Ngành (sinh Học) – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Trong phép phân loại sinh học, một ngành (tiếng Hy Lạp: Φῦλον, số nhiều: Φῦλα phyla) là một đơn vị phân loại ở cấp dưới giới và trên lớp. Từ ngành trong sinh học được dịch ra từ tiếng Hy Lạp φυλαί phylai, nghĩa là một nhóm có quyền bầu cử dựa trên cơ sở thị tộc tại các nhà nước thành bang tại Hy Lạp.
Tổng quan
[sửa | sửa mã nguồn]Một ngành đại diện cho việc gộp nhóm nói chung được công nhận và ở cấp lớn nhất của giới động vật và các sinh vật khác với các đặc trưng tiến hóa nào đó, mặc dù một số ngành đôi khi cũng được gộp chung lại trong nhóm gọi là siêu ngành/liên ngành (superphyla), ví dụ như siêu ngành Ecdysozoa với 8 ngành, trong đó có Arthropoda và Nematoda; còn siêu ngành Deuterostomia chứa Echinoderma, Chordata, Hemichordata v.v. Một cách không chính thức thì các ngành có thể coi là việc gộp nhóm các động vật dựa trên sơ đồ cơ thể tổng quát[1]; đây chính là việc gộp nhóm theo hình thái. Vì vậy, mặc dù dường như có các khác biệt bề ngoài của các sinh vật, nhưng chúng được phân loại vào trong các ngành dựa trên cơ cấu tổ chức bên trong của chúng[2]. Chẳng hạn, dường như là đã rẽ nhánh và không giống nhau về bề ngoài, nhưng nhện và cua cả hai đều thuộc về ngành Arthropoda, trong khi giun đất và giun dẹp, khá tương tự về hình dáng, lại tạo thành hai ngành Annelida và Platyhelminthes.
Các ngành động vật được biết đến nhiều nhất có lẽ là Mollusca, Porifera, Cnidaria, Platyhelminthes, Nematoda, Annelida, Arthropoda, Echinodermata và Chordata (loài người thuộc về ngành này). Nhiều ngành chỉ tồn tại trong lòng đại dương, và chỉ duy nhất 1 ngành là hoàn toàn không có trong các đại dương của thế giới: Ngành Onychophora (giun có móc). Ngành gần đây mới phát hiện ra là Cycliophora [3] được tìm thấy năm 1993; và chỉ có 3 ngành được phát hiện ra trong thế kỷ 20 là Saccorhytida (Han và cộng sự, 2017) chỉ có một là Saccorhytus coronarius, ngành Vetulicolia (Shu và cộng sự, 2001) có 15 loài và loài phát hiện trễ nhất là Shenzianyuloma yunnanense, ngành Micrognathozoa (Funch & Kristensen, 2000) chỉ có một loài là Limnognathia maerski, loài Sialomorpha dominicana (Ponair & Nelson, 2019) và ngành của loài thì chưa được đề xuất, Sialomorpha dominicana được phân vào (không phân hạng) Panarthropoda .
Sự bùng nổ kỷ Cambri là sự sinh sôi nảy nở lớn các dạng sự sống đã diễn ra trong khoảng gần chính xác là 530 tới 520 triệu năm trước;[4] trong thời gian này các sinh vật tương tự như, nhưng không là thành viên một cách chặt chẽ của, các ngành hiện nay đã tồn tại;[5] trong khi một số dường như đã xuất hiện trong vùng sinh vật kỷ Ediacara, nó vẫn là vấn đề gây tranh cãi là có hay không việc tất cả các ngành đã tồn tại trước sự bùng nổ. Theo thời gian, vai trò của các ngành cũng thay đổi. Ví dụ, trong kỷ Cambri, quần động vật lớn thống lĩnh là động vật chân đốt (Arthropoda), trong khi hiện nay quần động vật lớn thống lĩnh lại là động vật có xương sống của ngành dây sống (Chordata)[6]. Động vật chân đốt hiện tại vẫn là ngành chiếm số lượng loài nhiều nhất.
Thực vật và nấm
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù Quy tắc quốc tế cho danh pháp thực vật (ICBN) cho phép sử dụng thuật ngữ "phylum" khi nói tới một ngành thực vật, nhưng thuật ngữ khoa học tương đương là "divisio" gần như được tất cả các nhà thực vật học sử dụng.
Các ngành thực vật chính, theo trật tự tiến hóa (có thể nhất), là Marchantiophyta (rêu tản), Anthocerophyta (rêu sừng), Bryophyta (rêu thật sự), Pteridophyta hay Filicophyta (dương xỉ), Sphenophyta (thạch tùng), Cycadophyta (tuế), Ginkgophyta (bạch quả), Pinophyta (thông), Gnetophyta (dây gắm), Magnoliophyta (thực vật hạt kín/thực vật có hoa). Thực vật hạt kín là thực vật có hoa hiện nay chiếm vị trí thống lĩnh trong giới thực vật (80% số loài thực vật có mạch là thực vật hạt kín).
Lưu ý
[sửa | sửa mã nguồn]Tuy nhiên, cần lưu ý là trong động vật học thì thuật ngữ divisio lại được áp dụng một cách tùy chọn cho cấp dưới cận lớp và trên cohort. Hệ thống phân loại được sử dụng rộng rãi như của Carroll (1988) công nhận nhóm cá xương thật sự như là divisio Teleostei trong phạm vi lớp Actinopterygii (cá vây tia). Ít phổ biến hơn (chẳng hạn trong Milner 1988), các dạng động vật bốn chân được coi là các divisio Amphibia và Amniota trong một nhánh của động vật có xương sống với các chi nhiều thịt (Sarcopterygii).
Các ngành động vật.
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngành giun dẹp ( Platyhelminthes )
- Ngành giun tròn ( Nematoda )
- Ngành giun đốt (Annelida )
- Ngành thân mềm (Mollusca )
- Ngành chân khớp (Arthropoda )
- Lớp giáp xác
- Lớp hình nhện
- Lớp sâu bọ
- Ngành động vật có dây sống (Chordata)
- Phân ngành Vertebrata (động vật có xương sống)
- Lớp lưỡng cư
- Lớp bò sát
- Lớp chim
- Lớp thú (lớp có vú)
- Lớp cá (gồm lớp cá sụn và cá xương gồm 2 lớp cá vây tia & lớp cá vây thùy)
- Phân ngành Cephalochordata (Sống đầu)
- Phân ngành Tunicata /Urochordata (Sống đuôi)
- Ngành da gai (Echinodermata)
- Ngành động vật nửa dây sống (Hemichordata)
- Ngành Vetulicolia
- Ngành Saccorhytida
- Ngành Giun đầu gai (Acanthocephala)
- Ngành Giun bụng gai (Gastrotricha)
- Ngành Giun ruy băng (Nemertea)
- Ngành Trùng mũi tên (Chaetognatha)
- Ngành Giun bờm ngựa (Nematomorpha)
- Ngành động vật thân lỗ (Porifera)
- Ngành động vật chén cổ (Archaeocyatha)
- Ngành động vật phẳng (Placozoa)
- Ngành Giun nhung (Onychophora)
- Ngành Gấu nước (Tardigrada)
- Ngành Giun đậu phộng / Sá sùng (Sipunculia)
- Ngành Ctenophora
- Ngành Cnidaria
- Ngành Proarticulata
- Ngành Petalonamae
- Ngành Trilobozoa
- Ngành Medusoid
- Ngành Xenacoelomorpha
- Phân ngành Acoelomorpha
- Phân ngành Xenoturbellida
- Lớp Palaeoscolecida
- Ngành Loricifera
- Ngành Priapulida
- Ngành Kinorhyncha
- Ngành Luân trùng / Trùng bánh xe (Rotifera)
- Ngành Cycliophora
- Ngành Micrognathozoa
- Ngành Dicyemida
- Ngành Monoblastozoa ?
- Ngành Orthonectida
- Ngành Phoronida
- Lớp Hyolitha
- Ngành Tay cuộn (Brachiopoda).
- Phân ngành Rhynchonelliformea
- Phân ngành Craniiformea
- Phân ngành Linguliformea
- Ngành Động vật hình rêu (Ectoprocta/ Bryozoa)
- Ngành Entoprocta / Kamptozoa
- Ngành Agmata
- Chi Sialomorpha †
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Cấp bậc (thực vật học)
- Cấp bậc (động vật học)
- Quy tắc quốc tế cho danh pháp động vật (ICZN)
- Quy tắc quốc tế cho danh pháp thực vật (ICBN)
- Miêu tả theo nhánh học
- Phát sinh loài học
- Hệ thống hóa
- Phép phân loại
- Phân loại khoa học
- Phân loại virus
- Phân loại giới Động vật
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Các ngành động vật chính Lưu trữ 2006-07-16 tại Wayback Machine
- Các ngành có "thực tế" không? Lưu trữ 2006-06-22 tại Wayback Machine
Từ nguyên:
- American Heritage Dictionary Lưu trữ 2007-02-10 tại Wayback Machine: Từ mới phylum trong tiếng La tinh, từ tiếng Hy Lạp phūlon, lớp.
- Online Etymological Dictionary: Từ tiếng Hy Lạp phylon "chủng tộc, dòng họ", liên quan tới "bộ lạc, thị tộc," của physikos.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Carroll Robert L. 1988. Vertebrate Paleontology and Evolution. New York: W.H. Freeman & Co. ISBN 0-716-7-1822-7.
- Milner Andrew. 1988. "The relationships and origin of living amphibians." In M.J. Benton (ed.), The Phylogeny and Classification of the Tetrapods, Volume 1: Amphibians, Reptiles, Birds, các trang 59–102. Oxford: Clarendon Press.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Valentine, James W. (2004). On the Origin of Phyla. Chicago: Nhà in Đại học Chicago. tr. 7. 0226845486.Việc phân loại các sinh vật trong các hệ thống có thứ bậc đã được sử dụng từ thế kỷ 17 và 18, thông thường các sinh vật được gộp nhóm theo các điểm giống nhau về hình thái, được các tác giả của các hệ thống phân loại cảm nhận, và các nhóm này khi đó đã được gộp lại phù hợp với sự giống nhau của chúng, và cứ như vậy để tạo ra một trật tự thứ bậc"
- ^ Parker, Andrew (2003). In the blink of an eye: How vision kick-started the big bang of evolution. Sydney: Free Press. tr. 1-4. 0743257332."Công việc của các nhà sinh học tiến hóa là khả năng phán đoán về sự đa dạng mâu thuẫn của dạng - ở đây không phải luôn luôn có mối quan hệ giữa các phần bên trong và bên ngoài. Từ ban đầu trong lịch sử của chủ đề này, một điều rõ ràng là cơ cấu tổ chức bên trong nói chung là quan trọng hơn cho phân loại bậc cao của động vật hơn là hình dáng bề ngoài. Cơ cấu tổ chức bên trong đã thiết lập các hạn chế chung đối với việc các động vật có thể trao đổi khí, thu được các dưỡng chất và sinh sản như thế nào."
- ^ "...khi một loài mới được phát hiện, không quan trọng là nó không bình thường như thế nào, thông thường nó có thể được phân loại vào trong một nhóm đã biết của các sinh vật với cùng sơ đồ cơ thể hay ngành. Mặc dù có khoảng trên 1,5 triệu loài đã biết trên thế giới, tất cả chúng đều có thể được phân loại trong 35 hay đại loại như thế số lượng ngành. Chúng bao gồm động vật có dây sống (ví dụ động vật có xương sống như người), động vật thân mềm (ốc) và động vật chân đốt (các chi có khớp như côn trùng). Tuy nhiên, S. pandora là bất thường đến mức nó không thể được phân loại vào bất kỳ ngành nào đang có, và vì thế một ngành mới đã được đề xuất, gọi là Cycliophora" [1] (URL truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2006)
- ^ Valentine J. W., Jablonski D., Erwin D. H. (ngày 1 tháng 3 năm 1999). “Fossils, molecules and embryos: new perspectives on the Cambrian explosion”. Development. 126: 851–859. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
- ^ Budd G. E., Jensen S. (2000). “A critical reappraisal of the fossil record of the bilaterian phyla”. Biological Reviews. 75 (02): 253–295. doi:10.1017/S000632310000548X. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2007.
- ^ "Sự bùng nổ kỷ Cambri... Các sinh vật nằm trong khoảng từ các sinh vật nhân sơ như vi khuẩn lam tới các dạng tảo lục và tảo đỏ của sinh vật nhân chuẩn, tới sứa, động vật tay cuộn, giun vòi gai, giun đốt và nhiều nhóm động vật chân đốt khác, cũng như động vật da gai và có thể là cả những động vật có dây sống đầu tiên." [2] Lưu trữ 2007-04-16 tại Wayback Machine (URL truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2006)
| ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tổng bộ(magnorder) | Đoạn (đv)(section) | |||||||
Vực/Liên giới(domain/superkingdom) | Liên ngành(superphylum) | Liên lớp(superclass) | Liên bộ(superorder) | Liên họ(superfamily) | Liên tông(supertribe) | Liên loài(superspecies) | ||
Giới(kingdom) | Ngành(phylum) | Lớp(class) | Đoàn(legion) | Bộ(order) | Họ(family) | Tông(tribe) | Chi/Giống(genus) | Loài(species) |
Phân giới(subkingdom) | Phân ngành(subphylum) | Phân lớp(subclass) | Đội(cohort) | Phân bộ(suborder) | Phân họ(subfamily) | Phân tông(subtribe) | Phân chi/Phân giống(subgenus) | Phân loài(subspecies) |
Thứ giới/Nhánh(infrakingdom/branch) | Thứ ngành(infraphylum) | Thứ lớp(infraclass) | Thứ bộ(infraorder) | Đoạn (tv)(section) | Thứ (tv)(variety) | |||
Tiểu ngành(microphylum) | Tiểu lớp(parvclass) | Tiểu bộ(parvorder) | Loạt (tv)(series) | Dạng (tv)(form) |
Từ khóa » Ngành Và Nhánh
-
Đám Rối Thần Kinh Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Phẫu đám Rối Thần Kinh Cánh Tay | Vinmec
-
Phát Triển Nhanh Và Bền Vững Ngành Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công ...
-
Tổn Thương đám Rối Cánh Tay – Chẩn đoán Và điều Trị Hiện Nay
-
Tổng Quan Về Công Việc Ngành Logistics - TopCV
-
Thủ Tục, Mã Ngành Và Các điều Kiện Thành Lập Công Ty Giao Hàng ...
-
Ngành Thủy Sản Hồi Phục Nhanh - Báo Người Lao động
-
Dự đoán 10 Nhóm Ngành Nghề Siêu Siêu Hot Vào Năm 2025
-
Ngành Nào Học Nhẹ Nhất Và Nhanh Chóng Ra Nghề Nhất Hiện Nay?
-
Nhành - Wiktionary Tiếng Việt
-
Quyết định 726/QĐ-TTg 2022 Chiến Lược Phát Triển Ngành Công ...
-
Tổ Chức, Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Tổng Quan Về Tổng Công Ty Bưu điện Việt Nam (vietnam Post)
-
Thông Báo Tuyển Sinh Đại Học Văn Bằng 2 Ngành Ngôn Ngữ Anh Và ...