Nghề Rèn Của Người Mông Và Bí Quyết Làm Dao Sắc, Bền - Dân Việt

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Quê nhà Làng nghề Nghề rèn của người Mông và bí quyết làm dao sắc, bền

Nghề rèn của người Mông và bí quyết làm dao sắc, bền

San Nguyễn Thứ bảy, ngày 10/10/2015 06:00 AM (GMT+7) Nghề rèn của người Mông đã có từ lâu đời. Những con dao, lưỡi búa được chế tạo dưới bàn tay người đàn ông Mông không những sắc bén vô cùng mà còn có độ bền cao. Bình luận 0 Dân Việt trên
  • Bữa “tiệc” trên nương của người Mông ở Bản Phố

  • Lễ tạ ơn cha mẹ của người Mông

  • Phụ nữ người Mông khéo tay thêu, dệt trang phục từ "lanh"

Nếu người miền xuôi rèn dao búa và các dụng cụ khác hoàn toàn bằng sắt hoặc thép thì với người Mông, cả 2 kiểu rèn này đều không phù hợp. Điểm đặc trưng đầu tiên trong kỹ thuật nghề rèn của người Mông chính là sự kết hợp giữa sắt và thép.

Theo ông Thào A Lử - một người có kinh nghiệm lâu năm làm nghề rèn ở bản Suối Giao, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái), do tập quán canh tác của người Mông từ xưa chủ yếu là phát nương làm rẫy, vì vậy dao búa hay các loại nông cụ khác không những phải cứng, sắc bén mà còn phải có độ dẻo dai.

img

Những con dao do ông Thào A Lử rèn nổi tiếng sắc bén. (Ảnh: L.S)

Ông Lử bảo, phần lưỡi phải dùng sắt vụn bó lại để nung, phần sắt để riêng, phần thép nẹp ở giữa phần sắt vụn rồi rèn cho thành một. Con dao khi mài ra thì phần lưỡi là thép còn phần trên chủ yếu là sắt. Người ta nẹp thép ở giữa là để khi mài con dao sắc hơn, hai là phần lưỡi cứng hơn thì người ta chặt cây, va vào đâu cũng đỡ mẻ.

Điểm khác biệt thứ 2 trong kỹ thuật nghề rèn của người Mông thể hiện ở chuôi dao. Khi con dao thành hình, phần còn lại được tán mỏng rồi uốn lại thành hình ống để tra cán. Với một số dân tộc khác, con dao đến công đoạn này đã hoàn thành, thì với người Mông, chuôi dao tiếp tục được nung và tán liên tục cho đến khi liền chặt vào nhau. Trong quá trình rèn dao, búa hay cuốc xẻng, việc nung sắt quan trọng, nếu nung non lửa thì dao mềm, dễ cong vênh. Nếu nung quá lửa, con dao sẽ giòn, dễ mẻ, gãy.

Thông thường để rèn cần có 2 người, thợ cả tay cầm kẹp, tay cầm cây búa nhỏ, khi khối thép đạt độ đỏ nhất định rút ra để người thợ kia tán búa tạ xuống. Cần tán vào chỗ nào, người thợ cả cầm một cây búa nhỏ, gõ cạch cạch vào chỗ đó; người kia tán búa xuống.

“Tôi dao là phần quan trọng nhất trong nghề rèn của người Mông. Khi dao được nung đỏ đều, người Mông mới từ từ đưa lưỡi dao nhúng vào nước. Cứ như vậy chừng 2-3 lần. Khi lưỡi dao đã nguội và phần sống dao giảm bớt nhiệt, thợ rèn thả toàn bộ con dao vào nước, như vậy làm cho phần lưỡi dao cứng chắc và dần mềm dẻo hơn về phía sống dao, dao sẽ bền hơn”– ông Lử cho hay.

Tin cùng chủ đề: Làng nghề
  • Độc đáo nghề câu "cá tiền triệu" ở miền Tây xứ Nghệ
  • Làng hến 300 năm bên bờ sông La
  • Kỳ bí kỹ thuật rèn dao, búa "bằng mắt" của người Nùng An
  • Âu lo mai một nghề làm thuyền thúng
Xem toàn bộ ›› Từ khóa:
  • nghề rèn của người Mông
  • bí quyết làm dao sắc
  • làng nghề
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Đi lễ chùa vào đêm giao thừa

    Đi lễ chùa vào đêm giao thừa

  • Những hành khách cuối cùng đêm giao thừa

    Những hành khách cuối cùng đêm giao thừa

  • Giản dị phiên chợ bên sông của người Mường

    Giản dị phiên chợ bên sông của người Mường

  • Làm du lịch để gìn giữ văn hóa dân tộc

    Làm du lịch để gìn giữ văn hóa dân tộc

  • Làng nghề làm chổi lông gà Triều Khúc: Phấn khởi được lên báo Tây

    Làng nghề làm chổi lông gà Triều Khúc: Phấn khởi được lên báo Tây

  • Tròn mắt xem kéo co ngồi "có một không hai" ở Việt Nam

    Tròn mắt xem kéo co ngồi "có một không hai" ở Việt Nam

Tin nổi bật
  • Về Đọi Sơn xem Vua cày ruộng

    Về Đọi Sơn xem Vua cày ruộng

  • Độc đáo tục hát giao duyên trong lễ hội Gầu Tào của người Mông

  • Độc đáo làng phụ nữ hút thuốc lào ở Hòa Bình

  • Tấp nập người dân đi lễ chùa đầu năm ở ngôi chùa lớn nhất tỉnh Sơn La

Xem thêm

Từ khóa » Cách Rèn Sắt Thành Thép