Ngành Thiên Văn Học Là Gì? Học Ngành Thiên Văn Học Ra Trường Làm ...

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất, ngành Thiên văn học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn lựa. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ thông tin thí sinh cần biết về ngành Thiên văn học.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Thiên văn học

Thiên văn học (Mã ngành: 7440101) là lĩnh vực nghiên cứu khoa học các thiên thể và các hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc ngoài vũ trụ. Ngành này cũng nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hóa học, chuyển động, khí tượng học của các vật thể vũ trụ và sự hình thành vũ trụ.

Theo định nghĩa của NASA thì Thiên văn học là ngành khoa học nghiên cứu về các ngôi sao, các hành tinh và không gian. Thiên văn học và chiêm tinh học có nhiều liên quan về mặt lịch sử, nhưng chiêm tinh học không phải là một ngành khoa học và được cho là không có gì liên quan đến thiên văn học cả.

Việc nghiên cứu thiên văn và vật lý thiên văn được thực hiện trong đài quan sát, các phòng thí nghiệm tại các trường đại học hoặc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học. Nhà thiên văn thực hiện việc quan sát của mình tại các địa điểm được chọn lựa, nằm ngoài sự ô nhiễm ánh sáng được tạo ra bởi các khu vực đô thị, thường các địa điểm này ở vị trí rất cao hoặc trong sa mạc.

Nội dung nghiên cứu Thiên văn học được chia làm 3 phần chính là:

  • Quy luật chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ giữa trái đất và bầu trời.
  • Cấu trúc và bản chất vật lý của các thiên thể và các quá trình xảy ra trong vũ trụ.
  • Nguồn gốc hình thành và phát triển của thiên thể.

2. Các trường đào tạo ngành Thiên văn học

Hiện tại chỉ có trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội xét tuyển ngành.

3. Các khối xét tuyển ngành Thiên văn học

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • A04: Toán, Vật lí, Địa lí

4. Chương trình đào tạo ngành Thiên văn học

(Đang cập nhật)

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Thiên văn học sau khi tốt nghiệp

Theo chia sẻ của một số thông tin hướng nghiệp, Thiên văn học được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, vì thế, việc làm của ngành khá đa dạng. Cụ thể, bạn có thể làm việc trong những lĩnh vực sau:

  • Vũ trụ quan: Trong khi thiên văn học thông thường nghiên cứu về những vật thể riêng lẻ trên bầu trời, vũ trụ học nghiên cứu tất cả. Vũ trụ quan cũng bao gồm mối quan hệ mật thiết với môn vật lý, vì vậy khi học ngành này, bạn cần hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực vật lý.
  • Vật lý thiên văn: Vật lý thiên văn liên quan đến vật lý và thuộc tính của các vật thể trên bầu trời như sao, các hành tinh và hệ ngân hà, thuộc tính của chúng và cách thức chúng vận động. Đây là một trong những ngành thú vị nhất trong thiên văn học, gồm việc khám phá những thuộc tính của vật chất tối, năng lượng tối và các hố đen, thời gian chúng di chuyển, hình thành, liệu đa vũ trụ có tồn tại, và nguồn gốc, số phận cuối cùng của vũ trụ là gì.
  • Sinh vật học trong vũ trụ: Lĩnh vực này nghiên cứu nguồn gốc, sự tiến hóa và những vật thể sống trong vũ trụ, cả trên bề mặt trái đất và bên ngoài trái đất. Đồng thời, nó cũng bao gồm việc tìm kiếm những môi trường sống trong hệ mặt trời của chúng ta và cả bên ngoài.
  • Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời: Đây là chuyên ngành nghiên cứu đặc tính và hành vi của mặt trời, sử dụng những kiến thức này để hiểu về các sao và các hệ thống khác. Nghiên cứu về vật lý mặt trời rất quan trọng, và những nghiên cứu này được cho là sẽ thay đổi bầu không khí trong hệ mặt trời, hoạt động của hệ mặt trời có tác động chính đến khí hậu trên trái đất.
  • Địa chất các hành tinh: Chuyên ngành này sử dụng những nghiên cứu về địa chất để tìm hiểu về các thành phần, hành vi của các hành tinh, mặt trăng, sao chổi, tiểu hành tinh và bất cứ vật thể nào trôi nổi xung quanh trái đất. Lĩnh vực này rất gần với địa lý học trên trái đất. Hầu hết các chương trình về thiên văn học có những môn chủ yếu về vật lý, bao hàm những chủ đề như động lực học Newton, điện từ và vật lý nguyên tử.
  • Tuy nhiên, do số lượng tuyển dụng của ngành Thiên văn học rất hạn chế nên ngành học này có tính cạnh tranh cao.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Thiên văn học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Đức Anh

Theo tuyensinhso.vn

Xem thêm bài viết tại:

Ngành Vật lý học là gì? Học ngành Vật lý học ra trường làm gì?

Từ khóa » Hoá Học Vũ Trụ Là Gì