Ngày 11/5: Đại Kiện Tướng Cờ Vua Kasparov Bị Siêu Máy Tính Deep ...

Vào ngày 11 tháng 5 năm 1997, siêu máy tính Deep Blue của IBM đã đánh bái đại kiện tướng cờ vua người Nga, Garry Kimovich Kasparov. Ông được ví là kỳ thủ mạnh nhất trong lịch sử với hệ số ELO 2851, được xếp hạng cao nhất trong khoảng 20 năm từ năm 1985 đến năm 2005 và là nhà vô địch cờ vua thế giới không thể đánh bại từ 1985 đến 1993 .

Trước đó vào năm 1996 siêu máy tính Deep Blue đã được thử sức với Kasparov. Chiếc máy tính đã thắng được ván đầu tiên, tuy nhiên sau đó Kasparov đã chiến thắng chung cuộc. Đến năm 1997, công ty IBM cùng với bản nâng cấp mới của Deep Blue quyết tâm đánh bại Kasparov một lần nữa. Họ tung ra phiên bản phần mềm mới đã được cải tiến nhiều cùng với hệ siêu phần cứng gồm nhiều bộ vi xử lý cùng chạy song song. Chuyên gia cờ vua người Mỹ Joel Benjamin là người phân tích và cố vấn các nước đi khai cuộc cho Deep Blue.

Đại kiện tướng Garry Kimovich Kasparov.

Đại kiện tướng Garry Kimovich Kasparov.

Quyết tâm của IBM ở chỗ Deep Blue được thiết kế chuyên để "đấu với Kasparov", tất cả những nước đi khai cuộc mà Kasaprov đã từng sử dụng đều được cài trong từ điển của máy. Và lần này họ đã thành công, trong trận đấu 6 ván Deep Blue đã hạ Kasparov với tỷ số 3,5-2,5. Tại ván đấu cuối cùng, Deep Blue phát hiện sai lầm của Kasparov từ nước đi khai cuộc và quyết định thí quân phá vỡ thế trận của Kasparov ngay từ đầu ván cờ khiến chung cuộc Kasparov phải đầu hàng sớm.

Ông đã thất bại trước siêu máy tính Deep Blue vào năm 1997.

Ông đã thất bại trước siêu máy tính Deep Blue vào năm 1997.

Trận đấu năm 1997 đấy được truyền hình trực tiếp đến hàng triệu người. Theo như thỏa thuận, việc thắng Kasparov, nhóm sáng lập Deep blue đã nhận được 700.000 USD, còn Kasparov nhận được 400.000 USD. Riêng IBM đã tìm kiếm lợi nhuận thông qua quảng cáo đạt 50 triệu USD.

Cách thức đánh cờ của con người và máy tính là hoàn toàn khác nhau. Con người lựa chọn nước cờ của mình sau khi đánh giá một số lượng tối thiểu những phương án mà anh ta cho là hợp lý nhất. Còn máy tính không có khả năng trực giác đó, nó lần lượt xét duyệt một cách máy móc tất cả mọi phương án có thể đi được trên bàn cờ, rồi bằng phương pháp loại trừ, chọn ra phương án nó cho là tốt nhất. Mà số lượng phương án thì vô cùng lớn.

Siêu máy tính Deep Blue của IBM hiện được trưng bày trong viện bảo tàng.

Siêu máy tính Deep Blue của IBM hiện được trưng bày trong viện bảo tàng.

Trước một thế cờ, ví dụ, với 30 nước có thể đi được hợp luật, con người lựa chọn theo kinh nghiệm và trực giác vài phương án anh ta cho là hợp lý nhất, tính toán diễn biến của nó sau 5-6 nước hoặc dài hơn tuỳ theo trình độ, rồi quyết định nước đi. Máy tính thì khác, nó lần lượt xét duyệt diễn biến có thể của cả 30 phương án, kể cả những nước "ngớ ngẩn" nhất, cho đến hết ván cờ. Ví dụ sau mỗi nước cờ có thể có 30 nước đáp lại của đối phương, thì máy phải tính số nước cờ sau một nước là 30x30=900. Nếu mỗi phương án được tính trước với độ dài chỉ 5 nước thôi, thì số nước cờ đã là 3010 = 590.490.000.000.000. Mà mỗi phương án tính đến khi phân định thắng thua của ván cờ thì có thể dài trung bình 20-40 nước(!). Vì vậy, đây sẽ là cuộc đụng độ giữa một bên là trực giác kỳ diệu của con người với bên kia là tốc độ tính toán siêu phàm của máy tính (xét duyệt hàng triệu nước cờ trong một giây).

Tham khảo: wiki (1), wiki (2)

>>Ngày 8/5: Ngày “Chiến thắng” trong chiến tranh thế giới thứ hai

Từ khóa » Siêu Máy Tính Deep Blue