Ngày Mùng 6 Tết Tốt Hay Xấu? Các Bạn đã Biết Chưa | Viet Fun Travel

Mùng 6 Tết là một trong những ngày đầu năm mới của Tết Nguyên đán, do đó được người Việt coi trọng. Vào các ngày đầu năm, người Việt thường đi chúc Tết, hái lộc, xuất hành hoặc đi chơi xuân. Mùng 6 Tết cũng không là ngoại lệ. Do đó, rất nhiều người quan tâm đến việc ngày mùng 6 Tết tốt hay xấu?

1. Ngày mùng 6 Tết tốt hay xấu?

Theo quan điểm tâm linh của khá nhiều người Việt, việc xác định ngày tốt và ngày xấu rất quan trọng. Ngày tốt tức là ngày hợp với tuổi và mệnh của gia chủ, cũng là ngày có các giờ hoàng đạo. Do đó, gia chủ làm những việc cần thiết như xuất hành, khai trương... vào ngày tốt sẽ gặt hái được những kết quả tốt đẹp.

Ngược lại, ngày xấu tức là ngày xung khắc với tuổi và mệnh của gia chủ. Bởi vậy ngày đó sẽ gây cản trở hoặc tác động xấu đến công việc của gia chủ, làm thất bại hoặc xui xẻo. Vào các tháng trong năm, mỗi khi làm những việc quan trọng, rất nhiều người Việt đều xem ngày tốt và xấu để quyết định có làm hay không.

Ngày mùng 6 Tết là ngày 30/1/2020 Dương lịch

Vào dịp đầu năm mới, việc xem ngày tốt xấu càng được chú ý hơn. Chính vì thế, việc xác định ngày mùng 6 Tết tốt hay xấu được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Theo lịch vạn niên, mùng 6 Tết năm nay rơi vào ngày 30/1/2020 Dương lịch. Đây là ngày Nhâm Thân, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý.

Lịch vạn niên viết rằng mùng 6 Tết 2020 là ngày Hảo thương, tức xuất hành thuận lợi, gặp quý nhân phù trợ; làm mọi việc vừa lòng, như ý muốn. Giờ hoàng đạo là các giờ: Tý (23-1), Sửu (1-3), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Mùi (13-15), Tuất (19-21). Tuy nhiên, để đi sâu vào vấn đề tâm linh ngày mùng 6 tốt hay xấu với từng trường hợp thì cần có người hiểu biết về lĩnh vực này giải đáp.

Do đó, thực tế không có câu trả lời chính xác cho vấn đề mùng 6 Tết 2020 là tốt hay xấu. Câu trả lời dành cho mỗi người, mỗi sự việc lại khác nhau. Thêm nữa, trong cộng đồng người Việt, có nhiều người chuyên làm việc giải đáp những vấn đề tâm linh tương tự và hầu như mỗi người lại có một lời giải riêng.

2. Vì sao việc coi ngày tốt xấu không thống nhất?

Đa phần người Việt đều rất quan tâm đến chuyện xem ngày tốt xấu. Thế nhưng tại sao vấn đề phổ biến này lại thường không đạt được sự thống nhất? Lý do cơ bản là vì khái niệm ngày tốt – xấu khá phức tạp và trừu tượng. Vốn dĩ với con người, thế giới tâm linh đã rộng lớn và khó hiểu, nên việc xác định ngày tốt xấu càng không đơn giản.

Trong Sử ký nổi tiếng của Tư Mã Thiên có miêu tả một hiện tượng lịch sử được xem là tiêu biểu cho việc khó khăn khi xem ngày tốt xấu. Đó là bài “Nhật giả liệt truyện”. Truyện này miêu tả về Hán Vũ Đế khi muốn lấy vợ. Ông đã triệu tập tất cả các bậc thầy về coi ngày trong đất nước đến để tìm ra ngày tốt nhất cho việc làm hôn lễ.

Có nhiều phương pháp xem ngày tốt xấu khác nhau

Các bậc thầy này thuộc nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và Hán Vũ Đế cho họ sử dụng các phương pháp riêng của mình để tìm ra kết quả. Tuy nhiên, sự việc đi vào bế tắc khi các thầy tranh cãi triền miên vẫn không thể chọn ra được ngày tốt nhất cho Hán Vũ Đế. Cuối cùng, Hán Vũ Đế đành phải tự dùng phương pháp Ngũ hành để tìm ra ngày tốt nhất cho mình.

Thời xưa đã như vậy, thời nay cũng tương tự khi có rất nhiều phương pháp tính toán ngày tốt xấu khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm riêng, những thành công và thất bại đan xen. Vì thế, cho đến nay, việc coi ngày tốt xấu là tùy thuộc vào quan điểm và cách thức của mỗi người, mỗi gia đình.

3. Một số điều kiêng kị vào ngày mùng 6 Tết

Rất nhiều người Việt cho rằng những ngày đầu năm như thế nào thì cả năm mới sẽ như vậy. Nghĩa là những ngày đầu tiên tốt đẹp, thuận lợi thì cả năm sẽ an lành, may mắn. Do đó, người Việt có nhiều tục lệ kiêng kị vào các ngày đầu năm, thường là từ mùng 1 Tết tới hết tháng Giêng âm lịch.

Nằm trong không khí chung đó, ngày mùng 6 Tết cũng có một số điều kiêng kị để tránh xui xẻo và những điều không tốt:

- Kiêng vay mượn tiền và đòi nợ: Không chỉ vào ngày mùng 6 Tết mà gần như suốt cả 3 tháng đầu năm, rất nhiều người Việt kiêng vay mượn tiền và đòi nợ. Lý do vì những việc này được cho là điềm báo tài lộc cả năm bị túng thiếu (nếu đi vay) hoặc tài lộc của bản thân bị thất thoát (nếu cho vay) hoặc vướng vào chuyện rắc rối thị phi (nếu đi đòi nợ).

Vì thế, hầu hết mọi người đều cố gắng thanh toán nợ nần và tính toán tiền bạc sao cho không cần phải vay mượn hay đòi nợ dịp đầu năm.

Không nên vay tiền hoặc đòi nợ dịp đầu năm mới

- Kiêng cau có, gắt gỏng, đánh nhau: Trong bất kì mối quan hệ nào, từ gia đình cho đến bạn bè hay công việc, sự thuận hòa là điều tốt nhất. Do đó, người Việt kiêng đánh nhau, cau có, gắt gỏng từ ngày mùng 1 Tết tới ít nhất là mùng 6 Tết để tránh cả năm sẽ bị rơi vào tình trạng tồi tệ như vậy.

Ngay cả khi gặp những chuyện không như ý vào các ngày đầu năm mới, mọi người sẽ cố gắng kìm chế và tìm cách giải quyết trong ôn hòa.

- Kiêng làm rơi bát đĩa: Ngày Tết, người Việt có rất nhiều cuộc ăn uống, đãi khách và cần dùng đến nhiều bát đĩa. Thế nhưng theo tục lệ truyền thống, mọi người cần kiêng làm rơi bát đĩa từ mùng 1 cho tới ít nhất là mùng 6 Tết. Nguyên nhân là vì quan niệm dân gian cho rằng rơi bát đĩa là báo hiệu cho sự đổ vỡ, điềm không lành dịp đầu năm và trong năm mới sẽ xui xẻo như vậy.

Trong gia đình thì bất hòa, trong làm ăn thì các mối quan hệ tan vỡ, trong bạn bè thì gây gổ. Bởi vậy, vào ngày Tết, người Việt thường rất cẩn thận để tránh làm rơi bát đĩa hay làm vỡ đồ đạc.

Người Việt kiêng làm rơi vỡ bát đĩa dịp đầu năm mới

- Kiêng trồng những loại cây có âm khí trong nhà: Trước Tết, người Việt thường trang hoàng nhà cửa bằng nhiều loại hoa tươi và cây cảnh. Một số gia đình làm lễ đốt Tết (kết thúc Tết) vào ngày mùng 5 và mùng 6 họ bắt đầu đem cây cảnh ra ngoài sân hoặc trồng ngoài vườn. Nhiều người kết hợp với việc đó và đi mua thêm cây cảnh về trồng với mong muốn năm mới nhà mình sẽ đẹp hơn, phát triển hơn.

Tuy nhiên, theo quan điểm dân gian, một số loại cây không được trồng trong nhà vì có âm khí. Chẳng hạn như cây trúc, cây tre, cây bạch đàn, dâu tằm...

- Kiêng nhặt tiền rơi ngoài đường: Tục lệ này kiêng kị nhặt tiền rơi ngoài đường từ rằm tháng Chạp cho tới tận hết tháng Giêng. Tức là vào ngày mùng 6 Tết, khi du khách đi ra đường và thấy tiền rơi cũng không nên nhặt. Lý do là vì nhiều gia đình làm lễ hóa vàng hết Tết, nhiều nhà còn cúng tiền thật để xua đi những xui rủi.

Tiền này được xem là tiền lễ, dành cho người đã khuất. Vì thế người sống không được phép sử dụng. Nếu lỡ nhặt tiền rơi ngoài đường thì người nhặt nên đem tiền đó đi làm từ thiện hoặc đem vào chùa, vào nhà thờ.

Trên đây là một số thông tin về ngày mùng 6 Tết Nguyên đán mà Viet Fun Travel muốn chia sẻ với du khách. Qua đó có thể thấy, phong tục, tục lệ về Tết cổ truyền của người Việt thật nhiều và đặc sắc. Mời du khách đọc thêm các bài viết khác về chủ đề Tết Nguyên đán của Viet Fun Travel để hiểu thêm về khía cạnh này nhé.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Từ khóa » Khai Trương Mùng 6 Tết 2021