Ngành Kỹ Thuật Cơ Khí: Học Gì, Học ở đâu Và Cơ Hội Nghề Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
- Tất các các tin du học
- /
- Các bài viết du học Bốn phương
- /
- Tiêu điểm ngành học Bốn phương
- Thông tin du học
Trong thời kỳ công nghiệp hóa ngày nay, kỹ thuật cơ khí là một trong những ngành then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Với chương trình ngành cơ khí đa dạng, cơ hội nghiên cứu lẫn thực hành thú vị và tiềm năng việc làm sau tốt nghiệp lớn, ngành học này đã trở nên “hot” và thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích máy móc và đam mê động cơ theo học. Cùng tìm hiểu về ngành kỹ thuật cơ khí qua bài viết sau đây của Hotcourses Vietnam nhé!
Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là gì?
Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering) là ngành ứng dụng các nguyên tắc vật lý để tạo ra các loại máy móc hay thiết bị hữu dụng. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động,... nhằm phục vụ cho công tác thiết kế các phương tiện giao thông, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ gia dụng, máy móc và thiết bị, dây chuyền sản xuất. Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí góp phần phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới với tính năng vượt trội hơn.
Học gì trong ngành kỹ thuật cơ khí?
Sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí được trang bị kiến thức cơ sở về Chế tạo cơ như: gia công, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm cơ khí, khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất.
Bên cạnh đó, một số môn học chuyên ngành tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ khí như sau:
-
Kỹ thuật cơ khí
-
Cơ khí
-
Điện
-
Điện tử kỹ thuật
-
Công nghệ thông tin
-
Cơ khí hóa
-
Kỹ thuật xây dựng
Hiện nay có một số chuyên ngành chính thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí, bao gồm:
-
Cơ khí động lực: là chuyên ngành khoa học công nghệ, áp dụng các nguyên lý vật lý, khoa học, kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, đánh giá, thiết kế, chế tạo, bảo trì và bảo dưỡng các loại máy móc, hệ thống cơ khí. Nhất là đối với ô tô và thiết bị động lực, chuyên ngành này sẽ liên quan chủ yếu đến quá trình thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc
-
Cơ khí chế tạo máy: là chuyên ngành chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc các vật dụng có ích, phục vụ cho công việc thiết kế trong các lĩnh vực như máy móc, thiết bị sản xuất, ô tô, máy bay
-
Cơ khí nông nghiệp và cơ khí thực phẩm: là chuyên ngành học bao gồm phương pháp tính toán, thiết kế, chế tạo các thiết bị hoạt động trong lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm, đồng thời giải đáp và phản hồi các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ khí, cơ khí thực phẩm
Từ đó, bạn sẽ được học các môn chuyên ngành tiêu biểu như: Hình họa – vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý, chi tiết máy, cơ học lưu chất, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ kim loại, công nghệ CAD/CAM/CNC. Ngoài ra là một số kiến thức về máy như Máy nâng chuyển, Máy Nông nghiệp, Máy và thiết bị chế biến thực phẩm, Kỹ thuật sấy, Kỹ thuật lạnh, Truyền động thuỷ lực và khí nén,...
Trong quá trình học, sinh viên được yêu cầu tham gia thực tập tại nhà máy, xưởng sản xuất, công ty cơ khí để có cái nhìn thực tế về ngành này cùng cơ hội “người thật việc thật” và hoàn thành chương trình học.
>> Ngành kỹ thuật: Học gì, Học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
Học ngành kỹ thuật cơ khí ở đâu?
Hiện nay tại Việt Nam, ngành kỹ thuật cơ khí được đào tạo ở nhiều trường đại học, học viện, cao đẳng kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp nằm rải rác trên cả nước. Các trường đại học trọng điểm quốc gia chuyên sâu đào tạo ngành cơ khí bao gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội - Đà Nẵng - Hồ Chí Minh, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Đại học Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên,...
Phần lớn các trường ở Việt Nam tuyển sinh ngành cơ khí với các khối như:
-
A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
-
A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
-
C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
-
D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
hotcourses.vn
Đặc biệt, với mong muốn du học ngành cơ khí để tiếp cận những công nghệ tiên tiến tại những nước phát triển nhất thì bạn có thể tham khảo một số điểm đến du học uy tín do Hotcourses Vietnam gợi ý sau đây:
-
Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí ở Úc
-
Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí ở Anh
-
Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí ở New Zealand
Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Kỹ thuật cơ khí" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường.
Nhìn chung, có hai chương trình bằng cấp chính trong ngành kỹ thuật cơ khí tại các trường đại học trong và ngoài nước: Cử nhân và Thạc sĩ. Thời gian học dao động từ 2 - 5 năm bao gồm cả khóa thực tập. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về du học ngành kỹ thuật cơ khí ở các nước tiên tiến khác trên thế giới, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Những kỹ năng mềm mà người kỹ sư cơ khí thành công cần có
Đam mê tạo ra sản phẩm tốt hơn
Ngành kỹ thuật cơ khí không những đòi hỏi ở bạn tính tỉ mỉ, cẩn thận mà còn rất cần có khả năng sáng tạo và lối suy nghĩ bứt phá. Bên cạnh việc sử dụng những máy móc sẵn có, việc chế tạo ra một thứ mới mẻ hoặc cải tiến những quy trình/ sản phẩm cũ chắc chắn sẽ đem đến điểm cộng lớn cho quá trình nghiên cứu và làm việc của bản thân.
Bắt đầu tích lũy kinh nghiệm làm kỹ sư cơ khí từ sớm
Hãy bắt đầu phát triển các kỹ năng Kỹ thuật Cơ khí của bạn bằng cách tham gia thực tập, làm các công việc bán thời gian, tình nguyện, hoặc theo dõi các chuyên gia trong quá trình học đại học. Bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để không chỉ tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc mà còn có cái nhìn thực tế về cách hoàn thành công việc.
Giải quyết vấn đề tốt có tính bức phá
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng cốt lõi và không thể thiếu trong ngành này. Một kỹ sư cơ khí giỏi không chỉ dừng lại ở việc khắc phục các sự cố kỹ thuật mà còn phải vượt qua những thách thức phức tạp, trả lời các câu đố phức tạp nằm giữa bạn và sản phẩm/thiết bị/hệ thống cơ khí một cách tối ưu. Ngoài ra, tính bứt phá trong giải quyết vấn đề đòi hỏi kỹ sư cơ khí phải vượt ra ngoài các giới hạn của những phương pháp truyền thống, nhìn thấy những điều mà người khác không thấy, và tạo ra thứ gì đó từ con số không.
Giao tiếp tốt với tinh thần đồng đội cao
Giao tiếp tốt là cần thiết để làm việc với nhóm của bạn, và thậm chí còn quan trọng hơn khi giải thích cho khách hàng và người dùng cách sử dụng sản phẩm hoặc giải pháp của bạn. Kết hợp giữa giao tiếp tốt và tinh thần đồng đội cao, các kỹ sư cơ khí không chỉ có thể giải quyết các thách thức kỹ thuật một cách hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà mọi thành viên đều cảm thấy được đóng góp và được ghi nhận. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng công việc mà còn thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của từng cá nhân trong nhóm.
Tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí ra trường làm gì?
Sinh viên mới ra trường có đủ trình độ văn hóa, kỹ thuật và năng lực thực hành sẽ có nhiều cơ hội phát triển với các vị trí như:
-
Kỹ sư cơ khí: thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm
-
Chuyên viên điều khiển máy móc, thiết bị
-
Chuyên viên tư vấn kỹ thuật
-
Cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,...
-
Kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí
-
Sinh viên chuyên ngành kỹ thuật cơ khí động lực còn có thể đảm nhận các công việc tại những tập đoàn lớn như Honda, Thaco, Toyota, Hyundai, Audi, Doosan,… hoặc các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông ở các tỉnh.
Nếu gắn bó với nghề lâu, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên những chức vụ cao hơn như trưởng bộ phận kỹ thuật, quản lý, giám đốc kỹ thuật,... tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
Mức lương cơ bản của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, khối lượng công việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ, kỹ năng và cấp bậc quản lý... Đối với sinh viên mới tốt nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm thì mức lương trung bình từ 5 - 7 triệu/tháng. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm từ một năm thì mức lương có thể dao động từ 8 - 15 triệu đồng/tháng.
Kỹ thuật cơ khí còn là ngành có nhu cầu cao nhân lực lớn ở các nước phát triển. Nếu bạn có lợi thế ngoại ngữ, thu nhập khi đi làm ở nước ngoài cũng cao hơn:
-
Tại Mỹ, vị trí kỹ sư cơ khí có mức lương khởi điểm là 107,000 USD/năm. Mức lương trung bình là 136,768 USD/năm.
-
Tại Anh, một kỹ sư cơ khí ở Vương quốc Anh có thể mong đợi mức lương khởi điểm từ 48,632 đến 131,744 GBP mỗi năm
-
Tại Canada, với mức lương trung bình khoảng 78,482 USD/năm, và dao động ở mức thấp nhất là 60,000 USD và cao nhất là 91,000 USD mỗi năm.
-
Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng 98,000 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 74,000 USD/năm và cao nhất khoảng 120,000 USD/năm.
>> 10 ngành học cho những ai đang băn khoăn trong việc chọn ngành
*Bài viết được chỉnh sửa bởi Võ Quỳnh Hương vào ngày 22/08/2024. LIÊN HỆ TƯ VẤN FastLaneGet an Instant Offer from top institutionsWe have found 8 Applied and Pure Sciences courses from 6 institutions in Australia, Canada, United Kingdom where you can get an instant 'Offer in Principle'. Check if you qualify!
View FastLane coursesKhông thể bỏ lỡ
Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?
Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé! > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ
30.4KSự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.
B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam
25.9KVăn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn
Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào! > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài
10.8KTruyền thông và Marketing khác gì nhau?
Marketing thường được dịch là “Tiếp thị” còn Communications là “Truyền thông” nhưng thực tế thì hai khái niệm này vẫn còn nhiều nhập nhằng mà không phải ai cũng phân biệt được. Truyền thông và Marketing khác gì nhau? Hotcourses Vietnam sẽ giải thích cặn kẽ trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo trước khi chính thức lựa chọn ngành học tương lai cho mình. > Ngành Marketing: Học gì, học ở đâu và triển vọng nghề nghiệp
7.3K Bạn muốn du học? LIÊN HỆ TƯ VẤNTư vấn du học
- LIÊN HỆ TƯ VẤN
- Chat với E-bot
Từ khóa » Trong Ngành Cơ Khí Là Gì
-
Ngành Kỹ Thuật Cơ Khí Là Gì? Ra Trường Làm Gì? - Hutech
-
Kỹ Thuật Cơ Khí – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Khí Là Gì ? Kỹ Thuật Cơ Khí Có Những Ngành Nào? - HALANA
-
Ngành Cơ Khí Là Gì? Học Ngành Kỹ Thuật Cơ Khí Sau Ra Làm Gì?
-
Cơ Khí Là Gì ? Cơ Hội Nào Cho Sinh Viên Nghành Cơ Khí Ra Trường
-
Cơ Khí Là Gì Và Nếu Học Ngành Cơ Khí Thì đào Tạo Những Gì? - VietAds
-
Kỹ Thuật Cơ Khí Là Gì?
-
Ngành Kỹ Thuật Cơ Khí Học Gì, Làm Gì - Hướng Nghiệp Việt
-
Học Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí Ra Trường Làm Gì? Làm ở ...
-
Cơ Khí Là Gì ? Kỹ Thuật Cơ Khí Gồm Những Ngành Nào?
-
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ - Mã Ngành - IUH
-
Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí Là Gì? Học ... - Hướng Nghiệp GPO
-
Ngành Cơ Khí Chế Tạo Là Gì? Ra Trường Làm Gì? - UTT
-
Nghề Cơ Khí Là Gì ? Học Trường Nào ? Sau Này Ra Trường Làm Gì ?