Nghệ Sĩ Nhân Dân Và Nghệ Sĩ ưu Tú Khác Nhau Như Thế Nào?

NSND và NSƯT là những danh hiệu cao quý được trao tặng cho những nghệ sĩ có cống hiến đặc biệt trong nghệ thuật. Vậy điểm khác nhau giữa danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú là gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.

Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú khác nhau như thế nào

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • Cơ sở pháp lý
  • Phân biệt Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú
  • Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND và NSƯT

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” do chính phủ ban hành ngày 29 tháng 09 năm 2014;

Phân biệt Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú

– Nghệ sĩ ưu tú là gì? Nghệ sĩ ưu tú là danh hiệu do nhà nước trao tặng cho cá nhân nghệ sĩ có nhiều đóng góp và cống hiến cho nghệ thuật. Danh hiệu này thấp hơn danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

– Nghệ sĩ nhân dân là gì? Nghệ sĩ Nhân dân là danh hiệu cao nhất Nhà nước trao tặng cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Danh hiệu nghệ sĩ nhân dân được trao tặng đầu tiên từ năm 1984. Riêng với danh hiệu này thì sẽ không được trao tặng cho họa sĩ, điêu khắc gia, nhiếp ảnh gia…

Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND và NSƯT

a. Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 89/2014/NĐ-CP tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân dành cho những cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở; đơn vị nghệ thuật tự do như sau:

“1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên;

4. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.

Đối tượng được xét tặng danh hiệu này được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, gồm có:

  • Diễn viên: Hát, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh, truyền hình thuộc các lĩnh vực Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Hát; Múa; Ngâm thơ; Điện ảnh; Truyền hình;
  • Đạo diễn tác phẩm thuộc lĩnh vực: Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Kịch múa; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Chương trình nghệ thuật tổng hợp ca múa nhạc; Điện ảnh và truyền hình (các thể loại phim truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình), sân khấu truyền thanh, truyền hình;
  • Người làm âm thanh trong tác phẩm điện ảnh, truyền hình và sân khấu; người làm ánh sáng sân khấu và chương trình nghệ thuật tổng hợp;
  • Biên đạo múa; chỉ huy dàn nhạc; chỉ huy hợp xướng; chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch; chỉ đạo nghệ thuật;
  • Quay phim điện ảnh và truyền hình các thể loại: Phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình;
  • Họa sỹ: Tạo hình con rối; động tác phim hoạt hình; thiết kế trang trí sân khấu; hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền hình;
  • Phát thanh viên phát thanh, truyền hình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

b. Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú

Điều 9 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, gồm có:

“1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên;

4. Có ít nhất 02 Giải Vàng quốc gia hoặc 01 Giải Vàng quốc gia và 02 Giải Bạc quốc gia.”

Như vậy có thể thấy rằng, để được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, người nghệ sĩ phải đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về So sánh Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú khác nhau như thế nào. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan tới danh hiệu nghệ sĩ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành. 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: luatnhandan@gmail.com

Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn

3.8/5 - (6 bình chọn)

Từ khóa » Danh Hiệu Nghệ Sĩ Nhân Dân Là Gì