Nghe Mẫu Chuyên Nghiệp Của Tạp Chí Vogue Chia Sẻ 6 điều Giúp ...
Có thể bạn quan tâm
Bài viết là chia sẻ của Arianne Hargrave - người mẫu thời trang chuyên nghiệp với Petapixel. Cô Hargrave đã có những bức hình được đăng tải tại Vogue Italia, Scorpio Jin và Afi Magazine.
Tôi bắt đầu công việc làm người mẫu chuyên nghiệp từ 4 năm trước, và tôi rất yêu nghề của mình. Nhưng luôn luôn có những điều làm tôi cảm thấy không hài lòng với nhiếp ảnh gia, và chắc chắn họ có thể cải thiện được để việc cộng tác trở nên dễ dàng hơn. Nhìn một cách tổng thể, giới nhiếp ảnh gia đa phần là những người biết tôn trọng người khác và rất tốt bụng, nhưng khi làm việc trong một thời gian dài thì tôi cũng nhận ra có những người có tính xấu cần sửa.
#1: Hãy tạo ra môi trường làm việc tích cực, lành mạnh
Nếu như bạn muốn theo đuổi nhiếp ảnh là một nghề nghiệp, thì hãy có thái độ chuyên nghiệp trong cách làm việc. Ví dụ, hãy cho phép người mẫu được nghỉ ngơi, ăn uống để tiếp tục có sức để tác nghiệp. Nếu chụp ở những nơi xa, bạn cũng có thể dừng lại nghỉ chân tại một quán café, hay cung cấp cho họ đồ ăn giữa đường. Không bắt người mẫu phải thay đồ ở giữa đường hoặc những nơi họ không cảm thấy an toàn, thay vào đó hãy tìm những nơi kín đáo như nhà vệ sinh, hoặc phòng thay đồ.
Nếu như bạn tự tạo buổi chụp hình, và sẵn sàng cung cấp hình ảnh để đôi bên cùng có lợi thì có thể thông báo với người mẫu rằng đó là một buổi chụp miễn phí, nhưng nếu bạn được trả tiền, được các công ty tài trợ thì hãy dành một phần cho người mẫu. Kèm theo đó, hãy coi trọng thời gian của người mẫu, nếu như bạn tới muộn, hoặc phải về sớm thì hãy báo trước, tránh tình trạng để họ phải chờ đợi.
#2: Hãy tạo ra một hợp đồng công bằng, đôi bên cùng có lợi
TFP (Time For Prints) là một khái niệm chỉ những buổi chụp miễn phí, không bên nào trả tiền để cả nhiếp ảnh gia và người mẫu đều có hình để quảng cáo bản thân. Trong những buổi chụp này, nhiếp ảnh gia cần phải nhận ra rằng họ không phải là người duy nhất có quyền quyết định và luôn luôn coi trọng những người khác trong buổi chụp, trong đó có người mẫu.
Một điều tôi rất hay gặp phải đó là khi chụp có những bức hình rất đẹp, nhưng khi về nhà lại không nhận được hoặc chỉ nhận được ảnh đen trắng. Rất có thể đó là chủ đích của nhiếp ảnh gia, vì họ cho rằng đó không phải là những bức ảnh đẹp, nhưng nếu họ tôn trọng người mẫu thì cũng nên gửi cho họ. Ngược lại, có những người biết rằng những bức ảnh đó có tính nghệ thuật cao, nhưng không muốn chia sẻ cho những người khác để sử dụng cho riêng mình. Phải nhấn mạnh lại rằng một buổi chụp miễn phí là công sức chung của tất cả mọi người, nên việc chia sẻ thành quả là rất quan trọng.
#3: Luôn luôn tôn trọng người mẫu và sự an toàn của họ
Những ai đã từng đi chụp hình với người mẫu cũng biết rằng đa phần trong số họ đều cảm thấy không an toàn khi mới bắt đầu chụp hoặc mới bắt đầu vào nghề. Tôi cảm thấy may mắn vì trong thời gian làm người mẫu rất ít khi bị vào những tình huống nguy hiểm, hoặc có thì cũng đã có trong thỏa thuận trước khi đi chụp.
Nghệ sĩ Đức Karl Lagerfeld đã từng nói: "Nếu không muốn mình bị 'quăng quật', thì đừng trở thành người mẫu". Đã không có ít vụ người mẫu bị bạo hành, thậm chí cưỡng bức khi đi chụp hình. Vậy nên, công việc của những nhiếp ảnh gia là phải tạo cảm giác an toàn cho đối tác của mình khi đi chụp hình. Luôn tôn trọng không gian riêng tư của họ, luôn hỏi han xem họ có cảm thấy an toàn hay không, hay không đặt họ vào những tình huống nguy hiểm, khó xử. Là một nhiếp ảnh gia, bạn có nhiệm vụ tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, khi mà người mẫu có thể nói những điều mình muốn, nói những điều mình cảm thấy khó chịu để ngay lập tức sửa chữa.
#4: Hãy nói một cách chính xác ý tưởng tạo dáng của mình
Đây là một lời khuyên đặc biệt cần thiệt cho những người mẫu mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm tạo dáng. Chính vì vậy, nhiếp ảnh gia phải là người tạo dáng cho họ theo đúng với ý tưởng của buổi chụp. Đã có buổi chụp, nhiếp ảnh gia nói với tôi rằng hãy 'tạo dáng mềm mại như nước'. Và tất nhiên, tôi chả biết làm gì cho đúng ý của họ cả. Với những người mẫu có kinh nghiệm, thì cũng có thể để họ làm những gì mình thích, nhưng những ai chưa có kinh nghiệm mà không có những lời chỉ dẫn cụ thể thì sẽ làm họ lúng túng, dẫn tới thiếu tự nhiên.
Giao tiếp cũng là một kĩ năng cần phải được học trong quá trình chụp ảnh. Tôi cũng đã làm việc với những nhiếp ảnh gia kín tiếng, không nói nhiều nên không hiểu được họ đang muốn làm gì. Một trong những cách dễ nhất để tạo dáng cho người mẫu đó là tự tạo dáng cho bản thân, sau đó để họ 'nhại' lại. Đây gọi là kĩ thuật 'tấm gương', và quả thực hiệu quả hơn việc chỉ đạo bằng lời nói rất nhiều.
#5: Luôn coi trọng vai trò của người mẫu
Có lẽ tôi không đếm được số nghe thấy các nhiếp ảnh gia nói rằng nghề đi làm mẫu ảnh thật đơn giản, rằng nghề của họ không phải là 'nghề' chính thống. Tin tôi đi, tôi đã nghe điều này nhiều lần lắm rồi, nhưng cảm thấy thực sự xúc phạm khi chúng được nói ra bởi những người mình đang cộng tác, đang hợp tác để làm nghệ thuật.
Một trong những trường hợp tệ nhất là khi tôi chụp hình cho một hãng quần áo, ngay từ lúc bấm máy nhiếp ảnh gia đã bắt đầu la mắng: "dáng đứng của cô cần phải thú vị hơn (đọc lại lời khuyên 4), nhanh lên nào, điểm khác biệt duy nhất giữa cô và các cô gái ngoài đường kia là việc cô biết tạo dáng, vậy tạo dáng đi!"
Cũng phải nói rằng, đây là một buổi chụp hình cao cấp (high fashion) và đòi hỏi phải có những dáng độc đáo, nhưng việc họ mắng tôi ngay từ khi mới chụp quả thực là điều không cần thiết. Kể cả với những người mẫu chuyên nghiệp thì hãy giao tiếp một cách ân cần nhằm truyền đạt được ý tưởng của mình, đừng dùng những lời lẽ khó nghe.
#6: Hãy nêu tên người mẫu khi sử dụng hình ảnh
Đây là một vấn nạn khi đi chụp hình để đăng tải lên mạng xã hội. Khi đăng hình, các nhiếp ảnh gia chỉ nghĩ tới việc đem lại công việc cho mình, còn quên đi việc nêu tên người mẫu trong hình ảnh.
Tôi cũng có thể hiểu được hành động này nếu các nhiếp ảnh gia trả tiền cho buổi chụp (quảng cáo) hoặc liên hệ với người mẫu qua các đại lý người mẫu, nhưng với những buổi chụp miễn phí thì việc nêu tên, tag họ vào bức hình là một điều rất nên làm. Điều này thể hiện rằng nhiếp ảnh gia tôn trọng người mẫu, tôn trọng những người đã cùng họ tạo nên bức hình đó.
Độc giả có thể xem thêm những bức hình của Arianne Hargrave tại trang Instagram.
'Aquaman' Jason Momoa là một người đam mê nhiếp ảnh, có một bộ sưu tập máy ảnh Leica đắt giáTừ khóa » Cách Làm ảnh Vogue
-
Chia Sẻ - [Preset] Vogue FX - Tạo ảnh Sang Chảnh Và Quý Phái
-
Hướng Dẫn Tạo ảnh Trang Bìa Tạp Chí Trực Tuyến
-
Cách Thực Hiện Xu Hướng Vogue Trên Tiktok
-
Bìa Tạp Chí Vogue - Color ME
-
VOGUE - Color ME
-
Thiết Kế Bìa Tạp Chí Online - Canva
-
Cách Tạo ảnh Bìa Tạp Chí Bằng Picsart | Hi Picsart - YouTube
-
Cách Chèn Chữ Nghệ Thuật Typo Vào ảnh Bằng ứng Dụng Picsart đơn ...
-
5 App Chỉnh ảnh Biến Bạn Thành Instagramer Xịn Xò Thứ Thiệt, đảm ...
-
Magazine Cover May Anh Tap Chi 4+ - App Store
-
MOLDIV - Photo Editor, Collage Trên App Store
-
Top 15 Phần Mềm Viết Chữ Lên ảnh, Chèn Chữ Miễn Phí Trên điện Thoại
-
Vogue Italy Gây Phẫn Nộ Khi Viết Về Cách Làm đẹp Tại Hàn Quốc