Nghề đan Lát Truyền Thống - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
Chủ nhật, 31/1/2021, 00:00 (GMT+7) Nghề đan lát truyền thống

Hà TĩnhNgười dân xã Thạch Long, huyện Thạch Hà mỗi ngày làm được 3-4 chiếc thúng, rổ, rá... thu nhập một tháng khoảng 4 triệu đồng.

Người dân thôn Hội Cát, Đan Trung và Nam Giang (xã Thạch Long, huyện Thạch Hà) đan rổ, rá, thúng, mủng, mẹt, sàng... hàng trăm năm nay, kế thừa truyền thống từ ông bà, bố mẹ. Trong xã còn hơn 50 hộ dân duy trì công việc để thêm thu nhập bên cạnh làm ruộng.

Người dân thôn Hội Cát, Đan Trung và Nam Giang (xã Thạch Long, huyện Thạch Hà) đan rổ, rá, thúng, mủng, mẹt, sàng... hàng trăm năm nay, kế thừa truyền thống từ ông bà, bố mẹ. Trong xã còn hơn 50 hộ dân duy trì công việc để thêm thu nhập bên cạnh làm ruộng.

Nguyên liệu chính để đan là tre và nứa. Cây tre được người dân ba thôn trồng theo từng khúm bên vườn, còn cây nứa thì mua từ các xã khác ở trong huyện như Việt Tiến, thị trấn Thạch Hà.

Nguyên liệu chính để đan là tre và nứa. Cây tre được người dân ba thôn trồng theo từng khúm bên vườn, còn cây nứa thì mua từ các xã khác ở trong huyện như Việt Tiến, thị trấn Thạch Hà.

Cây nứa cao khoảng 7 m, được mua về với giá 6.000-7.000 đồng/cây. Người dân cưa cây rứa ra thành nhiều khúc, mỗi khúc dài 60 cm để chẻ ra vót mỏng làm nan đan rổ, rá, mẹt và sàng.

Cây nứa cao khoảng 7 m, được mua về với giá 6.000-7.000 đồng/cây. Người dân cưa cây rứa ra thành nhiều khúc, mỗi khúc dài 60 cm để chẻ ra vót mỏng làm nan đan rổ, rá, mẹt và sàng.

Ông Nguyễn Hữu Sơn, 80 tuổi, trú thôn Nam Giang, xã Thạch Long, chặt tre từ vườn nhà, chia khúc dài gần một mét rồi chẻ ra vót mỏng thành hàng trăm chiếc nan, độ dày của nan khoảng 1,5-2 mm. Ông thường chuẩn bị hai bó nan tre để đan một chiếc thúng.

Ông Nguyễn Hữu Sơn, 80 tuổi, trú thôn Nam Giang, xã Thạch Long, chặt tre từ vườn nhà, chia khúc dài gần một mét rồi chẻ ra vót mỏng thành hàng trăm chiếc nan, độ dày của nan khoảng 1,5-2 mm. Ông thường chuẩn bị hai bó nan tre để đan một chiếc thúng.

Ông Phạm Chí Dần, 72 tuổi, trú thôn Hội Cát, xã Thạch Long, bó hàng trăm chiếc nan nứa lại, xoa lên một khúc gỗ dày vát lõm phần giữa để làm rụng những phần xơ nứa.

Ông Phạm Chí Dần, 72 tuổi, trú thôn Hội Cát, xã Thạch Long, bó hàng trăm chiếc nan nứa lại, xoa lên một khúc gỗ dày vát lõm phần giữa để làm rụng những phần xơ nứa.

Xong công đoạn chẻ nan, người dân bắt đầu đan phên. Để làm thúng, họ dùng nan tre, thường mất khoảng 3 tiếng để xong một tấm. Thúng dùng đựng các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, khoai, lạc.

Xong công đoạn chẻ nan, người dân bắt đầu đan phên. Để làm thúng, họ dùng nan tre, thường mất khoảng 3 tiếng để xong một tấm. Thúng dùng đựng các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, khoai, lạc.

Để làm rổ, rá, mẹt, sàng... người dân dùng nan nứa, mất 2 tiếng để hoàn thành một phên. Rổ, rá thường nông hơn thúng, dùng đựng thực phẩm, lương khô.

Để làm rổ, rá, mẹt, sàng... người dân dùng nan nứa, mất 2 tiếng để hoàn thành một phên. Rổ, rá thường nông hơn thúng, dùng đựng thực phẩm, lương khô.

Sau khi đan các tấm phên tre và nứa, người dân hơ trên bếp lửa để làm cứng sản phẩm.

"Phên gác bếp càng lâu càng tốt, sẽ tạo nên sự chắc chắn cho chiếc thúng sau khi ra thành phẩm", bà Nguyễn Thị Lan (70 tuổi, vợ ông Sơn), nói.

Sau khi đan các tấm phên tre và nứa, người dân hơ trên bếp lửa để làm cứng sản phẩm.

"Phên gác bếp càng lâu càng tốt, sẽ tạo nên sự chắc chắn cho chiếc thúng sau khi ra thành phẩm", bà Nguyễn Thị Lan (70 tuổi, vợ ông Sơn), nói.

Ông Sơn dùng tấm phên tre cho vào vành tre được cuộn lại thành hình tròn, đường kính 70 cm để tạo hình chiếc thúng. Sau khi tấm phên lọt vào vành, ông Sơn dùng chân đẩy tấm phên và kéo vành về phía mình, căn chỉnh cho cân đối.

Ông Sơn dùng tấm phên tre cho vào vành tre được cuộn lại thành hình tròn, đường kính 70 cm để tạo hình chiếc thúng. Sau khi tấm phên lọt vào vành, ông Sơn dùng chân đẩy tấm phên và kéo vành về phía mình, căn chỉnh cho cân đối.

Mỗi chiếc thúng, rổ, rá, mẹt... đều có cấu tạo hai vành, gồm vành trong và vành ngoài. Sau công đoạn vào vành cho sản phẩm, người thợ dùng đục tạo lỗ nhỏ để quấn dây mây xung quanh. Một kg dây mây mua với giá 17.000-18.000 đồng.

Mỗi chiếc thúng, rổ, rá, mẹt... đều có cấu tạo hai vành, gồm vành trong và vành ngoài. Sau công đoạn vào vành cho sản phẩm, người thợ dùng đục tạo lỗ nhỏ để quấn dây mây xung quanh. Một kg dây mây mua với giá 17.000-18.000 đồng.

Ba người cháu của ông Phạm Chí Dần khoe các sản phẩm thủ công của ông bà. Giá một chiếc thúng là 50.000-55.000 đồng, còn rổ, mẹt và sàng thì 30.000-35.000 đồng/chiếc.

"Một tháng tôi làm được gần 20 sản phẩm gồm thúng, rổ, mẹt, sàng... đem bán thu về 1,5 triệu đồng tiền lời. Với nhiều gia đình đông nhân lực, một tháng họ làm được gần 40 chiếc, thu về 3-4 triệu đồng", ông Sơn nói.

Ba người cháu của ông Phạm Chí Dần khoe các sản phẩm thủ công của ông bà. Giá một chiếc thúng là 50.000-55.000 đồng, còn rổ, mẹt và sàng thì 30.000-35.000 đồng/chiếc.

"Một tháng tôi làm được gần 20 sản phẩm gồm thúng, rổ, mẹt, sàng... đem bán thu về 1,5 triệu đồng tiền lời. Với nhiều gia đình đông nhân lực, một tháng họ làm được gần 40 chiếc, thu về 3-4 triệu đồng", ông Sơn nói.

Đức Hùng

Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » đan Rổ Là Gì