Ngày Hội Ghẹ Xanh Kiên Giang: 350 Kg Ghẹ được Thả Về Biển | WWF

WWF
  • Về chúng tôi
    • Tầm nhìn
    • Cơ chế Giải quyết Khiếu nại
  • Hoạt động
    • Rừng
    • Đại dương
    • Nước ngọt
    • Động vật Hoang dã
    • Khí hậu và Năng lượng
    • Thực phẩm
    • Tài chính Bền vững
    • Thoả thuận Mới vì Thiên nhiên và Con người
  • Tin tức
    • Cập nhật mới nhất
    • Câu chuyện của chúng tôi
    • Ấn phẩm
    • Đăng ký nhận bản tin
  • Tham gia
    • Đối tác
    • Tình nguyện viên
    • Việc làm
    • Panda Labs
  • ×
  • vi
    • English
    • Vietnamese
  • Hãy hành động!
  • Liên hệ
Ngày hội ghẹ xanh Kiên Giang: 350 kg ghẹ được thả về biển

Posted on November, 06 2015

PHÚ QUỐC – Hôm qua, ngày 5 tháng 11, hơn 2,000 con ghẹ trứng và ghẹ con (tương đương với khoảng 350 kg ghẹ) đã được thả thành công về biển trong sự kiện Ngày hội Ghẹ xanh Kiên Giang tại Hàm Ninh, Phú Quốc. Đây là hành động biểu trưng cho cam kết bảo tồn nguồn lợi thủy sản hiện đang bị khai thác tận diệt. Hôm qua, ngày 5 tháng 11, hơn 2,000 con ghẹ trứng và ghẹ con (tương đương với khoảng 350 kg ghẹ) đã được thả thành công về biển trong sự kiện Ngày hội Ghẹ xanh Kiên Giang tại Hàm Ninh, Phú Quốc. Đây là hành động biểu trưng cho cam kết bảo tồn nguồn lợi thủy sản hiện đang bị khai thác tận diệt. Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án ”Cải thiện nghề khai thác Ghẹ xanh tỉnh Kiên Giang” (FIP), được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên WWF-Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang và Câu lạc bộ Ghẹ thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP). Ngày hội Ghẹ xanh Kiên Giang mang thông điệp ”Bảo vệ ghẹ trứng, nâng hứng ghẹ con”, lời nhắc nhở không đánh bắt và tiêu thụ ghẹ trứng và ghẹ con dưới 10 cm, vì mục tiêu bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản này. Ảnh: Một buổi thả ghẹ trứng, ghẹ nhỏ trở lại biển thuộc chương trình cải thiện nghề khai thác ghẹ xanh tỉnh Kiên Giang. Ghẹ xanh được nhắc đến như một thương hiệu nổi tiếng của vùng biển Kiên Giang. Nghề khai thác ghẹ ở đây đã có từ rất lâu, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế - xã hội và giúp đem lại việc làm cho khoảng 20.000 người dân địa phương. Sản phẩm ghẹ xanh của Kiên Giang nổi tiếng không chỉ ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật, Thái Lan,... Tuy nhiên, với việc nhu cầu và giá ghẹ xanh ngày một tăng trên thị trường, nguồn lợi Ghẹ xanh đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng do việc khai thác quá mức của người dân thông qua các công cụ đánh bắt như lú, rập với mắt lưới nhỏ, là các quy định về kích cỡ khai thác, vùng và mùa vụ cấm khai thác không được tuân thủ chặt chẽ. Nhiều cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến ghẹ nhỏ hơn nhiều so kích cỡ quy định (10cm trở lên). Trước tình hình đó, WWF-Việt Nam, Sở NN&PTNT Kiên Giang, Câu lạc bộ Ghẹ VASEP đã phối hợp thực hiện đánh giá hiện trạng nguồn lợi ghẹ xanh, đưa ra các sáng kiến và giải pháp nhằm quản lý nghề khai thác ghẹ tốt hơn, thực thi pháp luật chặt chẽ, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, các cơ sở thu mua và người tiêu dùng, giúp giảm thiểu tác động lên hệ sinh thái và bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên. “WWF luôn quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững của ngồn lợi thuỷ sản, hệ sinh thái biển và đời sống của cộng đồng ngư dân. Mục tiêu của dự án Cải thiện nghề khai thác ghẹ xanh Kiên Giang là đảm bảo sinh kế lâu dài của ngư dân bằng cách thiết lập các biện pháp quản lý nguồn lợi Ghẹ xanh bền vững và hỗ trợ việc bảo vệ các hệ sinh thái liên quan mà nguồn lợi này phụ thuộc vào. Điều này không những góp phần đảm bảo sinh kế lâu dài của ngư dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn duy trì một nguồn đặc sản quý giá của Kiên Giang cho các thế hệ sau,” bà Nguyễn Diệu Thúy, Quản lý Chương trình Khai thác Thủy sản của WWF-Việt Nam nhận định. Bên cạnh đó, WWF-Việt Nam cũng thực hiên sáng kiến giúp nguồn lợi ghẹ được tái sinh - mô hình Ngân hàng Ghẹ xanh. Tham gia các mô hình này, người ngư dân được vay vốn 3 triệu đồng trong thời hạn 1 năm, với lãi suất ưu đãi trả hàng tháng là bằng 5 con ghẹ có trứng (với giá trị tương đương bằng tiền lãi). Ghẹ được nuôi thả trong khu lồng và sau khi đẻ trứng thành công, tổ quản lý Ngân hàng Ghẹ xanh sẽ bán ghẹ mẹ để lấy tiền tu sửa lồng bè hàng năm và vốn tiếp tục xoay vòng cho người dân vay. Ra đời năm 2011, và sau hơn 4 năm, mô hình này đã và đang góp phần tích cực trong nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ ghẹ mang trứng, đảm bảo sự tái tạo bổ sung cho quần thể ghẹ Kiên Giang. “Sở NN&PTNT ủng hộ và đánh giá cao vai trò của Chương trình Cải thiện nghề khai thác ghẹ xanh Kiên Giang. Đây là mô hình liên kết rất thành công nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và cộng đồng ngư dân, các doanh nghiệp địa phương, trong việc thực hiện hoạt động khai thác và buôn bán ghẹ xanh có trách nhiệm để đảm bảo nguồn lợi và nghề khai thác ghẹ phát triển bền vững,” Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, ông Lê Trung Kiên được dẫn lời. Một buổi thả ghẹ trứng, ghẹ nhỏ trở lại biển thuộc chương trình cải thiện nghề khai thác ghẹ xanh tỉnh Kiên Giang. / Small and egg-baring crabs release activity by FIP project in Kien Giang. © WWF-Vietnam Một buổi thả ghẹ trứng, ghẹ nhỏ trở lại biển thuộc chương trình cải thiện nghề khai thác ghẹ xanh tỉnh Kiên Giang. / Small and egg-baring crabs release activity by FIP project in Kien Giang. © WWF-Vietnam

Từ khóa » Ghẹ Vietnam