Ngành Toán Học Là Gì? Học Ngành Toán Học Ra Trường Làm Gì?

Ngành Toán học là ngành học hiện nay đang thu hút không ít sự quan tâm của các bạn sĩ tử. Nếu bạn đam mê làm việc với những con số và sự logic thì đây có thể là ngành học dành cho bạn. Vậy ngành Toán học thì nên học ở đâu, thi những tổ hợp môn gì hay những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.

1. Giới thiệu chung về ngành Toán học

Ngành Toán học (Mã ngành: 7460101) là ngành sử dụng những học thuyết toán, kỹ thuật tính toán, thuật toán, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để giải quyết mọi vấn đề từ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vật lý thậm chí đến cả những vấn đề thuộc về khoa học xã hội và nhân văn. Sinh viên tốt nghiệp được trang bị những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, về khoa học tự nhiên và những kiến thức cơ bản về Toán học, đồng thời trang bị những kiến thức cơ sở của ngành và bước đầu đi sâu vào chuyên ngành. Sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, một số thuật toán và phần mềm toán học.

2. Các trường đào tạo ngành Toán học

Để theo học ngành Toán học, các sĩ tử có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sư phạm Hà Nội

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Khoa học - Đại học Huế
  • Đại học Đà Lạt

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Thủ Dầu Một

3. Các khối xét tuyển ngành Toán học

  • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Toán học

I

Khối kiến thức chung (Không tính các học phần từ số 10 đến số 12)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở 1

6

Tin học cơ sở 4

7

Tiếng Anh cơ sở 1

8

Tiếng Anh cơ sở 2

9

Tiếng Anh cơ sở 3

10

Giáo dục thể chất

11

Giáo dục quốc phòng – an ninh

12

Kỹ năng bổ trợ

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

13

Cơ sở văn hóa Việt Nam

14

Khoa học trái đất và sự sống

III

Kiến thức theo khối ngành

15

Cơ - Nhiệt

16

Điện - Quang

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

17

Đại số tuyến tính 1

18

Đại số tuyến tính 2

19

Giải tích 1

20

Giải tích 2

21

Giải tích 3

22

Phương trình vi phân

23

Phương trình đạo hàm riêng 1

24

Giải tích số 1

25

Xác suất 1

26

Tối ưu hóa 1

27

Hình học giải tích

28

Thống kê ứng dụng

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc

29

Đại số đại cương

30

Giải tích hàm

31

Toán rời rạc

32

Giải tích phức

33

Thực hành tính toán

34

Tôpô đại cương

35

Cơ sở hình học vi phân

36

Lý thuyết độ đo và tích phân

37

Lý thuyết Galois

38

Tiểu luận khoa học

V.2

Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 2 hướng chuyên sâu dưới đây)

V.2.1

Các học phần chuyên sâu về Toán lý thuyết

39

Đại số tuyến tính 3

40

Cơ sở tôpô đại số

41

Lý thuyết nhóm và biểu diễn nhóm

42

Hình học đại số

43

Lý thuyết số

44

Tôpô vi phân

45

Không gian véctơ tôpô

46

Giải tích phổ toán tử

47

Phương trình đạo hàm riêng 2

48

Giải tích trên đa tạp

49

Lý thuyết ổn định của phương trình vi phân

50

Phương trình tích phân

51

Quá trình ngẫu nhiên

52

Xác suất 2

53

Tối ưu rời rạc

54

Tổ hợp

55

Lịch sử toán học

56

Xêmina Toán lý thuyết

V.2.2

Các học phần chuyên sâu về Toán ứng dụng

57

Điều khiển tối ưu

58

Phương pháp Monte-Carlo

59

Giải tích số 2

60

Tối ưu hoá 2

61

Tối ưu rời rạc

62

Xác suất 2

63

Lý thuyết ước lượng và Kiểm định giả thiết

64

Quá trình ngẫu nhiên

65

Các mô hình toán ứng dụng 1

66

Các mô hình toán ứng dụng 2

67

Đại số máy tính

68

Lý thuyết mật mã và an toàn thông tin

69

Tổ hợp

70

Lý thuyết ổn định của phương trình vi phân

71

Lịch sử toán học

72

Xêmina Toán ứng dụng

V.3

Khóa luận tốt nghiệp và các học phần thay thế

V.3.1

Khóa luận tốt nghiệp

73

Khóa luận tốt nghiệp

V.3.2

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp (sinh viên lựa chọn 1 trong 2 học phần dưới đây và 01 học phần chưa học trong khối kiến thức lựa chọn V.2)

74

Một số vấn đề chọn lọc trong Toán học

75

Một số vấn đề chọn lọc trong tính toán khoa học

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Toán học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc tại những vị trí sau:

  • Làm việc tại các công ty, khu công nghiệp, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm, kiểm toán, các doanh nghiệp công nghiệp, phục vụ nhu cầu kinh doanh, dự đoán rủi ro.
  • Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu, lập trình viên, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trên cả nước.
  • Giảng dạy Toán học, tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trung tâm tin học và các trường trung học phổ thông.
  • Có khả năng tiếp tục học thêm hoặc tìm kiếm học bổng về các chương trình đào tạo nghiên cứu chuyên sâu như Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành của ngành Toán học, Quản trị, Kinh tế và Khoa học máy tính tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Toán học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Kiều Khanh Theo tuyensinhso.vn

Từ khóa » Ngành Toán Ra Trường Làm Gì