Nghề Nghiệp Nào Dành Cho Người Hướng Nội
Có thể bạn quan tâm
Nghề nghiệp là chuyện cả đời. Không phải muốn chọn ngành này, ngành kia là chọn ngay được. Để tìm thấy đam mê, ngành nghề, công việc phù hợp với bản thân cần rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tính cách hiện nay đang rất được chú trọng. Chúng ta dựa vào tính cách để chia con người thành 2 loại: người hướng nội và người hướng ngoại.
Người hướng ngoại, nhờ vào sự nhanh nhẹn, hoạt bát của mình sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn so với người hướng nội. Ngược lại, người hướng nội do bản tính nhút nhát, rụt rè thường có một mặc cảm rằng: “Mình khó có thể có thể tìm được việc làm phù hợp. Bởi vì những miếng bánh ngon nhất đã bị người hướng ngoại lấy mất hết rồi.”
Thực tế thì không phải! Có thể bạn chưa biết, rất nhiều người hướng nội có cho mình sự nghiệp viên mãn, phù hợp với đam mê, sở thích và hoàn cảnh của bản thân. Những người hướng nội thành công trên thế giới cũng không phải là ít, như Einstein, Bill Gates, Warren Buffett, Steven A. Spielberg hoặc Murakami Haruki chẳng hạn.
Để đi sâu vào định hướng nghề nghiệp cho người có tính cách hướng nội, chúng ta cùng đọc bài viết này nhé.
1. Bạn có phải là người hướng nội?
Đi xin việc, hay trong giao tiếp thường ngày, nhất định sẽ có lúc bạn nhận được câu hỏi: “Anh/chị là người hướng ngoại hay người hướng nội?”
Câu hỏi này tưởng như rất đơn giản nhưng lại rất khó để trả lời. Vì muốn trả lời bạn phải hiểu được bản thân mình: Những sở thích, tính cách, quan điểm,..v.v.
Chúng ta thường nghe nói:
- Người hướng ngoại là người năng động, tự tin, hoạt bát
- Người hướng nội là người nhút nhát, rụt rè lại không cởi mở và khó hòa đồng
Vậy sự thực có phải vậy không. Liệu người hướng nội nào cũng rụt rè và nhút nhát. Nếu bạn “hướng cả hai” thì phải làm thế nào?
Hãy để tôi nói cho bạn biết. Nếu bạn sở hữu 6 dấu hiệu nhận biết sau thì khả năng rất cao (trên 90%) bạn là người hướng nội rồi đó. Những đặc điểm dễ nhận biết của người hướng nội như sau:
- Cẩn trọng trong lời nói: Trước mỗi lời nói ra bạn đều suy nghĩ kỹ rồi mới nói. Bạn sợ mình sẽ nói sai hoặc động chạm đến ai đó. Bạn luôn cố gắng hết sức để đảm những lời mình nói ra được chắt lọc, tinh gọn và sâu sắc nhất có thể.
- Kiệm lời và khó bắt chuyện: Bạn ít khi dành thời gian tới những chỗ sô bồ, huyên náo. Thay vào đó bạn yêu thích sự tĩnh lặng nhiều hơn. Bạn chỉ chơi với những người thực sự thân thiết và gần gũi. Điều đó lại vô tình tạo cho người khác ấn tượng xấu về bạn: là một người kiệm lời và khó bắt chuyện.
- Muốn có nhiều thời gian ở một mình: Đây là đặc điểm thường thấy nhất của người hướng nội. Khác với người hướng ngoại đi đâu cũng phải có bạn có bè, người hướng nội lại chọn cho mình những giây phút bình yên, một mình một cảnh.
- Hơi khó hòa đồng: Trong một cuộc thảo luận, chắc hẳn có rất nhiều ý tưởng nảy ra trong đầu bạn. Tuy nhiên đó chỉ là ý tưởng của riêng bạn thôi. Thay vì bô bô ba ba nói hết ra những ý tưởng đó thì bạn sẽ cố gắng chọn ra 1, 2 ý tưởng sâu sắc nhất để nói. Hoặc đôi khi bạn chỉ im lặng và lắng nghe ý tưởng của các thành viên khác.
- Thích nhắn tin thay vì gọi điện thoại: Bạn cảm thấy việc nói chuyện qua điện thoại sao mà phức tạp quá. Trong những trường hợp này, nhắn tin trở thành phương tiện cứu cánh, giúp bạn bày tỏ được những suy nghĩ của mình dễ dàng, tiện lợi hơn. Thông thường bạn sẽ chỉ nói chuyện với những người thật sự thân thiết và hiểu rõ về bạn mà thôi.
- Có xu hướng làm việc một mình: Làm việc nhóm, giao tiếp với những người khác không phải là sở trường của bạn, kể cả khi làm dự án cũng vậy. Bạn thích làm việc một mình, xem phim một mình, đọc sách một mình,... và không thực sự cần có người thứ 2 để chia sẻ những việc này.
2. Điểm mạnh của người hướng nội
Khi nhìn vào những người hướng nội, thường chúng ta chỉ thấy những điểm yếu. Tuy nhiên nếu nhìn kĩ thì kỳ thực họ cũng có rất nhiều điểm mạnh.
Những điểm mạnh có thể kể đến như:
- Người hướng nội giỏi quan sát: Do thích dành thời gian ở một mình nên người hướng nội có khả năng quan sát rất giỏi. Họ tỉ mỉ quan sát và thấu hiểu người khác một cách tinh tế. Nhờ đó người hướng nội có thể nhìn ra được những điều dù là nhỏ bé nhất mà đa số người khác dễ bỏ qua.
- Có thể tập trung cao độ, biết phân tích: Không giống như người hướng ngoại, những người hướng nội thường ít bị phân tâm khi làm việc một mình. Điều này đem lại cho họ khả năng tập trung cao độ. Giúp họ có nhiều thời gian để phân tích, “mổ sẻ” vấn đề, đem lại cái nhìn sâu sắc hơn về sự vật, sự việc cần nghiên cứu.
- Người hướng nội rất có óc sáng tạo: Là tuýp người có nội tâm phong phú. Họ có thể ở một mình mà không hề cảm thấy cô đơn. Sở thích chìm đắm trong những suy nghĩ của bản thân giúp họ dễ dàng tìm được những ý tưởng hay ho. Do đó không thể phủ nhận óc sáng tạo tuyệt vời của người hướng nội.
- Khả năng nhìn người và lãnh đạo: Trong một tập thể thì người lãnh đạo phải là người thấu hiểu và cầm cân nảy mực, làm tấm gương cho các thành viên. Những lãnh đạo hướng nội luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ của các thành viên trong team mỗi khi cần thiết. Nhờ đó họ thường được mọi người ủng hộ, thành công trong sự nghiệp.
3. Người hướng nội có những điểm yếu gì
Song song với các điểm mạnh thì người hướng nội còn có những điểm hạn chế như:
- Khó cởi mở khi giao tiếp với người lạ: Không ít trường hợp người hướng nội bị cho là lầm lì, ít nói. Đó là do họ chỉ có thể tự tin nói chuyện và cởi mở với những người thân thuộc. Còn những người lạ thì họ còn khá rụt rè và ngại thể hiện bản thân. Thực tế cho thấy: tìm kiếm và mở rộng thật nhiều mối quan hệ không phải là “nhu cầu” của người hướng nội. Tuy nhiên đây lại là một bước quan trọng nếu muốn có các mối quan hệ, tiến nhanh hơn trong sự nghiệp.
- Thiếu năng lượng và không có khả năng truyền cảm hứng: Người hướng nội là những người có rất ít năng lượng. Với đa số người hướng nội thì năng lượng của họ chỉ đủ dùng cho bản thân mà thôi. Dường như một ngày của người hướng nội chỉ xoay quanh việc đọc, viết và làm việc, thêm một chút thời gian nói chuyện với bạn bè và gia đình đã là trọn vẹn lắm rồi. Họ thường làm việc một mình và độc lập suy nghĩ. Điều này dẫn tới việc khó có thể truyền cảm hứng - một việc mà người hướng ngoại làm tốt hơn hẳn.
4. Định hướng công việc dành cho người hướng nội
Như vậy, người hướng nội sẽ hợp với các công việc ít va chạm với bên ngoài và những ngành nghề thiên về tính cá nhân nhiều hơn. Thực tế những công việc như vậy không thiếu, chẳng qua là họ chưa thực sự chú tâm tìm kiếm mà thôi. Cụ thể các công việc này như thế nào, chúng ta cùng theo dõi phần tiếp theo.
#1. Nghề viết (Tác giả sách, Copywriter, Content Writer,..)
Đầu tiên, không thể không kể đến đó là nhóm nghề liên quan đến viết lách. Người hướng nội có thể ngồi hàng giờ liền chỉ với một tờ giấy và cây bút. Thậm chí nhiều người hướng nội chia sẻ rằng viết lách chính là nguồn sống của họ.
Xu hướng hiện nay là viết trên nền tảng website. Trong các tổ chức thì bộ phận Copywriter/ Content Writer đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ cần bạn có kỹ năng viết tốt thì không bao giờ sợ thiếu việc làm.
- Tính chất công việc: Đặc thù của nghề này là phải tìm kiếm các thông tin và ngồi một chỗ hàng giờ liền trước máy tính để hoàn thành bài viết được giao. Nội dung bạn viết có thể là những bài đăng lên fanpage, zalo doanh nghiệp hoặc viết các blog về một vấn đề gì đó mà
- Mức độ phù hợp: Đây sẽ là công việc lý tưởng dành cho người hướng nội. Là nơi để họ được thể hiện tài năng viết lách cũng chính là sở trường của mình. Nhờ vào khả năng quan sát tốt, kho ý tưởng dồi dào phong phú và câu cú mạch lạc, chắc chắn công việc này sẽ không thể làm khó dễ họ đâu.
- Khái quát công việc: Làm copywriter yêu cầu bạn phải có hiểu biết về lĩnh vực mà công ty bạn đang kinh doanh. Sau đó dựa trên những thông tin và hiểu biết của mình, viết lên những ấn phẩm truyền thông theo yêu cầu từ phía công ty. Thời hạn cho bạn khoảng từ 1 tuần tới 1 tháng tùy theo tính chất công việc. Bạn sẽ gửi bản thảo về phía công ty để được duyệt đăng và nhận nhuận bút vào ngày nhất định.
- Yêu cầu về tính cách: Bạn cần có khả năng sáng tạo, liên tục trau dồi, tìm kiếm những ý tưởng mới để làm phong phú thêm cho bài viết của mình. Song, bên cạnh đó thì tính cẩn thận và thẩm mĩ, cũng vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp bài viết của bạn nổi bật hơn so với những bài viết khác cùng thể loại. Hơn hết, không công ty vào lại muốn nhận một bài viết mà câu cú dài dòng, trình bày lủng củng, kém khoa học. Nhiều người viết vẫn còn thường xuyên mắc các lỗi chính tả khiến bài viết trở nên rất thiếu chuyên nghiệp. Hy vọng bạn không nằm trong số đó.
- Yêu cầu về kỹ năng: Nghề này chỉ đòi hỏi ở bạn 1 kỹ năng quan trọng, đó là kỹ năng viết. Bạn phải viết làm sao để thuyết phục người đọc, đem lại những kiến thức cho họ. Nội dung viết phải ngắn gọn, súc tích và đôi khi yêu cầu tính hài hước để bài đọc không nhàm chán. Muốn làm được như vậy, bạn cần phải có cho mình những kỹ năng phụ khác. Ví dụ như kỹ năng research: chỉ khi bạn thực sự hiểu về vấn đề đang nói thì mới có thể truyền tải thông điệp cho người khác hiểu được. Bên cạnh đó thì kỹ năng quản lý thời gian cũng rất cần thiết: những người viết không quản lý được thời gian của mình thường để tới sát deadline mới bắt đầu làm, như vậy nội dung cho ra sẽ có chất lượng kém và không đem lại hiệu quả như doanh nghiệp mong muốn,...
- Bằng cấp: Công việc này không yêu cầu quá nhiều bằng cấp. Bạn có thể bắt đầu viết ngay từ bây giờ. Xin vào một chân content hoặc làm CTV viết bài cho một tạp chí nào đó đều được. Viết nhiều thì khả năng sẽ dần cải tiến mà thôi. Ngoài ra, việc tốt nghiệp các trường báo chí, truyền thông, phát thanh truyền hình là một lợi thế.
- Môi trường làm việc: Bạn có thể lựa chọn làm tại công ty hoặc ở nhà. Đặc trưng của công việc này là ít phải di chuyển và làm việc tại chỗ.
#2. Nhân viên kế toán.
Một ngành nữa cũng thu hút một lượng lớn lao động tham gia đó là ngành kế toán. Kinh tế càng phát triển, những công ty mới xuất hiện càng nhiều thì nhu cầu kế toán cũng nhờ đó mà tăng theo.
- Tính chất công việc: Kế toán là nghề chuyên làm việc với những con số. Vị trí kế toán là một phần quan trọng, không thể thiếu trong các công ty. Tùy vị trí mà bạn nhận thì sẽ được giao những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của kế toán viên là: ghi chép, kiểm kê các hoạt động tài chính, phân tích, xử lý các dữ liệu để lập báo cáo gửi lên cấp trên, tham mưu cho ban lãnh đạo....
Công việc này thoạt nhìn có vẻ nhẹ nhàng nhưng không phải. Bạn phải làm việc hàng giờ trước máy tính. Hơn nữa chỉ cần lơ đễnh và để xảy ra sai sót một chút thôi là hậu quả để lại đã không thể lường trước được. Có một bạn làm kế toán trong một công ty nọ, chỉ vì khi kê khai hợp đồng thiếu mất 1 chữ số 0 mà gây ra thiệt hại lên tới hàng chục triệu cho công ty. Kết cục là bị đuổi việc và chẳng công ty nào chịu nhận. >>Tuyển dụng kế toán tổng hợp
- Mức độ phù hợp: Công việc này thường được ưu tiên giao cho người hướng nội. Lý do bởi người hướng nội là những người yêu thích sự chính xác, tỉ mỉ, chịu được áp lực khi ngồi trước máy tính hàng giờ liền, hơn nữa lại trung thực nên rất được cấp trên tin tưởng. Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của những người này cũng cao hơn.
- Yêu cầu về tính cách: Chưa cần nhắc tới bất cứ kỹ năng gì. Yếu tố đầu tiên để đánh giá một kế toán viên tốt đó là phải trung thực. Sau đó là chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận. Có như vậy cấp trên mới có thể tin tưởng giao toàn bộ sổ sách của cả công ty cho bạn xử lý được.
- Yêu cầu về kỹ năng: Kế toán không phải là nghề muốn làm là làm được. Để được coi trọng và đi nhanh trong sự nghiệp thì bạn cần có cho mình những kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của kế toán. Bên cạnh các kỹ năng tin học văn phòng như Word, Exel,... Bạn cần có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Và thêm nữa nếu làm việc trong công ty đa quốc gia thì khả năng ngoại ngữ cũng vô cùng quan trọng.
- Bằng cấp: Vì đặc thù của ngành đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu nên bằng cấp là điều bắt buộc. Bạn cần tốt nghiệp tại các trường kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh,...
- Sau khi tốt nghiệp các trường này và có được một số bằng cấp thì bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí : Kế toán viên, kiểm toán viên, chuyên viên tư vấn tài chính, kê khai thuế,...
- Môi trường làm việc: Kế toán mang đặc thù là ngành làm việc văn phòng. Tùy vào quy mô của công ty, tổ chức đang làm, bạn sẽ được sắp xếp làm việc trong một môi trường thích hợp. Đa số thì không gian làm việc của kế toán viên là những nơi yên tĩnh, giúp bạn có thể tập trung tối đa vào xử lý các giấy tờ, sổ sách cần tới độ chính xác cao.
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy công việc này thật khô khan, nhàm chán. Tuy nhiên với người hướng nội thì đây là một cơ hội để tìm cho mình những góc yên tĩnh và chẳng bị bất cứ ai làm phiền.
>>KẾ TOÁN TỔNG HỢP >>KẾ TOÁN THUẾ >>KẾ TOÁN CÔNG NỢ >>KẾ TOÁN THANH TOÁN/KẾ TOÁN THU CHI
#3. Lập trình viên.
Công nghệ đã thay đổi cuộc sống của chúng ta quá nhiều. Mới chỉ 10 năm trước thôi, khi nhắc tới khái niệm mạng xã hội (Facebook, Youtube,...), các phương tiện giải trí, ứng dụng và phần mềm… thì số người thực sự biết chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sự phổ biến của internet và công nghệ ngày nay đã mở ra một kỷ nguyên mới trong nhiều lĩnh vực. Các ngành nghề mới xuất hiện và dần trở nên phổ biến. Trong đó không thể bỏ qua nghề Lập trình viên hay còn gọi là “nghề Code”.
Nhắc tới lập trình viên, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới những dòng code dài dằng dặc. Thậm chí là những ngày tháng ăn nằm với máy tính chỉ để hoàn thành kịp deadline. Vậy đằng sau nghề nghiệp này có gì thú vị?
- Tính chất công việc: Lập trình viên là người am hiểu những công cụ và chương trình máy tính. Công việc của họ chủ yếu là nghiên cứu, thiết kế, sửa chữa và tối ưu hóa những phần mềm, website thậm chí là cả hệ điều hành. Trong các tổ chức lớn, lập trình viên còn đảm nhiệm thêm vai trò xây dựng và duy trì hệ thống bảo mật,... Trọng trách của họ vô cùng quan trọng. Vì thế một lập trình viên tốt được ví như báu vật của cả công ty.
- Mức độ phù hợp: Nghề lập trình phù hợp với những người có đầu óc tỉ mỉ, tư duy sáng tạo. Thực tế thì do liên tục được nhận những nhiệm vụ, dự án mới nên trong suốt quá trình làm việc đòi hỏi ở họ những kỹ năng mới lạ đặc biệt hơn. Qua đó, chắc chắn rằng những lâp trình viên sẽ học được nhiều điều độc đáo và thú vị.
- Mức độ phù hợp: Công việc này sẽ phù hợp với những người có đầu óc sáng tạo và khao khát được học hỏi.
- Yêu cầu về tính cách: Mỗi ngày lại có rất nhiều phát kiến mới (những ngôn ngữ lập trình, phần mềm, mã nguồn,...) được tạo ra. Vì vậy để không bị tụt hậu, các lập trình viên phải trang bị cho mình khả năng liên tục tìm tòi và học hỏi. Ngoài ra, để đi lâu dài với nghề này, bạn không thể thiếu đức tính kiên nhẫn. Nó sẽ giúp bạn sáng suốt nhìn ra những lỗ hổng dù chỉ là nhỏ nhất và kịp thời sửa chữa cũng như khác phực.
- Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng tối thiểu của lập trình viên là phải đọc viết và thành thạo các ngôn ngữ lập trình. Hầu hết các lập trình viên chuyên nghiệp biết từ 5 đến 7 ngôn ngữ trở lên. Thêm nữa, do các ngôn ngữ lập trình đều được tạo ra bằng tiếng anh nên nếu biết tiếng anh thì bạn đã có lợi thế hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn nên trang bị thêm cho mình kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề. Cố gắng cho mình một khoảng thời gian trong ngày để thư giãn xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Bằng cấp: Tốt nghiệp các trường liên quan tới khoa học máy tính là bằng cấp tối thiểu mà nghề lập trình viên yêu cầu. Ở đó, bạn sẽ được học và tìm hiểu chuyên sâu về các ngôn ngữ và thực hành viết những chương trình từ cơ bản tới nâng cao.
- Môi trường làm việc: Phần lớn thời gian bạn sẽ làm việc với máy tính. Hình thức làm việc: làm theo team hoặc có phòng làm việc riêng tùy vào quy mô công ty của bạn. Một môi trường tốt là môi trường đủ yên tĩnh và có thể giúp phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tập trung để hoàn thành công việc.
Nếu không thích sự gò bó trong môi trường công sở, bạn có thể chọn làm việc từ xa. Hiện có rất nhiều trang web tuyển freelancer. Bạn có thể nhận làm phần mềm, thiết kế web,... tùy theo yêu cầu của người đăng tuyển.
>>KỸ SƯ PHẦN MỀM >>Cần tuyển lập trình PHP
#4. Y, bác sĩ.
Y, bác sĩ là một công việc khác cũng rất phù hợp với người hướng nội. Học ngành y đã khó, làm ngành y lại càng khó hơn. Những bác sĩ tốt là người thực sự hiểu bệnh nhân. Để có thể thật lòng quan tâm chăm sóc và lắng nghe những câu chuyện của họ là cả một thách thức. nghe thì đơn giản nhưng thực tế, với bản tính hoạt bát, năng nổ, bộc trực, đặc biệt thích “cướp lời” người khác, đa số các bác sĩ hướng ngoại không đủ kiên nhẫn để làm được điều này.
- Tính chất công việc: Mỗi ngày, bác sĩ phải tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân, cùng với đó là hàng trăm trường hợp và những câu chuyện dở khóc dở cười khác nhau. Họ phải tìm hiểu và giải quyết các vấn đề này sao cho nhanh gọn và “hoàn hảo” nhất có thể. Nởi vẫn còn rất nhiều người khác đang xếp hàng ở phía sau chờ đợi được khám.
- Yêu cầu về tính cách: Đặc thù công việc như vậy yêu cầu ở người bác sĩ tĩnh nhẫn nại, khả năng lắng nghe và thấu hiểu. Thêm vào đó là khả năng thư giãn, loại bỏ stress và xử lý các vấn đề của bản thân. Nhiều trường hợp bác sĩ chữa bệnh cho người khác, nhưng cuối cùng tới lượt mình thì lại chịu bó tay dẫn tới kết cục không mấy tốt đẹp, xã hội mất đi một nhân tài.
- Yêu cầu về kỹ năng: Đã làm bác sĩ thì phải có khả năng khám và chữa bệnh. Không cần phải là tất cả các loại bệnh mà chỉ cần dừng lại ở chuyên ngành của mình thôi là quá đủ rồi. Phải có đủ kiến thức chuyên môn và không ngừng học hỏi, tìm tòi, áp dụng các công nghệ chữa bệnh mới. Vất vả và áp lực là thế nhưng cũng không được quên đi lợi ích của bệnh nhân - những người mà mình đang phục vụ. Hãy lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và từ đó giúp họ chữa lành căn bệnh.
- Bằng cấp: Tốt nghiệp các trường về y tế, sức khỏe.
- Môi trường làm việc: Bác sĩ là nghề không bao giờ sợ thiếu việc làm. Bạn có thể đầu quân vào bệnh viện nào đó hoặc nếu có điều kiện thì tự mở phòng khám riêng. Môi trường làm việc của bác sĩ về cơ bản là sạch sẽ, không gò bó. Đối tượng tiếp xúc chủ yếu là bệnh nhân và một vài bác sĩ, y tá khác trong tổ chức mà thôi.
>>HỘ LÝ >>ĐIỀU DƯỠNG (Y TÁ) >>BÁC SỸ CHUYÊN KHOA >>NHA SĨ
#5. Designer
Nếu có khiếu nghệ thuật và không thích phải học quá nặng về chuyên môn thì các nghề như họa sĩ, nhà thiết kế, designer, kiến trúc sư... sẽ rất hợp với bạn. Trong thời đại 4.0, ngành thiết kế đang dần trở nên rất hot. Không ít người nhờ nghề này mà kiếm được bộn tiền. Vừa theo đuổi đam mê lại vừa kiếm cho mình những thu nhập, đó là mong ước của rất nhiều người!
- Đặc trưng: Làm về nghệ thuật, bạn được tự do bay bổng và sáng tạo nên những ấn phẩm theo yêu cầu hoặc tùy sở thích của mình. Làm Designer, công việc của bạn là thiết kế logo, những tấm áp phích, đồ họa, ảnh bìa tạp chí, các phông nền quảng cáo,... cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
- Mức độ phù hợp: Công việc này phù hợp với các bạn đam mê sáng tạo. Thích vẽ và thiết kế. Đặc biệt là những người hướng nội luôn có cho mình kho ý tưởng khổng lồ. Công việc cho bạn thời gian để ở một mình, thỏa sức biến những ý tưởng đang có thành hiện thực.
- Yêu cầu về tính cách: Khéo léo, tỉ mỉ, sáng tạo là tính cách cần thiết của một designer. Khi làm nghề này, bạn cũng phải chấp nhận một điều rằng có thể những cái mình cho là đẹp, là hay lại không được đánh giá cao trong mắt khách hàng. Yêu cầu bạn phải kiên nhẫn sửa lại để từng bước hoàn thiện tác phẩm của mình hơn. Đừng cáu gắt hay tỏ thái độ một cách quá đáng, hãy hiểu rằng mỗi người có một gu thẩm mỹ riêng, thấu hiểu và thông cảm cho họ.
- Yêu cầu về kỹ năng: Dù làm việc trên máy tính thì tối thiểu bạn phải có kỹ năng vẽ để phác thảo ý tưởng đang có trong đầu mình nhanh nhất có thể. Bởi vì ý tưởng, cảm hứng thường chỉ xuất hiện một lần, chúng ta phải kịp thời nắm bắt lấy chúng ngay khi có thể. Thêm vào đó, với một designer hiện đại thì việc thành thạo các phần mềm đồ họa như Photoshop, Illustrator,... cũng rất cần thiết đó.
- Bằng cấp: Tốt nghiệp các trường mỹ thuật, hội họa.
- Tính chất công việc: Cũng giống như lập trình viên, bạn có thể lựa chọn làm tại nhà hoặc tại công ty. Đây cũng là một công việc làm tại chỗ và gần như không mấy khi phải di chuyển.
>>THIẾT KẾ ĐỒ HỌA >>THIẾT KẾ WEBSITE
5. Người hướng nội có thể làm những việc của người hướng ngoại không?
Câu trả lời là có!
Trên thực tế, tính cách chỉ là một phần trong vấn đề định hướng nghề nghiệp bản thân. Để xác định mình nên học ngành gì phù hợp, bạn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác như: sở thích cá nhân, điều kiện gia đình, năng lực, nhu cầu xã hội… Và người hướng nội thậm chí có thể làm rất tốt những việc mà chúng ta vẫn mặc định cho đó là việc của người hướng ngoại.
Nếu bạn là người hướng nội, những công việc của người hướng ngoại bạn có thể thử sức là:
#1. Marketing, bán hàng.
Vị trí liên quan tới bán hàng được cho là phù hợp với người có tính cách sôi nổi, nhanh nhẹn, hoạt bát. Tuy nhiên là một người hướng nội, bạn cũng có thể thuyết phục khách hàng bằng cách lắng nghe, thấu hiểu những nhu cầu của họ. Rất nhiều những trường hợp khách hàng tỏ ra không có thiện cảm với những nhân viên bán hàng là người hướng ngoại. Họ cho rằng khi giao tiếp với những người này, bản thân bị lợi dụng, dẫn dắt, cuối cùng dẫn tới kết thúc là khách hàng từ chối cuộc giao dịch. >>NHÂN VIÊN BÁN HÀNG >>DIGITAL MARKETING
>>>Tuyển dụng nhân viên Marketing
#2. Ca sĩ, diễn viên
Ca sĩ, diễn viên xuất hiện trên màn ảnh là những con người hào nhoáng với nhiều fan hâm mộ vây quanh. Rất nhiều nghệ sĩ chúng ta biết đến có khiếu ăn nói hài hài hước, khả năng thuyết trình trước đám đông và vô số các mối quan hệ phức tạp. Đây dường như là thách thức rất lớn, cản trở người hướng nội trên con đường theo đuổi ước mơ làm ca sĩ, diễn viên của mình bởi họ cho rằng mình không có khả năng ăn nói. Hơn nữa các mối quan hệ của người hướng nội lại khá là hạn chế.
Tuy nhiên trên thực tế, chỉ cần bạn có tài năng thì đây không phải là vấn đề quá lớn. Việc quan hệ với công chúng, cộng đồng đã có quản lý phụ trách hết rồi.
Ngoài ra do mức độ cạnh tranh của công việc này rất cao, bạn cần có đủ tài năng, năng lượng, lòng yêu nghề và sự chăm chỉ mới dám chắc tồn tại được lâu trong giói showbiz. >>DIỄN VIÊN
#3. Youtuber
Một nghề nghiệp đang rất hot hiện nay đó là Youtuber. Nhắc đến Youtuber, bạn không khỏi nghĩ tới những cá nhân với tầm ảnh hưởng mạnh tới hàng trăm, hàng triệu fan hâm mộ.
Thực tế thì ai cũng có thể trở thành youtuber, bên cạnh các youtuber sôi nổi, tràn đầy năng lượng thì cũng có rất nhiều youtuber mang tính cách “hướng nội” như Sunhuyn, Duy Khương chẳng hạn. Chúng ta thấy họ cũng khá là thành công đó chứ.
Để bắt đầu với việc làm Youtube, bạn hãy thử chia sẻ một video về chủ đề mà mình yêu thích, một bài hát hay đoạn nhạc mà mình tự sáng tác,... Không gì là không thể phải không nào.
Kết luận
Như vậy, thực tế có rất nhiều ngành nghề phù hợp với người hướng nội.
Bạn thấy đấy, tiềm năng của mỗi con người là vô cùng lớn. Bạn không thể cứ mãi viện cớ: “Vì mình là người hướng nội, mình nhút nhát và tự ti lắm, mình không làm được đâu!”. Cứ giữ suy nghĩ ấy thì bạn chẳng thể nào thành công được.
Hướng nội hay hướng ngoại đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Không ai là hoàn hảo 100%. Vì thế mình hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được hơn về bản thân mình cũng như những ngành nghề phù hợp với tính cách của bạn.
Chúc bạn sớm tìm được cho mình một công việc phù hợp, gắn bó lâu dài.
Minh Trang
Từ khóa » Con Gái Hướng Nội Nên Học Ngành Nào
-
Người Hướng Nội Nên Học Ngành Gì "việc Nhẹ Lương Cao"
-
Con Gái Hướng Nội Học Ngành Gì để Phát Triển Bản Thân?
-
Con Gái Hướng Nội Nên Học Ngành Gì Thích Hợp Nhất Hiện Nay
-
Con Gái Hướng Nội Học Ngành Gì? - Trường Trung Cấp CET
-
Con Gái Hướng Nội Học Ngành Gì? TOP 10 Công Việc Dành Cho Bạn
-
Cùng đi Tìm Ngành Nghề Phù Hợp Nhất đối Với Người Hướng Nội
-
Con Gái Hướng Nội Học Ngành Gì để Phát Triển Bản Thân? - TungChi'N
-
Con Gái Hướng Nội Nên Học Ngành Gì Thích Hợp Nhất Hiện Nay
-
Top Ngành Nghề Dành Cho Người HƯỚNG NỘI - YouTube
-
Con Gái Hướng Nội Học Ngành Gì, Làm Việc Gì Phù Hợp? - JobsGO Blog
-
Cẩm Nang Nghề Nghiệp Cho Người Hướng Nội - Seoul Academy
-
Con Gái Hướng Nội Học Ngành Gì - Trung Tâm Ngoại Ngữ SaiGon Vina
-
8 Ngành Nghề Phù Hợp Cho Người Hướng Nội