Ngành Xây Dựng Thi Khối Nào? Đáp án Cho Kỹ Sư Tương Lai

1. Lời hồi đáp ngành xây dựng thi khối nào?

1.1. Tại sao lại là ngành xây dựng?

Ngành xây dựng hiện nay không đơn giản chỉ là việc bạn xây dựng nhà ở mà nó bao trùm cũng như rộng lớn hơn rất nhiều. Đó có thể là xây các công trình công cộng, các dự án nhà ở lớn, các khu đô thị, cầu đường,... Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì ngành xây dựng cũng có những bước tiến lớn để trở thành một ngành mũi nhọn. 

Lý do nên chọn ngành xây dựng
Lý do nên chọn ngành xây dựng

Thêm vào đó, lựa chọn ngành xây dựng, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn trong việc theo đuổi chuyên ngành của riêng mình để phù hợp với từng vị trí trong tương lai. Và cụ thể hơn thì những lý do cho thấy được bạn nên học ngành xây dựng có thể kể đến như sau:

1.1.1. Là một ngành có tầm quan trọng với sự phát triển của xã hội

Có thể nói ngành xây dựng có vai trò cực kỳ quan trọng với sự phát triển chung của xã hội. Điều này xuất phát từ đánh giá chung về mức phát triển của một quốc gia. Đơn giản khi một quốc gia được đánh giá là có tốc độ phát triển cao hay thấp sẽ dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có chất lượng và sự đáp ứng của các công trình công cộng phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người. Và nếu ngành xây dựng chưa thực hiện được những điều này sẽ gây ảnh hưởng và làm giảm chất lượng sống của người dân ở quốc gia đó.

1.1.2. Cơ hội việc làm rộng mở, phong phú, đa dạng

Là một ngành có sự đặc thù khá lớn, ngành xây dựng không chỉ đòi hỏi về mặt thể lực mà kiến thức và tri thức đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là sự “khát nhân lực chất lượng cao” của ngành này sẽ là cơ hội lớn cho bạn khi theo học ngành xây dựng.

1.1.3. Hứa hẹn mức thu nhập hấp dẫn

Nếu bạn là một người có năng lực, có kinh nghiệm và chuyên môn tốt thì đây sẽ là một ngành hứa hẹn với mức thu nhập hấp dẫn. Bạn không bị gói gọn với những công trình trong nước mà hoàn toàn có thể thực hiện những dự án nước ngoài nếu như có khả năng. Việc mở rộng “thị trường” làm việc của chính mình sẽ giúp bạn sở hữu được gia tài giá trị, không đơn giản chỉ là thu nhập của bản thân.

Ngành mang lại mức thu nhập hấp dẫn
Ngành mang lại mức thu nhập hấp dẫn

1.1.4. Phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân

Không thể phủ nhận rằng việc tuân thủ các quy tắc quy chuẩn trong xây dựng là điều bắt buộc, tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh nhất định thì bạn hoàn toàn có thể vận dụng được tính sáng tạo của bản thân để đưa ra các giải pháp kịp thời, hiệu quả.

Đặc biệt là môi trường làm việc trong ngành xây dựng khá áp lực, tuy nhiên, đây vẫn sẽ là một yếu tố để bạn tạo ra “kim cương” cho chính mình.

1.2. Ngành xây dựng thi khối nào?

Có thể thấy, với những lý do trên, lựa chọn ngành xây dựng sẽ là sự lựa chọn mở ra khá nhiều cơ hội tương lai cho bạn. Vậy, ngành xây dựng thi khối nào để bạn có thể trở thành một kỹ sư xây dựng trong tương lai?

Là một ngành đòi hỏi có tư duy logic, khả năng tưởng tượng hình ảnh và phân tích đánh giá tốt thì bạn cần có năng khiếu về các môn như Toán, Lý, Tiếng Anh. Tuy nhiên, các khối thi của ngành xây dựng cũng khá đa dạng để bạn có thể lựa chọn khối thi phù hợp với năng lực của mình. Cụ thể thì ngành xây dựng sẽ thi các khối sau:

Ngành xây dựng thi khối nào
Ngành xây dựng thi khối nào

- Khối A: Toán, Lý, Hóa

- Khối D1: Toán, Văn, Anh

- Khối A1: Toán, Lý, Anh

- Khối C1: Toán, Văn, Lý

- Khối D7: Toán, Hóa, Anh

- Khối A16: Toán, Văn, Khoa học tự nhiên

Thực tế thì tùy vào từng trường mà sẽ có khối thi tương ứng với các tổ hợp môn khác nhau. Do vậy mà khi lựa chọn khối thi của ngành xây dựng thì bạn cũng cần xem xét những trường tuyển sinh ngành đó với khối thi ra sao để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. 

Ngoài hình thức thi với việc lựa chọn khối thì hiện nay, khá nhiều trường lựa chọn cách thức tuyển sinh thông qua học bạ. Tuy nhiên, với cách này thì bạn cần sở hữu một học bạ đẹp, xịn, thành tích cá nhân xuất sắc và các môn liên quan tới ngành cũng cần có số điểm ấn tượng. 

Xem thêm: Vật liệu xây dựng là gì? Phân loại vật liệu xây dựng

Những tổ hợp môn trong khối thi ngành xây dựng
Những tổ hợp môn trong khối thi ngành xây dựng

2. Thông tin về điểm chuẩn và trường đào tạo ngành xây dựng

Biết được ngành xây dựng thi khối nào thôi là chưa đủ, bạn cần trang bị thêm cho mình các thông tin như điểm chuẩn của ngành xây dựng là bao nhiêu, những trường đại học, cao đẳng nào có chất lượng đào tạo tốt,.... Để có thể vững tin phát triển trong ngành xây dựng thì bạn cần xây cho mình những viên gạch đầu tiên thật chắc chắn làm nền tảng. 

2.1. Điểm chuẩn của ngành xây dựng

Mỗi một trường đào tạo về ngành xây dựng sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau. Việc này sẽ phụ thuộc vào tiêu chí tuyển sinh của trường, số lượng hồ sơ đăng ký, điểm trung bình của kỳ thi, v.v... Dựa vào những yếu tố đó để xác định điểm chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế của trường.

Tuy nhiên, trung bình thì điểm chuẩn của ngành xây dựng sẽ dao động từ 14 điểm - 27 điểm. Điển hình như trường ĐH Tôn Đức Thắng thì sẽ nhân đôi điểm môn Toán, do vậy mà mức điểm chuẩn sẽ khá cao (27 điểm năm 2024). Với các trường như Bác khoa, Xây dựng thì sẽ dao động từ 16 - 19 điểm. Các trường tư thục, đào tạo đa ngành thường sẽ có mức điểm chuẩn thấp hơn, từ 14 -16 điểm.

Nhìn chung, sự dao động của điểm chuẩn qua các năm sẽ phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng thí sinh của năm đó. Ở các mức điểm khác nhau thì bạn cũng sẽ có sự lựa chọn trường phù hợp với bản thân.

Điểm chuẩn ngành xây dựng
Điểm chuẩn ngành xây dựng

2.2. Gợi ý các trường đào tạo ngành xây dựng

Hiện nay, khá nhiều trường định hướng đào tạo đa ngành và ngành xây dựng sẽ là một trong những ngành không thể thiếu. Để nói tới chất lượng đào tạo ngành xây dựng tốt thì các bạn có thể hướng đến một số trường đại học sau đây:

- Trường đại học Xây dựng Hà Nội.

- Trường đại học Bách khoa Hà Nội

- Trường đại học Giao thông vận tải Hà Nội/TP. Hồ Chí Minh

- Trường đại học Kiến trúc

- Trường đại học Tôn Đức Thắng

- Trường đại học Duy Tân

Đây đều là những trường top đầu trong việc đào tạo về ngành xây dựng. Ngoài ra, khá nhiều trường cao đẳng hay trường tư thục có chất lượng đào tạo khá tốt. Các bạn cũng có thể tìm kiếm và tham khảo cho mình.

3. Những phẩm chất giúp bạn thành công với ngành xây dựng

Thành công với ngành xây dựng không chỉ bắt đầu với ngành xây dựng thi khối nào mà còn đòi hỏi ở bạn những phẩm chất phù hợp với ngành với nghề. Một số tố chất để bạn có thể sống với nghề xây dựng có thể kể đến như sau:

Phẩm chất cần có để thành công với ngành xây dựng
Phẩm chất cần có để thành công với ngành xây dựng

- Sự tìm hiểu và nắm bắt nhanh chóng về công nghệ

Bây giờ là thời đại của công nghệ 4.0, vì thế mà không có lý do gì để xây dựng không có sự áp dụng của công nghệ cả. Hiện nay, các ứng dụng số hóa trong lĩnh vực xây dựng đang phát triển mạnh mẽ, việc tiếp cận và hiểu rõ chúng sẽ giúp cho việc thực hiện các công việc trong ngành trở nên thuận lợi hơn. Phần mềm quản lý công trình là một trong những phần mềm khá phổ biến trong ngành xây dựng. Cụ thể hơn là phần mềm Quản lý công trình 365, một trong những phần mềm được nhiều kỹ sư xây dựng lựa chọn và thấy được hiệu quả trong quá trình sử dụng một cách cực kỳ rõ rệt.

- Khả năng chịu được áp lực của công việc

Làm việc trong ngành xây dựng, bạn sẽ chịu một áp lực rất lớn. Áp lực về tiến độ hoàn thành, áp lực về nguồn vốn, áp lực về chất lượng và an toàn thi công,... Rất nhiều vấn đề đòi hỏi bạn cần quan tâm, để ý một cách sát sao. Do vậy mà nếu không có khả năng chịu áp lực tốt, một tinh thần vững vàng thì bạn sẽ khó có thể phát triển trong ngành này được.

- Một sức khỏe tốt

Sức khỏe, thể lực là một trong những tố chất không thể thiếu khi bạn lựa chọn ngành xây dựng. Nếu không có một thể lực tốt thì bạn sẽ không có được một tinh thần làm việc hiệu quả và khó có thể đảm bảo được sự chất lượng trong công việc.

Sự nắm bắt và khả năng áp dụng công nghệ
Sự nắm bắt và khả năng áp dụng công nghệ

Đọc đến đây có lẽ bạn đã biết được cho mình ngành xây dựng thi khối nào. Việc lựa chọn khối thi và một ngôi trường phù hợp sẽ chỉ là nền móng đầu tiên trong hành trình xây dựng những thành công trong tương lai của bạn. Điều quan trọng hơn cả chính là sự cố gắng, phấn đấu, nỗ lực phát triển bản thân để tự mở ra cho mình những cơ hội phát triển trong ngành xây dựng đầy tiềm năng này nhé!

Từ khóa » Các Khối Ngành Xây Dựng