Ngành Quản Lý Nhà Nước Là Gì? Học Ngành Quản Lý Nhà Nước Ra ...

Quản lý nhà nước là ngành học chưa được phổ biến ở Việt Nam. Vì vây, ngành học này chưa được nhiều người quan tâm và theo học.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước (Mã ngành: 7310205) là một ngành học về những thủ tục hành chính nhà nước, nghiên cứu một cách tổng quát nhất về những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, về tư tưởng của Nhà nước trong các hoạt động chính trị - xã hội.

Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư. Tốt nghiệp ngành Quản lý Nhà nước, sinh viên trở thành những cử nhân quản lý nhà nước với yêu cầu cũng như đáp ứng các mục tiêu cụ thể:

  • Trung thành với Đảng, nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

  • Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức;

  • Trở thành một công chức chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả;

  • Trở thành một đồng nghiệp tận tình, một cộng sự tốt, biết làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, đồng đội, tận tâm;

  • Thành thạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giải quyết các công việc;

  • Người lao động sáng tạo và không ngừng đổi mới;

  • Hiểu biết xã hội;

  • Tinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc.

2. Các trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Khu vực miền Bắc

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN - AJC

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN - APD

ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI - HUHA

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM - VYA

ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI - HUBT

Khu vực miền Trung

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẠI HỌC VINH - TDV

Khu vực miền Nam

HỌC VIỆN CÁN BỘ TP.HCM - HCA

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - DNV

ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT - TDM

ĐẠI HỌC TRÀ VINH - DVT

3. Các khối xét tuyển ngành Quản lý nhà nước

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

  • A16: Toán, KHTN, Ngữ văn

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí

  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý

  • C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội

  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản lý nhà nước trong bảng dưới đây:

Tên học phần

Số Tín chỉ

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

20

1. Triết học Mác - Lênin

2

2. Kinh tế học Mác - Lênin

4

3. Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

2

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

5. Giáo dục thể chất

4

6. Giáo dục quốc phòng

4

II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

140

a- Kiến thức cơ sở

8

7. Chính trị học

2

8. Xã hội học

2

9. Thống kê học

2

10. Khoa học quản lý

2

b- Kiến thức ngành

52

11. Pháp luật

6

12. Quản lý công

2

13. Lịch sử hành chính Việt Nam

2

14. Hành chính so sánh

2

15. Nguyên tắc thủ tục hành chính

2

16. Kỹ năng giao tiếp hành chính

2

17. Kỹ năng soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản

2

18. Tổ chức bộ máy văn phòng

2

19. Văn hóa công sở và Đạo đức công vụ

2

20. Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức

2

21. Thanh tra và giải quyết khiếu nại HC

2

22. Phân tích chính sách

2

23. Quản lý nhà nước về kinh tế vĩ mô

2

24. Quản lý nhà nước về tài chính

2

25. Quản lý nhà nước về thương mại

2

26. Quản lý nhà nước về đầu tư

2

27. Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại

2

28. Quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn

2

29. Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường

2

30. Quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo

2

31. Quản lý nhà nước về VH-GD-Y tế

2

32. Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng

2

33. Quan hệ với các Tổ chức phi chính phủ

2

34. Quản lý dự án

2

c- Kiến thức chuyên ngành (Chọn 2 trong 3 chuyên ngành sau đây)

16

* Chuyên ngành Thư ký, trợ lý hành chính

8

35. Thủ tục hành chính văn phòng

2

36. Nghiệp vụ văn thư

2

37. Nghiệp vụ lưu trữ

2

38. Nghiệp vụ lễ tân

2

* Chuyên ngành tổ chức và nhân sự

8

39. Tổ chức bộ máy quản lý

2

40. Tổ chức lao động

2

41. Định mức lao động

2

42. Kế hoạch hóa lao động

2

* Chuyên ngành tài chính công

8

43. Ngân sách nhà nước

2

44. Kho bạc nhà nước

2

45. Kế toán công

2

46. Kế toán máy

2

III. KIẾN THỨC BỔ TRỢ

54

47. Kỹ năng sử dụng máy tính

16

48. Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

40

đ- Thực tập cuối khóa và luận văn tốt nghiệp

10

Thực tập cuối khóa

4

Luận văn tốt nghiệp

6

Theo Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên ngành Quản lý nhà nước khi ra trường có đủ trình độ, chuyên môn, phẩm chất để đảm nhận nhiệm vụ công việc của các vị trí:

  • Cán bộ hành chính văn phòng; thư ký tổng hợp; chuyên viên văn phòng; cán bộ văn thư – lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;

Làm việc ở Bộ phận tham mưu, tổng hợp; trợ lý cho các cấp lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan, tổ chức:

  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành Quản lý nhà nước ở các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm và viện nghiên cứu;

  • Quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư;

  • Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước (ban, ngành, sở, phòng, trung tâm..), cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp các cấp;

  • Công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Quản lý nhà nước. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé!

Minh Trâm

Theo Tuyensinhso.vn

Từ khóa » Trường đại Học Có Ngành Quản Lý Nhà Nước