi, chỗ ngồi

- “Depart”: động từ khởi hành. Bạn hay thấy departure date là ngày khởi hành.

- “Arrive”: đến nơi

- “Aisle”: lối đi ở giữa trên máy bay

- “Airline”: hãng hàng không

- “Arrivals”: cửa đến sân bay

- “Board”: lên máy bay

- “Boarding time”: thời gian được phép lên máy bay

- “Book”: đặt vé. Vậy Booker là nhân viên đặt vé

- “Business class”: khoang thương gia

- “Carry on”: hành lý xách tay

- “Customs”: khu vực kiểm tra an ninh

- “Delayed”: hoãn chuyến bay

- “Departures”: khu vực khởi hành – nơi hành khách đợi để lên máy bay

- “Economy class”: hạng phổ thông

- “First class”: khoang hạng nhất

- “Fragile”: hàng hóa dễ vỡ

- “Identification”: giấy tờ tùy thân

- “Liquids”: chất lỏng

- “Long – haul flight”: chuyến bay thẳng trong thời gian dài

- “On time”: đúng giờ

- “One – way” vé một chiều

- “Stopover”: chặng dừng chân

- “Travel agent”: đại lý du lịch

- “Visa”: giấy thông hành

Dưới đây là một số từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành về hàng không. Những bạn làm trong nghề này cần chú ý và sử dụng được cơ bản những từ vựng thông thường để có thể truyền đạt, hướng dẫn cũng như phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Việc làm tiếp viên hàng không

 

3. Cơ hội việc làm ngành hàng không trong tương lai

3.1. Đa dạng vị trí việc làm

Ngành hàng không hiện nay là một ngành đang rất “hot” tại Việt Nam cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Đối tượng làm việc trong ngành này đều phải đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chí nhất định về ngoại hình, sự tự tin, năng động, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh. Có những tố chất trên, cơ hội việc làm hàng không đối với bạn là vô cùng rộng mở với sự đa dạng về vị trí việc làm.

3.1.1. Phi công hàng không

Phi công là người chịu trách nhiệm trong việc điều khiển, vận hành, di chuyển máy bay vận chuyển khách hàng hay hàng hóa. Để trở thành một phi công chuyên nghiệp thì yếu tố đầu tiên bạn phải trải qua một quá trình thi tuyển đầu vào với những tiêu chí về kiến thức, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ, thậm chí là hàng loạt những bài học, giờ tập luyện, bay thử,... mới có được bằng lái máy bay và được phép làm việc trong ngành.

Phi công hàng không
Nghề phi công hàng không

Các phi công trước khi bay cần phải kiểm tra, chuẩn bị toàn bộ những kế hoạch cần thiết về chuyến bay, thông tin về khách hàng, hàng hóa hay nguồn nguyên liệu cho chuyến bay,... để có thể đảm bảo được sự an toàn tốt nhất cho chuyến bay. Ngoài ra, phi công còn là người sẽ thông báo những thông tin quan trọng của chuyến bay đến với khách hàng như điều kiện thời tiết, các điểm dừng chân, hạ cánh, quản lý tổ tiếp viên hàng không, tổ lái máy bay và thực hiện làm báo cáo sau mỗi chuyến bay gửi cho bộ phận kiểm soát. Nếu bạn có kinh nghiệm kỹ năng đủ sẽ được xét vào vị trí cơ trưởng.

Với đặc thù, tính chất công việc như vậy, đòi hỏi các phi công phải là người có sức khỏe thật tốt, không mắc bất kỳ bệnh nào về tim mạch hay các bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, phi công cần phải có kỹ năng giao tiếp và trình độ tiếng Anh tốt để phối hợp với người khác cùng làm việc cũng như trao đổi thông tin với hành khách trên máy bay.

Việc làm phi công

3.1.2. Tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không có lẽ đã không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta, đây là những người đảm nhiệm công việc đón tiếp và phục vụ khách hàng trong suốt chuyến bay. Công việc cụ thể bao gồm hướng dẫn và đưa hành khách vào đúng vị trí ghế ngồi, hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ thoát hiểm, sơ cứu người bệnh khi cần thiết, phục vụ bữa ăn cho hành khách trong chuyến bay,...

Tiếp viên hàng không sẽ làm việc trên các máy bay, thời gian làm việc của họ được phân chia theo cao, luân phiên nhau làm việc phù hợp với lịch trình của từng chuyến bay, múi giờ. Vì thế, công việc của họ khá khó khăn và thường xuyên phải đối mặt với áp lực và căng thẳng.

Làm thế nào để trở thành tiếp viên hàng không? Để trở thành một tiếp viên hàng không, bên cạnh trình độ chuyên môn, khả năng tiếng Anh tốt, bạn còn phải là người có ngoại hình ưa nhìn, cân đối đạt tiêu chí của các hãng đã đặt ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có sự bình tĩnh, quyết đoán và chịu được áp lực lớn trong công việc. Nếu bạn đã quyết tâm làm nghề này thi bạn nên biết tuổi nghề tiếp viên hàng không để nắm bắt được quyền lợi chế độ.

Tuyển dụng tiếp viên hàng không

3.1.3. Kiểm soát không lưu

Vị trí nhân viên kiểm soát không lưu là những người theo dõi, hướng dẫn các phi công điều khiển máy bay đi sao cho đúng hướng đã định và không để xảy ra những sự cố, vấn đề va chạm với các máy bay hay công trình khác. Ngoài ra, kiểm soát thông lưu còn phải phối hợp với các bộ phận khác để phát hiện, tìm kiếm và tiến hành cứu nạn khi có tình huống phát sinh xảy ra.

Kiểm soát viên không lưu
Kiểm soát viên không lưu

Nhân viên kiểm soát không lưu làm việc tại các tháp điều khiển của sân bay hay các trung tâm kiểm soát rađa. Thời gian làm việc của họ cũng phân chia theo ca và phụ thuộc vào lịch trình của các chuyến bay. Đối với nghề này yêu cầu bạn phải có sự tập trung thật cao, luôn nhanh nhạy, phản ứng kịp thời, có tinh thần trách nhiệm cao thì mới có thể hoàn thành được công việc.

Ngoài ra trong ngành hàng không bạn cũng có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác như: nhân viên thủ tục sân bay, nhân viên cân bằng trọng tải tại sân bay, nhân viên vận chuyển hành lý cho khách hàng, nhân viên bảo dưỡng máy bay,...

Việc làm an ninh hàng không

3.2. Cơ hội làm việc trong nhiều hãng hàng không khác nhau

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội hiện nay, nhu cầu đi lại của con người cũng ngày càng cao lên. Việc di chuyển bằng máy bay giờ đây đã trở lên phổ biến hơn rất nhiều. Đi máy bay có thể giúp họ tiết kiệm thời gian trong việc di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, hay từ quốc gia này đến quốc gia khác. Nếu như ngày trước việc đi từ Hà Nội vào Đà Nẵng bạn phải mất đến 6 tiếng oto, thì giờ đây đi máy bay chỉ mất khoảng hơn một tiếng là đến nơi. Chính vì vậy mà ngày nay, hàng loạt các hãng hàng không ra đời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của con người, nổi bật nhất phải kể đến là các hãng: Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines,...Từ đó, nhu cầu nguồn nhân lực cũng tăng lên nhanh chóng, mở ra cơ hội việc ngành hàng không hiện nay đối với các bạn trẻ hiện nay là rất lớn.

Xem thêm: Tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Có nên học Học viện hàng không?

4. Tại sao nên chọn ngành hàng không?

4.1. Ngành hàng không đã, đang và sẽ phát triển mạnh trong tương lai

Những năm gần đây, khi các ngành kinh tế đang dần đi vào khó khăn và gặp nhiều thách thức lớn, thì ngành hàng không vẫn không ngừng phát triển. Vì sao lại như vậy? Đơn giản có thể nhận thấy, đời sống xã hội nâng cao, nhu cầu di chuyển, đi lại của con người là vô hạn, thêm vào đó là những ưu điểm vượt trội của máy bay giúp chúng ta có thể vừa di chuyển thoải mái, lại tiết kiệm nhiều thời gian, công sức. Số lượng hành khách tại các sân bay ngày càng tăng lên và dự đoán sẽ còn tăng mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới. Chính vì vậy, lựa chọn ngành hàng không bạn sẽ không phải lo vấn đề thất nghiệp, cơ hội mở ra đối với bạn là rất lớn, như đã phân tích ở trên đó là sự đa dạng vị trí việc làm và rất nhiều các hãng hàng không hoạt động tại Việt Nam hiện nay.

Sự phát triển ngành hàng không
Ngành hàng không đang ngày càng phát triển trong tương lai

4.2. Thu nhập hấp dẫn

Hàng không là ngành được đánh giá có mức lương nằm trong top cao nhất hiện nay tại Việt Nam. Thu nhập chung đối với những người mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm dao động trong khoảng 8 – 10 triệu/ tháng hoặc cao hơn tùy vào năng lực cũng như vị trí của mỗi người. Nếu bạn đã làm lâu và dày dặn kinh nghiệm thì mức lương sẽ tăng dần theo thời gian và thu nhập sẽ lên tới một con số khủng đáng mơ ước.

4.3. Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp

Ngành hàng không có đặc điểm là luôn làm việc không ngừng nghỉ, luôn sôi động, tấp nập và đặc biệt là có sự chuyên nghiệp. Điều đó được thể hiện trước hết là ở trang phục quy định ở các hãng hàng không. Để đảm bảo cho hình ảnh của hãng được hoàn hảo nhất, các nhân viên phi công, tiếp viên hàng không luôn phải mặc đồng phục, các phụ kiện về giày dép, trang sức, đầu tóc phải thống nhất. Thậm chí nhiều hãng còn quy định chỉ được phép mặc đồng phục trong ca làm việc, nếu ngoài giờ bị phát hiện mặc đồng phục sẽ bị kỷ luật theo quy định của hãng. Điều này tuy chút nghiêm ngặt nhưng thể hiện được cách làm việc chuyên nghiệp cũng như sự quản lý chặt chẽ đội ngũ nhân viên của mình.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Ngành hàng không - môi trường làm việc chuyên nghiệp

Ngoài ra, làm việc trong ngành hàng không bạn còn có cơ hội được làm việc cũng như đi du lịch nhiều nơi trong nước và trên thế giới. Hầu hết các hãng đều có ưu đãi riêng cho nhân viên của mình, thậm chí nhiều nơi còn giảm tới 90% giá vé nội bộ cho nhân viên.

Tìm việc làm nhanh

Qua bài viết trên đây, có lẽ các bạn đã hiểu rõ ngành hàng không tiếng Anh là gì cũng như cơ hội việc làm của ngành hiện nay như thế nào rồi phải không nào? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn lựa chọn được một công việc phù hợp trong tương lai. Timviec365.vn là nơi cung cấp các thông tin tuyển dụng cũng như kiến thức về các ngành nghề hữu ích nhất dành cho bạn.

Từ khóa » Dịch Vụ Hàng Không Tiếng Anh Là Gì