Nghề Khảm Xà Cừ Trên đất Gò Công - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh ...
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- CHÍNH QUYỀN
- GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
- BỘ MÁY TỔ CHỨC
- CÔNG DÂN
- DOANH NGHIỆP
- DU KHÁCH
Khảm xà cừ (hay cẩn xà cừ) là một nghề thủ công truyền thống lâu đời ở đất Gò Công. Chắc có lẽ nghề này ra đời gắn liền với nghề đóng tủ thờ nổi tiếng ở xứ này.
Khảm xà cừ (hay cẩn xà cừ) là một nghề thủ công truyền thống lâu đời ở đất Gò Công. Chắc có lẽ nghề này ra đời gắn liền với nghề đóng tủ thờ nổi tiếng ở xứ này.
Nguyên liệu để khảm được lấy từ vỏ của loại ốc xà cừ, đây là loại ốc biển có màu sắc lóng lánh. Theo kinh nghiệm dân gian, tùy vào loại lớp xà cừ càng dày, càng phản chiếu màu sắc phong phú thì giá trị càng cao. Để có mảnh xà cừ hoàn chỉnh khảm vào tủ thờ, người thợ phải làm nhiều công đoạn từ chẻ vỏ ốc thành mảnh; mài sạch lớp vỏ ngoài chỉ giữ lại lớp xà cừ sáng bóng; cắt theo thớ, hơ, ép mảnh xà cừ cho thật phẳng, sau đó phân loại theo màu sắc khác nhau. Khi có mảnh xà cừ chất lượng xong thì chưa đủ, mà vật dụng dùng để khảm phải được chế tác từ những loại gỗ tốt. Có vậy thì tác phẩm khảm xà cừ mới lưu giữ được lâu bền. Chỉ có dân trong nghề mới nhận biết nguyên liệu, độ tuổi của xà cừ, độ tinh xảo trong chi tiết, hài hòa màu sắc của xà cừ và tính thẩm mỹ thật sự của món đồ vật được khảm. Phần lớn các khâu khảm xà cừ đến nay vẫn làm bằng thủ công, đây là điểm độc đáo không phải ai cũng học và làm được.
Có hai hình thức khảm là khảm chìm (xà cừ được gắn chìm xuống bề mặt gỗ) và khảm nổi (xà cừ được tạo hình 3 chiều và gắn nổi trên bề mặt gỗ). Theo truyền thống, khảm xà cừ có tất cả 6 khâu từ vẽ mẫu, cưa ốc, đục, tách, gắn, cho đến khâu cuối cùng là sơn. Tất cả phải làm bằng tay một cách tỉ mỉ, trong đó khâu "tách" chỉ dạy cho con cháu trong nhà chứ không dạy cho người ngoài. Vì vậy, muốn định giá một sản phẩm khảm xà cừ rất khó. Tuy nhiên ngày nay, các công đoạn khảm xà cừ đã được cải tiến rất nhiều, có thể kể đến một số công đoạn cơ bản sau:
Đầu tiên, người nghệ nhân phác thảo bản vẽ hay còn gọi là vẽ kiểu. Do tính quan trọng của bước này, mỗi nét vẽ đều phải được tính toán chi li sao cho tỉ lệ từng cảnh vật cân đối với bố cục bức tranh.
Thứ hai, đó là chọn nguyên liệu. Đây là công đoạn "dễ mà lại khó", bởi không yêu cầu người nghệ nhân làm việc tỉ mỉ mà lại đòi hỏi một bề dày kinh nghiệm trong nghề. Mỗi miếng ốc xà cừ đặt đúng vị trí sẽ toát lên hồn của bức tranh.
Tiếp theo, vẽ mẫu lên nguyên liệu xà cừ và cắt (người trong nghề thường mộc mạc gọi là thợ cưa). Để có những đường cắt sắc sảo, người nghệ nhân phải trải qua quá trình miệt mài tự rèn luyện tay nghề trong khoảng từ 4 đến 6 năm.
Sau đó, ghép xà cừ đã cắt. Từng mảnh xà cừ rất nhỏ sẽ được ghép lại với nhau tạo thành hình thù cụ thể, như: Từng cánh hoa sẽ được ghép lại thành bông hoa, từng chiếc lá sẽ được ghép thành tán cây. Vì thế, ở công đoạn này yêu cầu người nghệ nhân thật sự nghiêm túc làm việc và luôn sáng tạo ra cách ghép mới, lạ mắt nhưng vẫn thể hiện chi tiết như bản vẽ.
Không chỉ am hiểu và sử dụng thành thạo các loại công cụ mà thợ khảm xà cừ còn phải có óc thẩm mỹ tinh tế. Tùy mục đích sử dụng, kích thước của món đồ, giá cả khách hàng yêu cầu và vị trí cần khảm, người thợ lựa chọn phác họa những bức tranh theo chủ đề và độ tỉ mỉ khác nhau như: Tứ quý, Tứ linh, Ngũ phúc, Bát tiên, Thuận buồm xuôi gió, Mã đáo thành công, Làng quê yên bình… Để thể hiện được cái hồn của bức tranh, người thợ phải tỉ mỉ khắc từng đường nét, càng chi tiết thì tranh càng đẹp và những công đoạn này được làm hoàn toàn là thủ công.
Một trong những nét đẹp độc đáo của tủ thờ là những miếng ốc xà cừ qua thời gian đã lên nước, bóng lộn, bắt ánh sáng cực nhạy. Dù trong bóng tối, cái tủ thờ cẩn ốc vẫn toát lên vẻ uy nghi với những sắc màu lấp lánh.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề khảm xà cừ ở đất Gò Công vẫn liên tục kế thừa tinh hoa từ đôi bàn tay khéo léo của cha ông và ngày càng phát triển hòa nhập với xu thế hiện đại.
Ths. Lê Hồng Quân
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(2.0/5) Tin liên quan Tiền Giang: Nhạc sĩ Đức Phú đạt giải Nhất cuộc thi ca khúc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - 13/12/2024 TP. Mỹ Tho: Sôi nổi Giải Việt dã các nhóm tuổi năm 2024 - 10/12/2024 Nhạc sĩ Lê Ngân đạt giải B Liên hoan Âm nhạc toàn quốc 2024 - 08/12/2024 Lan tỏa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" - 08/12/2024 Vở "Cánh đồng bất khuất" đạt 2 Huy chương tại Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 - 24/11/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: GửiVăn bản chỉ đạo điều hành
Công báo Tiền Giang
Góp ý dự thảo văn bản
Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
CSDL Quốc gia về TTHC
Từ khóa » đồ Gỗ Khảm Xà Cừ
-
ĐĨA GỖ CẨN (KHẢM) ỐC XÀ CỪ: ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT KHẢM ỐC
-
Khảm Xà Cừ - Nghệ Thuật Cẩn Ốc Xà Cừ Chìm Và Nổi
-
ĐỒ GỖ KHẢM XÀ CỪ HỒN VIỆT
-
Bộ Tranh Tứ Quý Cẩn Ốc Xà Cừ [Tùng - Cúc - Mai - Sen] - Shopee
-
Cẩn ốc Xà Cừ ( Khảm Trai)
-
Bảo Quản đồ Gỗ Cổ Và đồ Gỗ Khảm ốc Xà Cừ
-
Mua Bán Đồ Gỗ Cẩn Ốc Xà Cừ Xưa Đẹp - Posts | Facebook
-
Gỗ Cẩn Ốc Xà Cừ
-
Khảm Xà Cừ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tranh Gỗ Gụ Khảm Cổ đồ Quấn Mai ốc Xà Cừ - Lazada
-
Tranh Khảm Ốc - Đồ Gỗ Khảm Ốc Xà Cừ
-
Khay Lan Khảm Ốc Xà Cừ - ĐỒ GỖ XƯA TRƯỜNG NHUNG
-
Tủ Thờ Gỗ Cẩm Lai Khảm ốc Xà Cừ | Đồ Gỗ Cổ Xưa Mộc Gia 68