Ngành Thương Mại điện Tử Là Gì? Học Ngành ... - Hướng Nghiệp GPO

Với sự phát triển ngày càng tiềm năng của mô hình kinh doanh online những năm gần đây, ngành Thương mại điện tử được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, những thông tin cần thiết và quan trọng về ngành học này còn khá hạn chế. Còn rất nhiều bạn chưa hiểu rõ và biết đến ngành học này. Vì thế, bài viết xin chia sẻ những thông tin tổng quan về ngành Thương mại điện tử. Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành thương mại điện tử.

Ngành thương mại điện tử (Mã ngành: 7340122) là ngành đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng để triển khai và phát triển các mô hình kinh doanh trực tuyến thông qua internet. Khi nhu cầu sửa dụng internet ngày càng tăng điển hình là xu hướng mua sắm online ngày càng phổ biến thì nguồn nhân sự có chuyên môn là rất cần thiết.

Thương mại điện tử là sự kết hợp giữa kinh doanh và công nghệ thông tin. Khi học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về kinh tế và tổ chức kinh doanh như phát triển ý tưởng kinh doanh trên các nền tảng, kỹ năng quản trị kinh doanh và phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng, đối tác.

Ngoài ra, sinh viên có thể phát triển tư duy sáng tạo, các kỹ năng cần thiết phục vụ các ý tưởng khởi nghiệp và có cơ hội được tiếp cận với các môn thuộc ngành công nghệ thông tin như: mạng máy tính, an ninh mạng, bảo mật thông tin,...

2. Các trường đào tạo ngành Thương mại điện tử

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Thương mại
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Công nghệ giao thông vận tải

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

  • Đại học Kinh tế Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế Huế
  • Đại học Vinh

Khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TPHCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM
  • Đại học Công nghệ TPHCM
  • Đại học Trà Vinh

3. Các khối xét tuyển ngành Thương mại điện tử

  • A00: Toán – Lý - Hóa
  • A01: Toán – Lý - Anh
  • D01: Toán – Văn - Anh
  • D07: Toán – Hóa – Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử

A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
I Học phần bắt buộc
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 1
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đương lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
5 Pháp luật đại cương
6 Tiếng Anh 1
7 Tiếng Anh 2
8 Tiếng Anh 3
9 Toán cao cấp 1
10 Toán cao cấp 2
11 Lý thuyết xác suất và thống kế toán
12 Tin học đại cương
13 Phương pháp nghiên cứu khoa học
14 Kinh tế thương mại
15 Xã hội học đại cương
16 Kinh tế môi trường
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
I Kiến thức cơ sở ngành
Bắt buộc
17 Kinh tế vi mô
18 Kinh tế vĩ mô
19 Quản trị học
20 Hệ thống thống tin quản lý
21 Marketing căn bản
22 Thương mại điện tử căn bản
23 Tiếng Anh 4
Tự chọn
24 Quản trị dịch vụ
25 Nguyên lý thống kê
26 Cơ sở lập trình
27 Cơ sở dữ liệu
28 Khởi nghiệp kinh doanh
29 Mạng máy tính và truyền thông
II Kiến thức ngành bao gồm cả chuyên ngành
Bắt buộc
30 Thiết kế và triển khai website
31 An toàn và bảo mật thông tin
32 Quản trị thương mại điện tử 1
33 Quản trị thương mại điện tử 2
34 Marketing thương mại điện tử
35 Phát triển hệ thống thương mại điện tử
36 Pháp luật thương mại điện tử
37 Thanh toán điện tử
38 Thương mại di động
39 Chính phủ điện tử
40 Thực hành quảng cáo trực tuyến
41 Thực hành khai thác dữ liệu trên internet
42 Quản trị chất lượng
43 Quản trị thương hiệu
44 Quản trị công nghệ
45 Quản trị tài chính
46 Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
47 Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp
III Kiến thức bổ trợ
Bắt buộc
48 Ngoại ngữ 2
49 Nguyên lý kế toán
50 Nhập môn tài chính tiền tệ
51 Quản trị chiến lược
Tự chọn
52 Quản trị thương hiệu điện tử
53 Tâm lý quản trị kinh doanh
54 Văn hóa kinh doanh
C TỐT NGHIỆP KHÓA HỌC

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Thương mại điện tử sau khi tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như:

  • Kinh doanh trực tuyến: Thử nghiệm kinh doanh bất cứ mặt hàng nào trên các trang thương mại điện tử, tự làm chủ bằng cách vận dụng các kiến thức đã được học tập và rèn luyện.
  • Chuyên viên tư vấn thương mại điện tử: Trở thành chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch phát triển hệ thống thương mại điện tử, xây dựng và bảo dưỡng các dự án TMĐT, quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử
  • Người xây dựng các trang thương mại điện tử: Xây dựng lên những website tương tự lazada, shopee, tiki…
  • Giảng viên ngành TMĐT: Có thể công tác sư phạm để trở thành giảng viên đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng thương mại điện tử tại các trường đại học.
  • Khởi nghiệp và phát triển sự nghiệp: Sau khi đã có được lượng kiến thức chắc chắn cùng một chút tài chính cơ bản, sinh viên mới ra trường có thể bắt tay vào khởi nghiệp với những mô hình kinh doanh phù hợp với thời kì 4.0 hiện nay.
  • Có thể học tiếp chuyên sâu một số ngành có liên quan như Marketing, Công nghệ thông tin,...

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Thương mại điện tử. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Bích Loan Theo trangedu.com

Từ khóa » Học Ngành Thương Mại điện Tử Ra Làm Gì