Ngày 14/09: Suy Tôn Thánh Giá - TGP SÀI GÒN
Có thể bạn quan tâm
Ngày 14 tháng 9
SUY TÔN THÁNH GIÁ CHÚA GIÊSU (Ds 21,4-9; Ph 2,6-11; Ga 3,13-17) Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ (Ga 3,17).
Bài TM hôm nay là được trích từ câu chuyện giữa Chúa Giêsu và Ông Nicôđêmô. Đây chỉ là một đoạn trong câu truyện đó. Tuy chỉ trích có một đoạn nhỏ nhưng chúng ta cũng thấy nhưng vấn đề Chúa xác định rất là rõ rệt.
1. Trước hết Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô nhưng cũng là muốn nói với mọi người.
a- Thiên Chúa yêu thế gian.
-Yêu là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
- Được Thiên Chúa yêu là một hạnh phúc thật lớn.
TM cho chúng ta biết: Thiên Chúa yêu con người. Đây không phải là một tình yêu ngang hàng mà là tình yêu từ Thiên Chúa Đấng tạo thành yêu một tạo vật. Từ một Đấng tạo dựng yêu một thụ tạo.
b- Cách thức biểu lộ lòng yêu thương của Người là ban tặng.
- Sự tặng ban ở đây không phải chỉ là một đồ vật. Quà tặng ở đây không phải chỉ là một tặng vật trần thế mà còn cao quí hơn bội phần: tặng ban chính Con một của mình.
2. Tặng ban Con của Người để con của Người làm gì?
Câu trả lời không khó lắm.
- Không phải để lên án thế gian nhưng để cứu thế gian.
- Tại sao lại phải cứu. Tại vì con người đã phạm tội. Tội mà con người đã phạm không phải chỉ là vi phạm một điều Thiên Chúa cấm kỵ. Chúng ta thường hiểu tội là như thế. Thực ra tội còn có một ý nghĩa rộng hơn. Tội là phá hỏng chương trình Tình yêu của Thiên Chúa, là cắt đứt mối dây thân tình giữa Thiên Chúa với con người cũng như giữa loài người với nhau.
Câu chuyện trong chương thứ 3 và thứ 4 trong sách STK cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Tội nguyên tổ không đơn thuần chỉ là tội ăn trái cấm. Nhưng khi hái trái cấm để mà ăn, con người ngang nhiên thách thức uy quyền của Thiên Chúa. Con người muốn từ khước sự lệ thuộc vào Người. Việc làm đó dẫn con người đến chỗ mất đi mối dây liên lạc tốt đẹp vốn có giữa Thiên Chúa với con người và đồng thời cũng làm hỏng đi mối giây liên lạc giữa con người với nhau.
Adam không còn thấy ở nơi Evà: “là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” mà bà đã trở thành một thứ cạm bẫy để lừa đảo mình. “Người đàn bà mà Chúa ban cho tôi chính mụ đã xúi giục tôi”
Rồi trong câu truyện Cain và Abel chúng ta thấy sự ghen tương đã làm hỏng hết chương trình yêu thương như Thiên Chúa muốn.
3. Con Thiên Chúa đã làm gì để cứu thế gian.
Trong bài TM ta thấy Chúa Giêsu đã mượn hình ảnh con hình con rắn đồng rắn ở trong hoang địa để nói về những gì Ngài phải làm để cứu con người. Ngài phải chịu chết, chết ở trên cây Thập giá.
Cây Thập giá không phải là điều Chúa Giêsu mong muốn. Tại vườn Giệt-si-ma-ni Chúa đã cầu nguyện với Chúa Cha một cách rất chân thành: “Lạy Cha, nếu có thể được thì xin cất chén này xa con”. Rõ ràng là Chúa không muốn cây Thập giá. Nhưng điều mà Chúa Giêsu muốn là: “Ý của Chúa Cha”. Rất nhiều lần Chúa đã công khai nói điều đó. “ Ta đến để làm theo ý Đấng đã sai ta”. “Lạy Cha này con xin đến để làm theo ý Cha”. Và ngay sau khi Chúa vừa cầu nguyện: “ Lạy Cha nếu….thì Chúa nói ngay nhưng xin đừng theo ý con mà là theo ý Cha”
Vậy thì điều chính yếu của cây Thánh giá không phải là sự đau khổ như có nhiều vẫn tưởng mà điều chính yếu qua cây Thánh giá là sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa một cách trọn vẹn và tuyệt đối. Vâng phục cho đến chết và chết trên Thập giá. Đây mới thật là một sự vâng phục anh hùng. Dám chấp nhận cả sự chết để nói lên sự thần phục trọn vẹn như thế.
Trên cây Thập giá rõ ràng Chúa Giêsu đã tự hủy mình ra không. Sự tự hủy như thế không có nghĩa là đánh mất chính mình, nhưng là để nhận lại một sức sống mới. “Như hạt lúa rơi xuống đất, nếu nó không thối đi nó sẽ chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi nó sẽ sinh nhiều bông trái.”
Nếu Chúa Giêsu cứ phải nằm mãi trên cây Thập giá thì quả thực Thiên Chúa đã thất bại, thất bại thảm thương. Nhưng sự thực lại không như thế. Sau cây Thập giá là cả một vòng hào quang rực rỡ và sáng ngời. Sự phục sinh của Chúa đã làm cho mọi toan tính của trần thế bị chôn vùi và uy quyền của Thiên Chúa đã được rạng ngời hơn bao giờ hết.
Chính từ trên cây Thập giá mà cuộc sống mới đã nảy mầm. Chúa Giêsu đã ngước mắt lên trời để gặp Thiên Chúa và giang tay ra để đón nhận tất cả mọi người. Và như vậy Thập giá đã trở thành nơi giao hòa giữa trời và đất cũng như giữa người với người. Sự giao hòa chiều thẳng đứng bảo đảm cho sự giao hòa chiều ngang. Chính từ chỗ con người tìm lại được sự giao hòa với Thiên Chúa mà con người sẽ biết tìm về với nhau để làm nên một nhân loại mới trong đó con người biết vươn ra khỏi mình để hướng về Thiên Chúa và tha nhân, biết quên mình đi để sống cho Chúa và người khác.
Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại coi là điên rồ. (ICor 1, 22-24) Nhưng Thiên Chúa lại muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin (Icor 1, 21). Những gì thế gian cho là điên dại thì Thiên Chúa lại chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan. Những gì mà thế gian cho là yếu kém thì Thiên Chúa lại chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh. Những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể thì Thiên Chúa lại chọn để hủy diệt những gì hiện có để cho không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người. (I Cor. 27-30)
Mỗi năm cứ vào ngày 28-3 là những người Israel kỷ niệm ngày hơn 6 triệu người Do thái bị Đức quốc xã tàn sát tại Âu châu trong thế chiến thứ hai. Đây là ngày quốc tang của người Do thái được thiết lập từ thời lập quốc vào năm 1948. Trong ngày đó trên toàn lãnh thổ người ta sẽ cho còi hụ lên để mọi người biết là giây phút tưởng niệm bắt đầu. Ngày 28-3-1996 lúc 10 giờ, khi còi hụ vừa cất lên, thì mọi hoạt động đều ngưng lại. Những người ở trong xe đều bước ra khỏi xe. Tất cả đều thinh lặng. Mọi người nghiêm chỉnh tưởng nhớ đến những người đã chết cho dân tộc. Năm đó có một số những người Do thái còn sống sót đang sống ở ngoại quốc cũng trở về. Đối với họ ý nghĩa của ngày kỷ niệm này rất lớn. Nó không những là ngày để mọi người tưởng niệm đến những người đồng hương đã từng là nạn nhân của một chủ nghĩa vô nhân đạo và dã man nhất trong lịch sử của loài người. Nhưng bên cạnh đó nó còn là ngày vui của dân tộc. Bởi vì chính từ biến đau thương này mà đất nước Israel đã ra đời…Và nó đang cố gắng khẳng định sự có mặt của nó trong lịch sử của con người hôm nay.
Có một người đàn bà đạo đức nọ, trong cơn bệnh thập tử nhất sinh, chỉ có hy vọng duy nhất để cứu sống bà, đó là giải phẫu. Người đàn bà chấp nhận giải phẫu vì hy vọng còn sống cho người con trai của bà. Khi người cuộc giải phẫu bắt đầu, bà yêu cầu bác sĩ cho con bà được chứng kiến cảnh đau đớn đó. Vào thời mà thuốc tê chưa có, bệnh nhân thường phải qua những cơn đau khủng khiếp. Mặc dù đau đớn, nhưng người đàn bà vẫn can đảm chịu đựng. Thế nhưng, vào cuối giờ mổ, khi các y sĩ chạm đến gần tim, người đàn bà rùng mình và kêu: "Lạy Chúa”.
Chứng kiến cảnh đau đớn của mẹ, đứa con trai không làm chủ được cảm xúc, đã thốt lên những lời xúc phạm đến Chúa. Lúc đó, người đàn bà nghiêm chỉnh bảo con: “Hỡi con, im đi, con đã làm mẹ đau đớn hơn các bác sĩ nhiều; con đã làm sỉ nhục đấng ban sức mạnh và an ủi cho mẹ”. Nói xong, bà mở tay cho mọi người xem một tượng chịu nạn nhỏ bà nắm chặt trong tay suốt giờ mổ, và đó là thuốc tê đã làm dịu cơn đau của bà. Sau mấy tháng quằn quại đau đớn, người đàn bà đã an nghỉ trong Chúa. Trước khi lìa đời, bà trao ảnh chuộc tội cho con trai và căn dặn: “Con hãy giữ lấy ảnh này, vì đó sẽ là niềm an ủi cho con”.
Từ khóa » Suy Tôn Nghĩa Là Gì
-
Suy Tôn - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "suy Tôn" - Là Gì?
-
Suy Tôn Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Suy Tôn - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Suy Tôn
-
Từ Suy Tôn Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Suy Tôn Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Từ Điển - Từ Suy Tổn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
'suy Tôn' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Lịch Sử Ngành điều Dưỡng Thế Giới Và Việt Nam.
-
Suy Tôn Trong Tiếng Tiếng Anh - Tiếng Việt-Tiếng Anh | Glosbe
-
Khúc Thừa Dụ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Suy Tôn Là Gì - Hanic