Nghệ Thuật Câu Cá đỉnh Cao để Hình Thành Nên Một Nghệ Sĩ Sát Cá

Nghệ thuật câu cá để trở thành nghệ sĩ sát cá

Việc câu cá dường nhìn thật sự dễ nhưng mà không phải dễ! Muốn hiểu được một tay sát cá là gì thì cần nắm vững những kinh nghiệm câu cá cơ bản.

Yêu nghề

Hầu hết những tay sát cá đều là người rất yêu nghề. Vì quá yêu nghề nên lúc nào họ cũng muốn trau dồi và tìm hiểu thêm về nghệ thuật câu cá, để rồi từ đó hình thành lên kinh nghiệm câu cá cho riêng bản thân. Chính vì việc quá yêu nghề nên họ luôn cố tìm đủ mọi cách để … đấu trí với con cá đó, mà đối với họ nó rất khôn ngoan và tinh ranh. Nếu bản thân không khôn khéo hơn thì rất khó câu được chúng!

Tập tính loại cá

Chúng ta cũng phải tìm hiểu rõ tập tính của từng giống cá mà mình thường câu như việc chúng hay đi lẻ từng con, vài ba con lẻ hay đông đảo cả đàn. Chúng ta cũng nên tìm hiểu để biết những loại cá nào nhút nhát, đa nghi hay loại nào dạn dĩ, háu ăn… Hoặc có thể  là loại cá nào thích ăn ở tầng mặt, tầng giữa hoặc tầng đáy? Và những giống cá nào thích ăn mồi nào như thực vật, động vật.

Bãi câu thích hợp

Nghệ thuật câu cá

Đối với những người đi câu giải trí thì họ ít quan tâm đến việc chọn bãi câu phù hợp cho mình. Vì mục đích của họ là đi câu để giải trí, để giết thời gian rảnh rỗi, câu được nhiều hay ít không quan trọng miễn sao bãi câu đó là một nơi sạch sẽ, mát mẻ.

Tuy nhiên, đối với nhưng tay sát cá thì họ lại nghĩ khác: đi câu để giải trí được coi là việc phụ, còn vấn đề làm sao để câu được nhiều cá mới là việc chính.

Thời gian câu

Cá thường không đi lùng sục tìm kiếm đồ ăn theo ngày chúng sẽ thường tìm kiếm những thức ăn khoái khẩu cho riêng mình cũng như thời gian chúng sẽ đi kiếm mồi. Mặt khác, thời tiết cũng là yếu tố cho việc chọn thời gian đi câu. Do đó những người tay sát cá chuyên nghiệp họ sẽ biết chọn khung giờ nào thích hợp để vác cần đi câu

Cần càng xịn càng câu được ít cá

Nhiều người cho rằng, câu cá là một trò vui may rủi, một chuyện dễ dàng đến trẻ con cũng làm được. Nó đơn giản chỉ là sắm đủ đồ nghề, đồ càng xịn càng tốt, rồi ra ao, hồ móc mồi thả xuống chờ cá cắn câu. Nhưng ngồi cả buổi không câu được chú nào lại đổ cho số mình hôm nay kém may mắn. Còn thấy bạn câu bên cạnh giật cần lia lịa, cá đầy cả giỏ lại bảo họ là tay sát cá.

Nhưng chỉ dân trong nghề, những người thường vác cần đi câu mới biết được, câu cá nói dễ mà lại khó và để câu được cá là cả một nghệ thuận câu cá. Anh Vũ (Thụy Khuê – Tây Hồ) với hơn 30 năm kinh nghiệm câu cá tâm sự:

“Không ai dám tự nhận mình giỏi trong trò chơi này vì người xưa vẫn thường ví đi câu với trò may rủi. Nhưng yếu tố quan trọng của thú chơi này chính là kỹ thuật của người câu, trong đó có sự hiểu biết về thời tiết, đặc điểm của các loại cá, sự kết hợp hài hòa giữa mồi câu, phao, lưỡi câu và dây câu… thì sẽ dễ dàng thành một tay sát cá”.

Nghệ thuật câu cá

Cần câu là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc tạo nên nghệ thuật câu cá nhưng không phải là thiết yếu nhất như nhiều người lầm tưởng. Thực tế anh Vũ đã chứng kiến nhiều bạn câu sắm chiếc cần cả mấy chục triệu nhưng cá câu được chẳng là bao, trong khi có bạn câu dùng cần trúc 10.000 đồng hay ống bơ cuốn dây cước câu được cá nặng cả yến.

Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi trước đây “Chúng tôi cũng như rất nhiều thế hệ cha chú khác vẫn dùng cành tre, dây chỉ, dây cước, móc câu, lông gà và giun chế tạo thành bộ đồ câu cá. Và với công cụ đơn sơ như vậy mọi người vẫn câu được nhiều, được cá to đó thôi. Còn ngày nay, khi kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển người ta chế tạo ra những loại cần máy hiện đại, đẹp, bền, những dụng cụ đi kèm kiểu cách phục vụ cho những người chơi đồ câu, người đi câu cho vui. Còn với dân câu chuyên nghiệp đồ nghề của họ đơn giản lắm”, anh Vũ chia sẻ.

Vậy nên, cùng là thú vui câu cá mà có những tay sát cá chi khoảng 300.000 – 500.000 đồng là đủ bộ câu. Từ khoảng 2 triệu đồng là họ có bộ câu chuyên nghiệp phục vụ cho cả câu hồ, câu biển, câu cả đêm lẫn ngày. Nhưng có người chi cả trăm triệu chỉ để sở hữu một chiếc cần của hãng sản xuất nổi tiếng hay chiếc cần trúc do nghệ nhân làm ra. Do đó, việc sắm sửa bộ đồ câu như thế nào còn phụ thuộc vào điều kiện tài chính của những tay sát cá. Bên cạnh đó là sự thuận tiện, thói quen, sở thích của mỗi người.

Tuy nhiên, với một người mới vào nghề, anh Vũ chia sẻ kinh nghiệm sắm sửa bộ đồ câu như sau: “Cần câu, máy câu, dây câu, chì, phao, lưỡi, mồi, thính. Chỉ cần đủ những phụ kiện, đồ nghề này là có thể câu được cá to cả yến”.

Cần câu thường được dùng nhiều nhất là loại cần máy dài từ 3m6 – 4m2, có giá khoảng 300.000 – 700.000 đồng, tùy thuộc nhà sản xuất, độ carbon trong cần. Nếu khả năng kinh tế không cho phép người chơi cũng có thể dùng cần trúc giá vài chục nghìn mà không ảnh hưởng đến kết quả câu.

Nghệ thuật câu cá bằng máy câu rất quan trọng đối với người mới vào nghề. Khi câu phải có máy để hãm tốc độ, tải trọng của cá, vì lúc đầu sức cá kéo rất mạnh, người câu không thể kìm được dù khỏe đến đâu. Có thể dùng bát cước, ống cước để thay máy câu, tuy nhiên, việc điều chỉnh nó là rất khó đối với người mới học câu. Do đó, việc lựa chọn máy câu loại từ 60.000 – 70.000 đồng vẫn là lựa chọn của nhiều tay chơi vỡ lòng.

Dây câu là một vật dụng thiết yếu đối với người sát cá. Bạn có thể không có cần nhưng không thể không có dây. Việc chọn dây câu loại nào phụ thuộc vào kiểu câu, địa hình câu. Nếu câu cá ở ao, hồ có nhiều rác thì nên dùng dây dù lõi để tăng độ bền. Hoặc việc người câu muốn nhắm vào loại cá nào, với cá chim răng sắc nhọn có thể cắn đứt dây, cần dùng dây dù và có gắn thêm cáp linh.

Hay như việc câu cá ăn đáy, ăn lửng, ăn mặt nước loại dây câu cũng phải khác nhau. Với cá ăn mặt nước có thể dùng dây cước loại nhỏ có độ bền tương đối nhưng với cá ăn tầng đáy phải dùng dây dù có độ bền cao vì dưới đáy ao, hồ có nhiều vật cản làm đứt dây.

Với mồi câu và thính câu thì không cần quá cầu kỳ vì trên thị trường hiện có nhiều loại mồi, thính tổng hợp làm từ ngũ cốc phù hợp với tất cả các loại cá, các loại lưỡi câu và kiểu câu.

Khi chọn lưỡi câu cần lưu ý đến sự kết hợp hài hòa giữa lưỡi câu, chì, dây, phao và mồi. Sự kết hợp này theo tỷ lệ thuận, ví như người chơi muốn câu cá có miệng rộng phải dùng lưỡi câu to phù hợp miệng cá.

Và khi đó dây câu không cần to nhưng cũng phải có độ bền tốt. Lựa chọn câu lưỡi đơn hay lưỡi lục, câu ngày hay câu đêm thì phải lựa chọn phao đi kèm cho phù hợp. Khi đã chọn được phao cần lưu ý chọn chì có độ nặng phù hợp để giúp quăng lưỡi câu ra đúng điểm, giữ phao cố định và giúp điều chỉnh hướng đi của lưỡi câu.

Lựa chọn được đồ câu phù hợp chưa hẳn đã câu được cá, bởi nó còn phụ thuộc vào kỹ thuật, kinh nghiệm của tay sát cá. Và để có được điều đó cần có sự học hỏi, trải nghiệm từ bản thân mỗi người.

Tại sao nói câu cá là nghệ thuật, người câu cá là một nghệ sĩ

Anh Vũ và các bạn câu của mình vẫn thường đùa nhau: “Câu cá là một nghệ thuật và người câu cá là một nghệ sỹ. Nói vậy cũng không ngoa bởi việc chúng tôi cảm nhận hướng đi của cá, nhìn bọt nước biết được cá gì hay cách quăng lưỡi câu đúng ổ thính dụ đàn cá cũng là điều dân ngoại đạo không làm được”. Ví như việc khi anh câu lưỡi đơn hay lưỡi lục (chùm 6 lưỡi câu) cũng cần có những kỹ thuật khác nhau. Nếu câu lưỡi đơn, tức là cá phải ngậm vào lưỡi câu thì tỷ lệ thành công mới cao. Và để cá ngậm trúng lưỡi câu thì mồi phải được gắn trực tiếp ở lưỡi câu để hấp dẫn cá. Với cách câu này độ sát thương rất cao, cá đã cắn câu thì khó mà gỡ. Còn với câu lưỡi lục thì khác, người câu không cần gắn mồi trực tiếp ở lưỡi câu mà chỉ cần quăng thính dụ đàn cá đến. Sau đó khéo léo quăng lưỡi câu gần sát ổ thính để cá bơi qua khu vực ổ thính mắc câu. Với lưỡi lục cá không thể nuốt mà chỉ làm xước xát trên thân thể và chỉ cần như vậy là cá không thể thoát. Tính ăn thua của cách câu này cao hơn câu lưỡi đơn. Nghệ thuật câu cá Đó là những cách câu phù hợp với những người thích ngồi tĩnh lặng, thích ngồi chờ cá mắc câu. Còn với người thích câu động, họ lựa chọn cách câu ba tiêu để chủ động “săn” cá. Theo anh Vũ: “Ba tiêu là loại câu nguy hiểm với những người xung quanh vì người câu liên tục quăng cần đi xa với các hướng khác nhau. Do đó, người chơi kiểu này phải luyện kỹ năng thật tốt trước khi đi câu để tránh nguy hiểm cho người bên cạnh.   Cách câu này chỉ phù hợp ở những hồ có bùn, không vướng rác. Người câu cảm nhận hướng đi của đàn cá để tung lưỡi ba tiêu, lưỡi câu được ném càng xa càng tốt và chỉ cần cá đi vào đường quăng của lưỡi là sẽ không có lối thoát. Việc sử dụng lưỡi ba tiêu nào phụ thuộc vào cần, cần khỏe, độ cứng cao thì dùng lưỡi to. Người câu ba tiêu thường dùng cần trúc đốt ngắn, bát cước làm bằng gỗ mít và dây cước có độ bền cao làm phụ kiện. Cách câu này không cần dùng mồi nhưng rất tốn lưỡi câu vì bị mắc vào đồ vật dưới lòng hồ”. Câu cá là một thú vui, là giây phút để tìm kiếm niềm vui nhẹ nhàng, bình thản giữa cuộc sống nhộn nhịp xô bồ. Và khi đó họ không quan niệm đến việc được nhiều hay ít, may hay rủi, hơn hay thua. Phải chăng, chính cái lối suy nghĩ đó mà với những người coi việc câu cá đích thực là thú vui họ không coi trọng việc sắm sửa, chỉn chu đồ nghề. Họ chỉ cần những phụ kiện vừa đủ để vác cần, xách giỏ đi câu. Anh Kiên (Quảng An – Tây Hồ) tâm sự: “Việc tôi câu trộm cá ở hồ Tây là cho vui thôi, có hôm về tay không hay vài con rô nhỏ xíu là bình thường. Cái mà tôi có được sau mỗi buổi đi câu là tâm hồn thoải mái, tự do suy tư, không có sự phiền nhiễu, những cuộc trò chuyện với bạn câu và những lúc được thả hồn theo sóng nước dập dềnh khi hồ Tây lộng gió”. Vì là câu trộm cá nên anh Kiên và bạn câu của mình nghĩ ra 1001 mánh khóe để qua mắt lực lượng an ninh. Cũng vì lẽ đó mà những chiếc cần của họ có phần “xoàng xĩnh”, thậm chí là những kiểu tự sáng tạo lắp ghép có phần “râu ông nọ cắm cằm bà kia” chỉ để làm sao cho thuận tiện với thú vui, thuận tiện cho việc câu trộm. Anh chỉ chiếc cần của mình và bảo: “Chiếc cần này chỉ là loại cần trúc rẻ tiền nhưng đã được tôi lắp ghép với bộ lưỡi câu lục, phao nổi và bát cước để câu được cá ở xa hơn, tỷ lệ câu được cá cao hơn. Có những lúc lực lượng tuần tra đi tuần gắt gao tôi sẽ dùng dụng cụ câu tự chế là dây cước buộc ống nước với một đầu gắn móc câu thả xuống hồ. Nếu câu bằng cách này tôi sẽ phải dùng lượng mồi nhiều hơn, ngon hơn để dụ cá vào gần bờ”.  Đó đều là những cách, nghệ thuật riêng của đấng mày râu để thỏa mãn thú vui, tìm kiếm những trải nghiệm, rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo và những kỹ thuật khó của trò câu cá. (Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Từ khóa » Cách Câu Cá Cầu