Nghệ An: Từ đứa Trẻ “kỳ đồng” Cho đến Thần Bạch Mã - Phương Nam
Có thể bạn quan tâm
Trẻ “kỳ đồng”
Đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt (Thanh Chương) thờ thần Phan Đà, một vị tướng trẻ có công lớn trong kháng chiến chống quân Minh ở thế kỷ XV. Ông hy sinh khi mới 24 tuổi. Bạch Mã là gọi theo tên con ngựa trắng mà tướng Phan Đà thường cưỡi khi ra trận.
Thần Bạch Mã sinh tại xã Võ Liệt, họ phan, 15-16 tuổi đã phò tá Bình Định vương (Lê Lợi) đánh giặc Minh. Ngài lập được nhiều chiến công, vua thường khen là “Kỳ Đồng” (đứa trẻ kỳ lạ), và thường xuyên được ở cạnh vua.
Trong trận giao chiến với quân nhà Minh ở bờ bắc sông Lam Giang, Ngài cưỡi ngựa bạch xung trận, bị thương nặng, được ngựa chở mang trở về đến gần địa phận xã Võ Liệt thì chết. Tích xưa chép rằng, khi ngựa chở thi thể Ngài đến xóm Lai Thành, xã Quảng Xá (Thanh Hà) thì một dòng máu của Ngài chảy xuống nhưng được mối vùi lấp. Sau khi ngựa về tới xóm Công Trung (xã Võ Liệt) thì thi thể Ngài ngả từ lưng ngựa rơi xuống, cũng được mối vùi lấp. Sau trở thành linh ứng nên nhân dân lập đền thờ.
Cũng theo tích xưa, mồ mả của Ngài ở hai nơi. Một ngôi tại xóm Công Trung gọi là mồ Ông, một ngôi ở xóm Lai Thành gọi là mồ Cả, người đời thường gọi rằng: “Mồ ông mả giả, mồ cả mả thật” (Công Trung, Lai Thành bây giờ thôn Trung Thành thuộc xã Thanh Long – Thanh Chương). Điều đặc biệt, cả 2 mộ cây cối xanh tốt, rậm rạp, những người “tiều phu” không dám tới gần.
Truyền thuyết kể rằng, Phan Đà sinh vào những năm đầu thế kỷ XV, trong một gia đình ngư dân nghèo ven sông Lam, ở thôn Chí Linh, xã Võ Liệt, huyện Thổ Du, nay là thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương.
Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa, sau đó về Nghệ An xây dựng căn cứ chống giặc Minh, Phan Đà đã đem lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và cùng dân binh Võ Liệt hăng hái tham gia nhiều trận chiến đấu. Tài mưu lược, can trường của vị tướng trẻ làm cho địch nhiều phen khiếp sợ. Khi ra trận Phan Đà thường mặc áo giáp trụ trắng, cưỡi ngựa trắng nên nhân dân thường gọi ông bằng cái tên “thần Bạch Mã”.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, xét công lao của Phan Đà đã cấp tiền của, giao cho quân dân sở tại xây ngôi đền bề thế và tổ chức các nghi lễ quốc tế hàng năm, đồng thời sắc phong “đô thiên đại đế Bạch Mã thượng đẳng phúc thần”. Về sau, các triều đại phong kiến gia phong “Thượng - thượng - thượng đẳng tối linh tôn thần”.
Từ xa xưa, Đền Bạch Mã nổi tiếng linh thiêng, người xe qua đây, bất kể dân hay quan đều dừng chân ngả mũ nón vái lạy. Không chỉ giúp người dân trong vùng vượt qua nhiều trận thiên tai, giặc giã, thần Bạch Mã còn phù trợ cho các vị vương, tướng xuất quân đi đánh giặc trăm trận trăm thắng. Sự linh nghiệm của ngôi Đền còn thể hiện ở câu chuyện vào dịp giỗ thần Đền (13/6 âm lịch) bao giờ trời cũng đổ mưa dù có thể trước và sau đó trời vẫn nắng nóng.
Đền Bạch Mã là nơi ghi lại nhiều dấu ấn, sự kiện lịch sử quan trọng trong hành trình chống giặc ngoại xâm và mở mang bờ cõi của dân tộc ta: Năm Quang Thuận thứ 6 (1465) đích thân vua Lê Thánh Tông trên đường đi chinh phục phương Nam đã đến thăm đền và làm lễ tế tại đây. Năm Cảnh Hưng thứ 3 (1770), Quận công Bùi Thế Đạt đã vào làm lễ tế đền lúc ông đang trên đường đi đánh giặc.
Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, đền Bạch Mã đã trở thành địa điểm gắn liền với nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Thanh Chương. Với bề dày lịch sử như vậy, ngày 24/3/1994, Đền đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử - Văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Điểm văn hóa tâm linh
Đền Bạch Mã hiện nay tọa lạc trên khuôn viên rộng 4.894m2 ở thôn Tân Hà, xã Võ Liệt huyện Thanh Chương. Đây là một quần thể kiến trúc đẹp, độc đáo, bố cục hài hòa được chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo theo các đề tài dân gian. Trong điện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật đồ tế khí quý hiếm, làm tăng thêm giá trị lịch sử, tâm linh của di tích.
Khu di tích đền Bạch Mã có đền chính gồm năm toà với đầy đủ tam quan, nghi môn, tả vu, hữu vu, hạ điện, trung điện và thượng điện, được bố cục hài hoà tạo nét uy nghiêm, tôn kính. Hầu hết các chi tiết gỗ đều được chạm trổ, điêu khắc công phu với đề tài trang trí: cá hoá rồng, phượng ngậm cuốn thư, lưỡng long chầu nguyệt… Trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm: nhà vàng, nhà bạc, bộ lục lạc bằng đồng (38 cái), tượng chim Phượng sơn son thiếp vàng…
Lễ hội truyền thống đền Bạch Mã được tổ chức vào ngày 9 và ngày 10 tháng 02 âm lịch, thu hút hàng vạn nhân dân và du khách thập phương đến cúng lễ, chiêm bái tưởng nhớ công đức của “Thần Bạch Mã” và tham gia các trò chơi dân gian truyền thống lành mạnh, vui tươi.
Nắng không còn gay gắt, dưới bóng cây Đại, đền Bạch Mã dung dị đến lạ thường. Bốn bề đều thanh tịnh, văng vẳng đâu đây những thanh âm của nhịp sống vồn vã đang chuyển mình cùng với dòng chảy của thời gian. Đền Bạch Mã sẽ trường tồn mãi với những giai thoại được lưu truyền cho hậu thế.
Từ khóa » Sự Tích đền Bạch Mã Nghệ An
-
Đền Bạch Mã Nghệ An: Một Trong Tứ đại đền Thiêng Xứ Nghệ - Vinpearl
-
Đền Bạch Mã: Trầm Tích Và Linh Thiêng - Đài PTTH Nghệ An
-
Đền Bạch Mã – Ngôi đền Gắn Với Những Truyền Thuyết
-
Sự Tích đền Bạch Mã ở Nghệ An - Văn Hóa Tâm Linh
-
Sự Tích Đền Bạch Mã - Tứ Đại Đền Thiêng Xứ Nghệ
-
Di Tích đền Bạch Mã - Bảo Tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
-
Su Tich Den Bach Ma - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đền Bạch Mã - Nét đẹp Văn Hóa Một Vùng Quê
-
Tóm Tắt Lại Câu Chuyện: Sự Tích đền Bạch MãỞ Nghệ An - Olm
-
Đền Bạch Mã - Ngôi Đền Thiêng Xứ Nghệ | Ký Sự UNESCO
-
Một Trong Tứ đại đền Thiêng Xứ Nghệ - Excitinghochiminhcity.Vn
-
Giáo án Ngữ Văn 6 Tiết 70, 71: Sự Tích Thần đền Bạch Mã
-
Đền Bạch Mã – Wikipedia Tiếng Việt