Ngày 8/9: Cuộc Vây Hãm Leningrad Khởi đầu Cho Trận Chiến Khốc Liệt ...

Đánh chiếm Leningrad là một trong ba mục tiêu chiến lược chính của chiến dịch Barbarossa của phía Đức và là đích đến chính của binh đoàn Army Group North. Động cơ chính đằng sau chiến lược này là việc đánh sụp biểu tượng chính trị Leningrad – nơi từng là thủ đô của Nga và giờ là biểu tượng cho cuộc Cách mạng Nga, là căn cứ chiến lược quan trọng với vai trò là cứ điểm đóng quân chính của hạm đội Baltic¸ và là trung tâm công nghiệp quan trọng chứa vô số các xưởng sản xuất vũ khí.

Đến năm 1939, thành phố này đóng góp đến 11% tổng sản lượng công nghiệp toàn Xô Viết. Người ta cho rằng Adolf Hitler đã vô cùng tự tin trong việc giành lấy Leningrad, đến mức thậm chí ông còn lên kế hoạch trước cho lễ ăn mừng chiến thắng dự định tổ chức tại khách sạn Astoria ngay tại trung tâm thành phố. Dù có nhiều giả thuyết khác nhau về kế hoạch của Phát xít Đức đối với Leningrad, nhưng rõ ràng dự định của Hitler là tiêu diệt hoàn toàn thành phố này.

Leningrad, biểu tượng cho cuộc Cách mạng Nga.

Điều này được làm rõ trong thông báo trực tiếp của Hitler gửi đến binh đoàn Army Group North vào ngày 29 tháng 10 “Sau khi tiêu diệt Hồng quân Xô Viết, chúng ta không thể để thành phố này tiếp tục tồn tại. Bất cứ thương lượng nào về việc đầu hàng đều bị từ chối, bởi chúng ta sẽ không thể và không đời nào giải quyết vấn đề di dân và cung cấp lương thực cho người dân.

Đây là cuộc chiến quyết định sự tồn tại của chúng ta, và chúng ta sẽ không thể duy trì sự hiện diện của một khu dân cư rộng lớn đến mức này.” Rõ ràng, ý đồ của Hitler là đốt trụi thành trì Leningrad, đồng thời trao lại vùng đất phía Bắc sông Neva cho quân Phổ.

Khẩu pháo 305mm quân đội Đức dùng để tấn công Leningrad.

Cuộc tấn công kéo dài đến hai năm rưỡi này đã gây ra sự hủy diệt cũng như thiệt hại về sinh mạng lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử nhân loại. Theo lệnh của Hitler, hầu hết các cung điện, đền đài như điện Catherine, điện Peterhof, Ropsha, Strelna, Gatchina và các di tích lịch sử khác nằm ngoài phạm vi phòng thủ của quân Liên Xô đều bị thiêu rụi và hủy diệt hoàn toàn, với nhiều bộ sưu tầm nghệ thuật được chuyển về căn cứ của quân đội Phát xít. Một lượng lớn các công xưởng, trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng khác bị các đợt không lực và pháo kích thiêu rụi hoàn toàn.

Cuộc chiến kéo dài 872 ngày này đã tạo ra một nạn đói kinh hoàng trên khắp khu vực Leningrad khi nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung cấp nhu yếu phẩm, nước, năng lượng và thức ăn. Điều này dẫn đến con số tử vong lên tới 1 triệu rưỡi người, bao gồm cả lính và dân thường, và thêm 1 triệu tư người phải di tản, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Rất nhiều người đã tử vong trong những cuộc di dân khổng lồ này, chủ yếu do nạn đói và các trận dội bom trên đường di chuyển.

Đây là trận chiến khốc liệt nhất khiến cả 2 bên đều tổn thất nặng nề.

Tổn hại về mặt kinh tế và nhân sự trong trận Leningrad đối với cả 2 bên tham chiến đã vượt xa tổng thiệt hại trong những trận chiến khác như trận Stalingrad, trận Moscow, hay 2 cuộc thả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki. Trận công thành Leningrad là cuộc vây hãm chết chóc nhất trong lịch sử, và nhiều sử gia đề cập đến trận chiến này như là một thảm họa diệt chủng đối với nhân loại.

Ngày 7/9: Đại chiến Arsuf diễn ra trong Cuộc Thập tự chinh lần thứ 3

Từ khóa » Cuộc Vây Hãm Leningrad