Nghề điêu Khắc đá Mỹ Nghệ - Công Việc Từ Sự Tỉ Mỉ Người Nghệ Nhân

1. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ nếu hiểu theo một cách đơn giản nhất thì là một nghề mà dựa trên một nền tảng nguyên liệu là đá thì người nghệ nhân sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp để thực hiện việc tạc hình, tạc tượng trên tảng đá đó. Sau một quy trình, công đoạn nhất định thì sẽ cho ra sản phẩm là một bức tượng hoàn chỉnh. 

Thông thường thì các sản phẩm sẽ mang hình dạng của một nhân vật nào đó có sức ảnh hưởng như Phật, Quan thế âm Bồ Tát,...hay là các con vật,...tùy theo ý muốn của khách hàng cũng như nhu cầu chung của thị trường về tượng đá mỹ nghệ thời điểm đó.

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước
Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước

Là một nghề truyền thống, vì thế điêu khắc đá mỹ nghệ cũng sẽ được hình thành và phát triển theo hướng một làng nghề. Và hiện nay, làng nghề truyền thống về điêu khắc đá mỹ nghệ cần được nhắc tới chính là làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước ở Đà Nẵng.

Đây được coi là một làng nghề hiện đang có sự phát triển mạnh mẽ nhất về điêu khắc đá mỹ nghệ tại Việt Nam.

1.1. Là một làng nghề truyền thống lâu đời

Có thể nói, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời về điêu khắc đá ở Việt Nam. 

Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Là làng nghề nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, được coi là lâu đời nhất và nổi tiếng nhất tại Đà Nẵng.

Một làng nghề truyền thống lâu đời
Một làng nghề truyền thống lâu đời

Tương truyền thì làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành từ giữa thế kỉ XVII đến đầu thế kỷ XVIII và do chính ông Huỳnh Bá Quát khởi dựng. Và chính ông cũng được phong là ông tổ nghề của làng nghề Non Nước. Huỳnh Bá Quát là người quê gốc Thanh Hóa, chính ông đã đem nghề đá từ xứ Thanh vào Đà Nẵng khi di cư vào đây sinh sống.

 Lúc ban đầu, làng nghề này hầu hết chỉ làm các sản phẩm dân dụng là chính, mục đích là để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Các sản phẩm chủ yếu là cối giã gạo, cối xay hay bia mộ,... Cho đến sau này, vào khoảng giữa thế kỉ XIX, khi triều Nguyễn cho xây dựng cung điện, lăng tẩm thì làng nghề này bắt đầu được chú ý và phát triển hơn. Có rất nhiều thợ lành nghề được mời đi làm nghề điêu khắc đá ở khắp nơi và một trong số đó còn được triều đình phong hàm Cửu phẩm.

Có sự ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Champa từ Thánh địa Mỹ Sơn, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước được xem là sự giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa Việt cổ và Champa. Chính điều này đã đem đến một dòng chảy phong phú về hình tượng nghệ thuật cũng như sự sáng tạo trong từng sản phẩm của nghề điêu khắc đá Non Nước và làm cho sản phẩm được tạo ra có thể tồn tại mãi với sức sống của thời gian. Với mỗi sản phẩm, không chỉ được tạo ra đơn thuần bằng cách đục đẽo, mài gọt bởi đôi bàn tay khéo léo từ người nghệ nhân mà còn được thổi hồn vào trong đó từ chính tình cảm của người làm nghề. 

Giữ gìn được sự tinh túy của ông cha
Giữ gìn được sự tinh túy của ông cha

1.2. Là một làng nghề có sự vươn mình mạnh mẽ ra thế giới

Nếu ai đã từng đến Đà Nẵng thì sẽ không thể không ghé qua làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước. Có thể thấy, trong từng sản phẩm điêu khắc đá mỹ nghệ của Non Nước đều ẩn chứa một tầng lịch sử cũng như nét văn hóa đậm đà bản sắc ở bên trong nó. Qua từng công đoạn tạo ra một bức tượng điêu khắc đá thì người nghệ nhân đều dành hết những điều tốt đẹp của mình để hoàn thiện một cách tốt nhất có thể. Vì thế, mỗi tác phẩm đá mỹ nghệ được coi như một bảo tàng về đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.

Chính vì nhờ có những sản phẩm chất lượng cùng với sự khéo léo, tài năng của những người nghệ nhân, người thợ nổi tiếng mà nghề điêu khắc đá Non Nước cũng như các sản phẩm đang được đón nhận một cách phổ biến và rộng rãi. Bất kỳ một du khách nào đến đây đều có ít nhất một món quà là sản phẩm đá mỹ nghệ để làm kỷ niệm cho chính mình và người thân. Đặc biệt là các thương gia và các khách du lịch từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Pháp, Mỹ,...đã đến ký hợp đồng có giá trị lên đến hàng trăm ngàn USD để đặt mua sản phẩm ở làng đá mỹ nghệ Non Nước.

Vươn mình mạnh mẽ ra thế giới
Vươn mình mạnh mẽ ra thế giới

Với  những lợi thế của mình mà làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước hiện đang được chú trọng phát triển để trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh mẽ ở trong nước và quốc tế. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp và tư nhân có thể đầu tư phát triển các sản phẩm mỹ nghệ từ đá với quy mô và số lượng lớn. 

2. Quy trình làm nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước

Là làng nghề lâu đời và có chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm tốt nên nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước rất được quan tâm. Và quy trình làm nghề cũng là một phần mà rất nhiều người muốn quan tâm, tìm hiểu.

Vậy, để tạo ra một sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước thì cần thực hiện theo quy trình như thế nào? Công cụ và nguyên liệu được chọn lựa ra sao?

Quy trình thực hiện như thế nào?
Quy trình thực hiện như thế nào?

Đầu tiên là về công cụ để chế tạo sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước. Hiện nay, công cụ được sử dụng trong việc chế tạo sản phẩm đá sẽ bao gồm cả công cụ thủ công và máy cơ giới. 

Với công cụ thủ công thì sẽ thường là các công cụ như búa, tạ, xà beng dùng để khai thác đá. Dụng cụ con vọt, con chạm được dùng để bóc tách các lớp đá, đục dùng để thực hiện công đoạn phác thảo. Các loại mũi như mũi bạt dùng để chặt đường thẳng hay cạnh góc vuông, mũi ve được dùng để tạo ra các chi tiết ở trên sản phẩm, mũi ngô được dùng để tạo các đường lượn tròn. Thêm cạnh đó là thước đo, cưa xẻ đá, cưa cắt vòng và khoan dùng để khoan các lỗ nhỏ, bàn mài dùng để làm móng và nổi màu sắc cho sản phẩm. Đây là những công cụ thủ công thường dùng trong việc chế tạo sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước.

Việc làm thợ điêu khắc

Công cụ được sử dụng?
Công cụ được sử dụng?

Với công cụ là máy cơ giới thì được áp dụng trong việc chế tạo vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Hầu hết, các loại máy móc được sử dụng chính là máy cắt, máy tiện, khoan cầm tay, palang,...Với việc sử dụng các máy móc thiết bị này thì sẽ thay thế được phần nào sức lao động của con người cũng như rút ngắn được quá trình và thời gian tạo ra sản phẩm. Thêm vào đó chính là sự tác động đến chất lượng, năng suất và đa dạng của sản phẩm. Các thiết bị này hầu hết đều được nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Đức,...vì thế thường được đảm bảo chất lượng khá chắc chắn.

Thứ hai chính là nguyên liệu được sử dụng tại làng nghề Non Nước. Trước đây, đá được sử dụng chính là đá khai thác ngay tại núi Ngũ Hành Sơn và loại đá chủ yếu là đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch được biết đến là đá có nhiều màu sắc, hoa văn đẹp, kết cấu mịn và mềm, có thể dễ đục. Việc khai thác đá được coi là công việc vất vả, đòi hỏi người thực hiện khai thác phải có sức khỏe tốt cũng như có kiến thức để có thể lựa chọn được đá thích hợp cho việc chế tạo sản phẩm. Công việc lấy đá sẽ thường do một nhóm người bao gồm một “ông Võ” - thường là người già, có nhiều kinh nghiệm chọn đá và một nhóm thanh niên khỏe mạnh.

Nguyên liệu như thế nào?
Nguyên liệu như thế nào?

Việc đầu tiên trong quy trình lấy đá chính là chọn mạch đá, chọn hướng khai thác hầm theo mạch đá. Lúc này, ông Võ sẽ dùng cây tựa thường là bằng sắt dài từ 60 - 70cm, có một đầu uốn cong và đầu kia thì dẹt để tìm thớ đá. Sau khi tìm xong thì sẽ đến nhiệm vụ của nhóm thanh niên, sử dụng những công cụ tách đá để tách thành những mảnh nhỏ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Những người có kinh nghiệm và lành nghề sẽ có thể dựa vào tiếng kêu của đá mà biết được đá này mềm hay cứng và thích hợp dùng để chế tạo những sản phẩm nào.

Nếu như việc tìm và khai thác đá là nhiệm vụ của ông Võ thì công đoạn tiếp theo sẽ là của ông Văn. Khi đã có nguyên liệu thì người thợ điêu khắc sẽ tạo hình thô cho sản phẩm, dây là công đoạn ra phôi. Quá trình này sẽ được thực hiện theo các bước: Tìm mặt phẳng để tạo một chân đế, tiếp đó là lựa chọn các điểm chuẩn để tiến hành tạo hình. Sau khi xác định được xong các điểm thì sẽ vẽ phác thảo trên giấy sau đó là vẽ hoặc in trực tiếp lên mặt đá. Có những trường hợp như sản phẩm khó, có giá trị nghệ thuật cao thì người thợ sẽ phải tạo phôi và phác thảo trước bằng đất sét, khi cảm thấy hoàn chỉnh mới làm chính thức. Dựa trên bản vẽ phác thảo thì người thợ sẽ tiến hành đục phôi và tạo hình cho sản phẩm.

Thực hiện các bản vẽ
Thực hiện các bản vẽ

Sau khi phôi hoàn thành thì sẽ là công đoạn trang trí, tạo chi tiết cho sản phẩm để hoàn thiện sản phẩm đá mỹ nghệ. Các công việc có thể làm như chạm hình nét, trang trí hoa văn, thực hiện mài, đánh bóng sản phẩm,... Ở công đoạn cuối này thì việc quan trọng nhất của người thợ chính là việc trang trí và chạm hình nét cho sản phẩm. Đây cũng chính là công đoạn thể hiện được sự khéo léo từ đôi bàn tay vàng cũng như trình độ của người thợ. Công đoạn này thông thường sẽ có một quy trình thực hiện chung, tuy nhiên, với mỗi sản phẩm khác nhau thì lại có những quy trình thực hiện cụ thể riêng biệt.

Bước cuối cùng chính là trang trí và tạo màu cho sản phẩm. Thông thường, người thợ sẽ sử dụng phẩm màu, bã chè, xi đánh giày có thể là màu nâu hoặc màu chàm để nhuộm màu đá cho màu sắc đẹp hơn. Bí quyết để có màu đẹp của những nghệ nhân làng nghề Non Nước chính là việc pha màu, tạo nhiệt độ và cách sử dụng độ đậm nhạt của màu. 

Có thể thấy, để hoàn thiện một sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước thì những người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau và mỗi công đoạn lại đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn của người nghệ nhân.

Mẫu đơn xin việc

Trải qua nhiều công đoạn
Trải qua nhiều công đoạn

3. Những sản phẩm đá mỹ nghệ và câu chuyện tương lai

Hiện nay, số lượng sản phẩm đá mỹ nghệ được sản xuất cũng như sử dụng và đưa ra thị trường ngày càng nhiều. Các sản phẩm từ đồ dùng sinh hoạt, đồ trang trí, tâm linh đều rất đa dạng và được ưa chuộng. Chính vì điều này nên nghề điêu khắc đá mỹ nghệ đang ngày càng phát triển hơn nữa, đặc biệt là làng nghề Non Nước. 

Hiện nay, đây cũng được coi là làng nghề có số lượng nhân công khá lớn để hỗ trợ cho việc thực hiện các sản phẩm. Vì vậy, với sự phát triển của nghề điêu khắc đá thì đây sẽ là công việc hỗ trợ vấn đề việc làm cho người dân nơi đây. Và nếu như bạn cũng có niềm đam mê và muốn làm việc trong lĩnh vực nghề truyền thống này thì các bạn có thể tìm kiếm các vị trí công việc hỗ trợ làm nghề điêu khắc đá mỹ nghệ. 

Những câu chuyện tương lai
Những câu chuyện tương lai

Một số trang tuyển dụng, giới thiệu việc làm hiện nay cũng đăng một số tin tuyển dụng dành cho các ứng viên muốn tìm công việc liên quan đến điêu khắc đá mỹ nghệ cho mình. Một trong số đó chính là Timviec365.vn. Các bạn có thể lên website để tìm kiếm và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp cho mình nhé.

Có thể nói, mỗi một sản phẩm đá mỹ nghệ được tạo ra đều mang trong mình những câu chuyện cũng như chứa đựng những tình yêu, công sức của người thợ. Từng mũi khoan, từng nét đục trong từng sản phẩm đều thể hiện một tình yêu của người nghệ nhân với nguyên liệu tưởng chừng như vô tri vô giác, tình yêu với nghề truyền thống và tình yêu với quê hương đất nước. 

Tìm việc

Hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về nghề điêu khắc đá mỹ nghệ thông qua đó có thể đưa các sản phẩm đến gần hơn với mọi người, đặc biệt là những người trẻ để làm giàu thêm nghề truyền thống của dân tộc ta.

Từ khóa » đồ Nghề điêu Khắc đá