Nghề Kim Hoàn Kế Môn - Phần Mềm Vàng
phanmemvang.com.vn › Nghề kim hoàn › Nghề Kim hoàn Kế Môn › Trang chủ Nghề kim hoàn Nghề Kim hoàn Kế Môn Nghề Kim hoàn Kế Môn
Làng Kế Môn (Thừa Thiên - Huế) đã được nhiều người biết đến với vinh dự là cái nôi của nghề kim hoàn với cụ Tổ nghiệp khai sinh ra nghề là người họ Cao
Với mong muốn giúp bạn đọc khắp nơi hiểu thêm về làng nghề kim hoàn truyền thống Kế Môn (thành phố Huế), Phần Mềm Vàng xin giới thiệu bài viết được đăng trên tập san Về Nguồn của Hội Đồng Hương Làng Kế Môn tại TP. HCM và các tỉnh phụ cận số xuân Đinh Dậu 2017...
LỜI DẪN Thưa quý bạn đọc đồng hương, Làng Kế Môn ta đã được nhiều người biết đến với vinh dự là cái nôi của nghề kim hoàn, với cụ Tổ nghiệp khai sinh ra nghề là người họ Cao. Thế hệ tiếp nối thế hệ, con dân người Kế Môn theo nghề vàng trong suốt hơn 200 năm nay, đã mang về cho làng sự giàu có và thịnh vượng mà không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên trong suốt thời gian dài ấy, qua các triều đại, các chế độ chính trị và kinh tế đổi thay, nghề vàng của người Kế Môn cũng không sao tránh khỏi những bước thăng trầm. Về điều này thì không phải ai cũng biết, nhất là các thế hệ về sau, mà có biết thì cũng chỉ truyền miệng với nhau về một thời kỳ, về một giai thoại nào đó của nghề vàng. Còn viết thành văn, in thành sách như một chứng tích để con cháu mai sau đọc và có được cái nhìn tổng thể, xuyên suốt về nghề vàng của người Kế Môn từ bước đầu khởi nghiệp cho tới nay, thì hầu như chưa thấy ai làm. Người viết, do không phải là người trong nghề, nên dù đã có ý muốn viết ra từ nhiều năm nay, cũng thấy rất ngần ngại, vì e rằng mình sẽ không hiểu hết các ngóc ngách của nghề vàng, có thể bị phê phán là võ đoán hay lệch lạc. Nay do nhiều đồng hương tỏ ý khuyến khích và sẵn sàng cung cấp những “tư liệu sống”quý giá về nghề vàng của người Kế Môn qua nhiều thời kỳ, đồng thời với vốn liếng tìm hiểu và quan sát từ bên ngoài của chính bản thân trong suốt hơn 50 năm qua, người viết mạnh dạn thực hiện bài viết này, bằng một cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của nghề, đặc biệt chỉ giới hạn trong phạm vi nghề kim hoàn của người Kế Môn mà thôi. Do chỉ là cái nhìn tổng quan, và chỉ cô đọng trong một bài viết nên không thể đi vào các chi tiết và những sự kiện, tình huống hay nhân vật cụ thể. Bên cạnh đó, cũng do giới hạn về phạm vi chuyên môn cũng như thâm niên của những người cung cấp tài liệu, mà đa phần chỉ thuộc thế hệ U70 về sau, nên hẵn là không thể tránh được sai sót. Rất mong các bậc cao niên trong nghề quan tâm thông cảm và chỉ giáo thêm. Xin chân thành cảm ơn. NGHỀ KIM HOÀN KẾ MÔN: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG THĂNG TRẦM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI Làng Kế Môn kể từ thời điểm hình thành vào đầu thế kỷ 15 cho tới cuối thế kỷ 18 chỉ là một làng thuần nông như bao ngôi làng khác ở vùng đất Thuận Hóa nói chung và vùng duyên hải Ngũ Điền hiện nay nói riêng. Rồi như gặp một duyên may trời định, bỗng xuất hiện một nhân vật đặc biệt đã mang đến cho người dân làng một nghề thủ công đáng quý: nghề thợ bạc. Đó là cụ Tổ nghiệp Cao Đình Độ và người con trai cả của cụ là cụ Cao Đình Hương – mà đã được Triều Nguyễn sắc phong lần lượt là Đệ Nhất và Đệ Nhị Tổ sư ngành Kim hoàn Việt Nam. Thời khởi nghiệp Đó là những sự kiện lưu truyền căn cứ trên các tài liệu lịch sử thành văn. Còn theo truyền khẩu, thì thế hệ người Kế Môn đầu tiên đã cùng hai cụ Tổ Cao Đình vào kinh thành làm việc ở ngành Ngân tượng thời Tây Sơn và tiếp nối với thời Gia Long, là những người thuộc hai họ Hoàng và Trần trong làng. Đặc biệt, những người họ Hoàng, sau này buộc phải đổi thành họ Huỳnh, do trùng tên húy của Chúa Tiên là Nguyễn Hoàng. Các thế hệ tiếp theo, ngoài con cháu dòng tộc của hai họ trên, một số khác cũng được theo học nghề này từ các ông thầy thuộc thế hệ đi trước. Dần dần số thợ kim hoàn người Kế Môn mỗi ngày một đông thêm. Điều đặc biệt ở thời kỳ này là nghề không truyền cho người ngoài mà chỉ được truyền cho riêng người trong làng mà thôi. Sau này, khi người Kế Môn tản mát ra hành nghề lập nghiệp ở khắp nơi, lấy vợ lấy chồng các xứ, sinh con đẻ cái, thì lệ “dấu nghề” này không còn tồn tại nữa. Trong thực tế, việc học nghề thường được truyền thụ trực tiếp từ các người thợ, là đàn anh truyền cho đàn em, là người đi trước truyền cho người đi sau. Tuy vậy, người chủ vẫn luôn là ông thầy, là "sư phụ", cũng không khác mấy với những thầy đồ Nho dạy chữ, với tình cảm "tôn sư trọng đạo" vốn có và với những ràng buộc về lễ giáo phong tục thời ấy. Cụ thể là phải để tang khi bản thân thầy hay có người lớn trong gia đình thầy qua đời. Dụng cụ chế tác (nôm na là đồ nghề) thời kỳ khởi nghiệp này cũng còn rất lạc hậu, thô sơ. Cả đến việc nung đốt vàng bạc vẫn còn dùng than củi và thổi lửa bằng bệ thụt 2 ống đứng không khác gì thợ rèn. Sau này, tiến bộ hơn, người thợ đã thay thế bệ thụt đứng bằng loại “quạt” quay bằng tay để nạp gió qua một ống tròn nằm ngang trên mặt bàn để thổi lửa, tất nhiên vẫn phải dùng than củi, chưa có nhiên liệu nào thay thế cả. Về sản phẩm chế tác, thời kỳ này thường tập trung cho các sản phẩm trang trí nội thất cung điện, các đồ dùng cho sinh hoạt và các loại nữ trang cung ứng cho vua chúa, hoàng tộc và các quan lại. Như vậy, với việc chế tác các sản phẩm ấy, nghề thợ bạc thời kỳ này rõ ràng đã tiến một bước khá dài với những kỹ thuật chạm trỗ tinh vi hơn từ vàng ròng, so với nghề đúc đồng và chạm bạc thô sơ thời khởi nghiệp của vị Đệ Nhứt Tổ sư. Thời tiền chiến Cho đến giữa thập niên 1950, đặc biệt sau hiệp định Genève 1954, nghề kim hoàn của người Kế Môn không còn chỉ gói gọn ở kinh thành Huế như một thời gian khá dài trước đó, mà đã bắt đầu lan tỏa ra khắp các vùng tại miền Nam, qua sự ra đời của nhiều tiệm kim hoàn từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, đến Quảng Ngãi, Quy Nhơn,... Cho đến thời kỳ này, nguồn thu nhập chính từ nghề vàng của người Kế Môn vẫn chủ yếu là từ gia công. Nói khác, người chủ cũng như người thợ chỉ sống bằng tiền công trên sản phẩm. Dạo ấy, so với nghề nông tất nhiên là nhàn, là “danh giá” hơn, qua hình ảnh những người thợ vàng với quần áo bảnh bao, da dẻ trắng trẻo xuất hiện ở làng quê mỗi khi Tết về. Có ai biết đằng sau cái bề ngoài bảnh bao ấy là cả một môi trường làm việc hết sức độc hại và ô nhiễm so với không gian sống trong lành thoải mái với nghề nông chất phác nơi vùng quê. Hơi a-xít, hơi xăng, hơi bốc lên từ độ nung chảy của vàng bạc, suốt ngày cứ quanh quẩn với người thợ. Từ chiếc bàn làm việc, các dụng cụ chế tác, sàn nhà cho đến quần áo mà người thợ mặc khi hành nghề, thậm chí là hai bàn tay và thân thể trong ngoài của người thợ cũng phải được làm vệ sinh theo cách riêng, theo thời điểm riêng, chứ không phải cứ thấy bẩn, cứ thấy ngứa ngáy khó chịu là quét dọn là tắm rửa như người bình thường. Phải gom bụi, rác và các chất lỏng thải ra từ vệ sinh về một mối, để có thể tận dụng lượng vàng đã “bốc hơi” trong quá trình chế tác. Nếu thợ đông, làm nhiều, cuối năm lượng “heo” thu được tính ra cũng không hề nhỏ chút nào. Đồ nghề của thợ vàng bạc thời gian này có nhiều món tỉ mỉ hơn để đáp ứng với sản phẩm ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Nhưng dù đã cải tiến, chẳng hạn như đã dùng xăng thay cho than củi, dùng bàn đạp đặt dưới chân thay cho bệ thụt và quạt quay tay, tất thảy vẫn mang tính thủ công. Có thể phân làm hai loại: dụng cụ căn bản và dụng cụ chuyên dụng. Về căn bản, mỗi người thợ có một bàn làm việc với mặt bàn dày khoảng 3cm, rộng cỡ chừng 70x90cm, một bộ đốt bằng xăng (gồm bệ đạp, ống dẫn và vọt); đe, búa, kìm, kéo, nĩa, nuội, ve, dũa,…loại bằng thép. Còn về chuyên dụng, gồm các đồ nghề sử dụng chất liệu riêng (như đồng, sừng hay gỗ) và được thiết kế đặc biệt hơn để phù hợp với sản phẩm chế tác. Ngoài ra, mỗi tiệm còn trang bị một cân tiểu ly, một máy cáng mỏng quay bằng tay, vài bàn kéo và sau này có thêm bàn dập bằng thép bảng để dùng chung. Đồ nghề thợ vàng dạng thủ công Sản phẩm trang sức làm ra từ vàng 24 hay18K, có thể kể từ món giản đơn như nhẫn ma-dê (marié), lắc, xuyến, đến khó và tỉ mỉ hơn như bông tai, dây chuyền, kiềng,... và phức tạp hơn cả là các loại nhẫn kiểu có gắn đá quý. Các sản phẩm này hầu như không được đúc ra từ các khuôn mẫu có sẵn, mà chỉ được chế tác theo thói quen, theo truyền nghề từ ông thầy là chính. Đặc biệt các loại nhẫn kiểu với nhiều mẫu mã đa dạng tỉ mỉ đòi hỏi người thợ phải thật sáng tạo với tay nghề giỏi mới cho ra được những sản phẩm tinh xảo và có độ thẫm mỹ cao. Thời gian để đào tạo ra một người thợ vàng với tay nghề đủ để làm các món căn bản thì khó có thể xác định được là bao lâu. Thông thường ở các tiệm vàng của người Kế Môn ngày trước, có thể là ba bốn năm, cũng có thể là năm bảy năm hay hơn, tùy vào “thầy chủ” và tùy theo năng khiếu cũng như khả năng tiếp thụ của từng người theo học. Còn để làm được thành thạo tất cả các món từ giản đơn đến phức tạp thì cần phải có thời gian lâu hơn, nếu không nói là phải học hỏi suốt đời, bởi sản phẩm mỗi ngày một thay đổi, đa dạng, tùy vào thị hiếu cũng đổi thay không ngừng qua nhiều thế hệ của khách hàng. Rõ ràng là vào thời kỳ này, ở tất cả các vùng miền trong nước, không hề có trường lớp nào đào tạo riêng cho nghề vàng bạc, mà chỉ có thể học theo lối truyền nghề ở các tiệm. Thông thường, trước khi cầm đến các dụng cụ chế tác để tập sự trên các chất liệu ít giá trị như đồng đỏ hay bạc, rồi cuối cùng mới tới vàng, các học trò phải trải qua một quá trình dài làm “lao công”, tạp dịch để phụ việc, phải thức khuya dậy sớm, thậm chí phải làm các công việc thay cho người ở nếu cần. Thời gian “nhập môn” này thường là một vài năm. Đây cũng chính là trải nghiệm để thử thách khả năng chịu khó, cần cù và kiên nhẫn: những đức tính rất cần có để trở thành một người thợ kim hoàn có triển vọng. Có thể thấy một điều hiển nhiên rằng đích nhắm của người thợ vàng - cũng như bao nghề khác - là trở thành ông chủ, nghĩa là phải ra “dọn tiệm” khi có vốn liếng và cơ hội làm ăn. Vì dù cho lĩnh lương tháng hay khoán sản phẩm với mức cao chăng nữa, thì vẫn chỉ đủ tiêu xài mà không có dư bao nhiêu. Nhiều thế hệ thợ vàng người Kế Môn đã trở thành những ông chủ, từ “chủ nhỏ” đến “chủ lớn” khắp các tỉnh thành miền Nam vào thời kỳ này. Tuy vậy, muốn “dọn tiệm” hay trở thành chủ tiệm kim hoàn, cũng không phải chuyện dễ. Không phải ai muốn dọn thì dọn. Bởi từ thời kỳ này trở về sau đến trước 1975, ngành vàng bạc đã có Nghiệp đoàn Kim hoàn hẵn hoi, và vai trò của nghiệp đoàn là vô cùng quan trọng. Người thợ, bên cạnh thủ tục hành chính từ phía nhà nước, cần phải chứng minh cho nghiệp đoàn thấy được một lý lịch học nghề rõ ràng. Và chỉ có người thợ đã “ra nghề” mới được phép mở tiệm. Đó là chưa kể nghiệp đoàn còn quy định rõ trong một “địa bàn” chỉ có thể giới hạn là bao nhiêu tiệm, cũng như “mật độ” và phân bổ vị trí các tiệm ra sao nữa. Cũng na ná như điều khoản ENT (Economic Need Test) của Việt Nam ngày nay dùng làm “hàng rào kỹ thuật” trên thị trường bán lẻ khi gia nhập WTO vậy. Thí dụ: ở Đà Nẵng giới hạn chỉ 100 tiệm, Huế 100, nhưng ở Đông Hà Quảng Trị chỉ được 20. Tất cả những điều kiện nghiêm ngặt ấy, chỉ nhằm mục tiêu là gìn giữ uy tín và chất lượng cho ngành kim hoàn, ngăn ngừa những hình thức cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra. Thời chiến Khi chiến tranh bắt đầu nổ ra, ngày càng khốc liệt kể từ đầu thập niên 1960, đặc biệt là khi quân đội Mỹ và đồng minh ngày càng hiện diện nhiều hơn tại Miền Nam vào cuối thập niên này, thì cũng là lúc nghề kim hoàn có nhiều chuyển biến đáng kể. Các tiệm vàng của người Kế Môn lần lượt phát triển thêm khắp các tỉnh thành, từ đồng bằng lên tới cao nguyên, từ Nam Trung bộ ra tới vĩ tuyến 17. Ngoài các địa chỉ quen thuộc như đã ghi nhận ở phần trên, nghề vàng với các tiệm kim hoàn của người Kế Môn đã vươn tới tận các vùng xa xôi ở Tây Nguyên như Đắc-Tô, Tân Cảnh vùng Kon -Tum, Ban Mê Thuột, Pleiku, Đà Lạt… Tóm lại là các địa điểm làm ăn ngày càng bám sát với trận địa, nơi có đông đảo quân đội đồng minh của nhiều nước tham chiến. Tại những nơi này, ở vùng hậu phương bao quanh, những ai ăn nên làm ra nhờ tận dụng thời cơ từ cuộc chiến, trong đó có các nhà buôn và thành phần ăn theo cơ hội, thậm chí là công chức và binh sĩ ăn lương nhà nước nhưng có dư chút đỉnh, lúc này, người ta không chỉ giới hạn ở thói quen mua sắm nữ trang, mà còn sắm cả vàng, thậm chí vàng lá để cất giữ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong cuộc chiến tàn khốc và chết chóc ấy, tương lai không ai có thể đoán trước được điều gì, người ta phải “thủ” cho những bất trắc có thể xảy ra. Thế là ngoài thu nhập từ gia công vốn có, các tiệm vàng lúc này bắt đầu phát triển thêm một “nghề” mới: đó là nghề mua bán hay kinh doanh vàng bạc. Thị trường bất ổn, vàng lên vàng xuống thất thường đã mang đến lợi nhuận cho các tiệm vàng nhờ chênh lệch giữa giá vàng của từng thời điểm – mà người trong nghề thường có điều kiện nắm bắt thông tin và đoán định chính xác hơn, cọng với chênh lệch như thường lệ giữa giá “bán ra” và “mua vào”. Bán ra, mua vào càng nhiều thì lợi tức tích lũy càng cao. Đây cũng chính là thu nhập “chủ lực” của các tiệm vàng nói chung và của người Kế Môn nói riêng. Có thể nói, đây chính là thời kỳ vàng son của nghề kim hoàn trong thời chiến vậy. Tuy nhiên, để trở thành những “đại gia” vàng từng giàu có và tiếng tăm như các ông chủ người Kế Môn ở Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn hay Pleiku thời này, thì ngoài việc mua bán thường ngày tại tiệm (mà lúc này hầu như đã giao hẵn cho bà chủ quản lý), những người “có gan làm giàu” trong nghề đã phải tiến xa hơn bằng các thương vụ buôn bán vàng sĩ từ nguồn. Thời gian này, nguồn vàng thường xuất xứ từ Hồng Kông, và khi về Sài Gòn - hoặc trực tiếp hoặc qua ngã Cao Miên - nó trở thành thương hiệu vàng lá “Kim Thành” nổi tiếng và độc tôn một thời bên cạnh các thương hiệu Đạt Tín, Thái Sơn quen thuộc. Tất nhiên, làm ăn thì cũng có thời có vận. Ngoài may mắn, thì bất trắc là tình huống có thể xảy ra bất cứ lúc nào. (Còn tiếp - đón xem bài 2) Theo langkemonsaigon.comTin liên quan
Sửa Nghị định 24: NHNN quản lý hay kinh doanh vàng?
Bảo tồn di sản kim hoàn truyền thống
Thăng trầm làng nghề Kim hoàn Kế Môn
Nghệ nhân 7X làm thay đổi lịch sử ngọc trai thế giới
Cận cảnh quá trình sản xuất những thỏi vàng 24K
Nghệ nhân kim hoàn Trà Văn Tâm (Tâm Kim Xuyến)
Nghệ nhân kim hoàn Phạm Văn Năm (Năm Nhỏ)
Kim cương vật liệu cứng nhất hành tinh có thể bị soán ngôi
Nghệ nhân kim hoàn Huỳnh Văn Thu
Doanh nhân Chương Do Khởi & trung tâm Trí Việt
Viên đá quý ngành kim hoàn - Nghệ nhân Phạm Hồng Đoàn
Nữ tướng vàng nữ trang
Làng nghề kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên Huế)
Giỗ tổ nghề kim hoàn
Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc Châu Khê 2015
Ông tổ nghề kim hoàn
Hội quán Lệ Châu
Lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam
Phố Hàng Bạc - Di sản phố cổ ở Hà Nội
Rộn rã làng nghề vàng bạc Châu Khê
Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc truyền thống 2013
Lễ giỗ truyền thống Tổ nghề thợ bạc tại TP. HCM
Hình ảnh phần mộ Ông tổ nghề kim hoàn Việt Nam
Đỗ Minh Phú - Ông chủ Doji và ông chủ mới của Tienphong Bank
Chủ tịch SJC: Giao 'con ruột' cho người khác, cũng buồn!
Vàng nữ trang, khi “chơi” không còn dễ
Ông Tổng Bảo Tín Minh Châu ‘nội soi’ thị trường vàng
'Ông Tổng' Bảo Tín Minh Châu: 'Tôi sẽ luôn là số 1'
Bà Cao Thị Ngọc Dung: Vui không tột đỉnh, buồn không tuyệt vọng
- SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý mua bán vàng bạc
Phần mềm in tem nhãn vàng bạc
Phần mềm quản lý mua bán vàng (lẻ + sỉ)
Phần mềm hiển thị giá vàng trên Tivi
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng vàng bạc
Phần mềm quản lý kim cương đá quý
- KẾT NỐI FACEBOOK
- LIÊN KẾT WEBSITE
Tem nữ trang cao cấp Goldtags Fanpage Phần Mềm Vàng Hỏi đáp về HDDT, kế toán & thuế ngành vàng bạc
Từ khóa » đá Kim Xuyến Nhật Là Gì
-
Những Thuật Ngữ Chung Trong Ngành Chế Tác Trang Sức Nên Biết
-
Mệnh Thoa Xuyến Kim Nên Chọn đá Phong Thủy Nào?
-
DNTN KIM XUYẾN NHẬT | Facebook
-
Cửa Hàng Nữ Trang Kim Xuyến Nhật - Quận 5
-
DNTN Vàng Bạc Kim Xuyến Nhật - Quận 5
-
Tổng Hợp Những điều Cần Biết Về đá Granite Kim Sa đen
-
Đá Quý Là Gì? 10 Loại đá Quý Trang Sức Phổ Biến, đẹp Mắt Nhất
-
8 Cách Phân Biệt đá Quý Thật - Giả Nhanh Chóng Và Chính Xác Nhất
-
Đá Quý Theo Tháng Sinh Và Năm Sinh 12 Con Giáp - AME Jewellery
-
Ý Nghĩa Tên Ðông Kim Xuyến
-
Đá Xuyên Sáng Onyx Là Gì? Và Báo Giá Mới Nhất Hiện Nay
-
Top 10 Địa Chỉ Bán Vòng đá Phong Thủy Uy Tín Nhất Tỉnh Bình Thuận
-
Kiến Thức Kim Cương - SJC