Ngành Việt Nam Học Là Gì? Học Ngành Việt Nam Học Ra Trường Làm Gì?

Bạn là một người Việt Nam và muốn tìm hiểu sâu về đất nước của mình thì Việt Nam học chắc hẳn là một ngành học phù hợp với bạn. Việt Nam học được đánh giá là một ngành học thú vị và đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Đây cũng là một ngành đang có nhu cầu nhân lực cao nên cơ hội việc làm ngành Việt Nam học vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu ngành Việt Nam học

Việt Nam học (Mã ngành: 7310630) là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa.

Việt Nam học là ngành đào tạo có tính chất liên ngành, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học (và cả tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn. Cử nhân Việt Nam học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài, các tổ chức quốc tế…

Theo học ngành Việt Nam học, sinh viên sẽ được trang bị sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức thuộc các chuyên ngành về Du lịch và quản lý hướng dẫn du lịch, Hướng dẫn du lịch, Văn hóa du lịch... Cụ thể là những kiến thức về con người và đất nước Việt Nam:

  • Phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền của đất nước Việt Nam, trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội…

  • Văn hoá giao tiếp của người Việt:

    • Giao tiếp trong sinh hoạt gia đình;
    • Giao tiếp nơi công sở;
    • Giao tiếp trong trường học;
    • Giao tiếp trong kinh doanh;
    • Giao tiếp trong khi tiếp khách;
  • Văn hoá ẩm thực của người Việt: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn của mỗi vùng trên đất nước Việt Nam.

  • Văn hoá mặc truyền thống của người Việt trong từng thời kì lịch sử.

  • Kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học...

2. Các trường đào tạo ngành Việt Nam học

Khu vực miền Bắc

  • ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (ĐHQGHN) - USSH
  • ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI - HNUE
  • ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
  • ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
  • ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - DHHP
  • ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI - HNMU
  • ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
  • ĐẠI HỌC THĂNG LONG - TLU

Khu vực miền Trung

  • ĐẠI HỌC VINH - TDV
  • ĐẠI HỌC DUY TÂN - DTU
  • ĐẠI HOC QUẢNG NAM
  • ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
  • ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC HUẾ
  • ĐẠI HỌC QUY NHƠN
  • ĐẠI HỌC PHAN CHÂU TRINH

Khu vực miền Nam

  • ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM - SPS
  • ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU
  • ĐẠI HỌC AN GIANG - AGU
  • ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG - HIU
  • ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH - NTT
  • ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG - TDTU
  • ĐẠI HOC ĐỒNG THÁP

3. Các khối xét tuyển ngành Việt Nam học

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo

A

Khối kiến thức chung

1

NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1

2

Tiếng Anh 1

3

Tiếng Pháp 1

4

Tiếng Nga 1

5

Tiếng Trung 1

6

Giáo dục thể chất 1

7

NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2

8

Tiếng Anh 2

9

Tiếng Pháp 2

10

Tiếng Nga 2

11

Tiếng Trung 2

12

Tin học đại cương

13

Tư tưởng Hồ Chí Minh

14

Tiếng Anh 3

15

Tiếng Pháp 3

16

Tiếng Nga 3

17

Giáo dục thể chất 3

18

Tiếng Trung 3

19

Đường lối CM của ĐCS Việt Nam

20

Lịch sử-Văn hóa-Con người Hà Nội

B

Khối kiến thức chuyên ngành

1

Giáo dục quốc phòng

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

4

Lịch sử văn minh thế giới

5

Xác suất thống kê

6

Xã hội học

7

Nhập môn khu vực học

8

Nhân học văn hóa

9

Giáo dục thể chất 2

10

Âm nhạc

11

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ

12

Kỹ năng giao tiếp

13

Cơ sở văn hóa Việt Nam

14

Văn học dân gian Việt Nam

15

Địa lí Việt Nam 1

16

Thực tế Văn hóa & Văn học dân gian

17

Nhân học đại cương và các dân tộc Việt Nam

18

Hán Nôm 1

19

Lịch sử Văn học Việt Nam 1

20

Tiếng Việt thực hành và Hoạt động giao tiếp Tiếng Việt

21

Lịch sử Việt Nam 1

22

Địa lí Việt Nam 2

23

Văn hóa Việt Nam trong Đông Nam Á

24

Giáo dục thể chất 4

25

Giáo dục vì sự phát triển bền vững

26

Hán Nôm 2

27

Tiếng Anh chuyên ngành

28

Tiếng Pháp chuyên ngành

29

Tiếng Nga chuyên ngành Toán1

30

Lịch sử Văn học Việt Nam 2

31

Cơ sở ngôn ngữ học

32

Lịch sử Việt Nam 2

33

Thực tế Lịch sử & Địa lí Việt Nam

34

Lịch sử Văn học Việt Nam 3

35

Ngữ pháp và Phong cách học Tiếng Việt

36

Lịch sử Việt Nam 3

37

Văn hóa phương Đông

38

Tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam

39

Phong tục, tập quán Việt Nam

40

Quy hoạch du lịch Việt Nam

41

Lý thuyết truyền thông

42

Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại

43

Lịch sử tư tưởng Việt Nam

44

Thực tế Du lịch - Văn hóa - Báo chí

45

Gia đình-dòng họ-làng xã người Việt

46

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

47

Nghiệp vụ báo chí 1

48

Thực tập chuyên môn 1 (VNH)

49

Kinh tế Việt Nam

50

Du lịch sinh thái

51

Quản trị lữ hành và Marketing du lịch

52

Phương pháp nghiên cứu và nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa

53

Tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa

54

Quản lí di sản văn hóa và phát triển du lịch

55

Nghiệp vụ báo chí 2

56

Quan hệ công chúng

57

Thực tập chuyên môn 2(VNH)

58

Khoá luận tốt nghiệp

Theo Đại học Sư phạm Hà Nội

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp ngành Việt Nam học ngày càng rộng mở và đa dạng. Với kiến thức và các kĩ năng được trang bị, sau khi tốt nghiệp ngành này, các bạn có thể đảm nhiệm công việc ở các lĩnh vực như:

  • Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài...

  • Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam;

  • Trở thành hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch trong cả nước;

  • Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có ngành Việt Nam học hoặc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài;

  • Làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền hình hoặc truyền thông, tổ chức sự kiện…

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Việt Nam học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé!

Minh Trâm

Theo tuyensinhso.vn

Từ khóa » Các Chuyên Ngành Của Việt Nam Học