Nghệ Thuật đàm Phán Lương Với Nhà Tuyển Dụng - JobsGO Blog

5/5 - (2 votes)

Đàm phán lương đóng vai trò rất quan trọng trong buổi phỏng vấn. Nhưng ngay cả với những người có kinh nghiệm cũng không phải chuyện dễ dàng. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều chiếm ưu thế và lấn át ứng viên. Vậy làm cách nào để đàm phán lương thành công với nhà tuyển dụng có được mức lương xứng đáng?

JobsGO Banner
Đàm phán lương với nhà tuyển dụng
Đàm phán lương với nhà tuyển dụng

Mục lục

  • 1. Nghiên cứu về mặt bằng lương
  • 2. Chọn thời điểm thích hợp để đàm phán lương
  • 3. Thẳng thắn, khéo léo khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng
  • 4. Chú ý chế độ phúc lợi
  • 5. Nghệ thuật nói về mức lương dao động khi đàm phán lương
  • 6. Năng lực quyết định mức lương
  • 7. Không tiết lộ về mức lương hiện tại
  • 8. Đừng ngại hỏi
  • 9. Chuẩn bị kỹ càng  
  • 10. Thực hành trước khi đàm phán lương
  • 11. Biết điểm dừng

1. Nghiên cứu về mặt bằng lương

Trước khi bước vào cuộc đàm phán lương, bạn hãy tìm hiểu cẩn thận về mặt bằng lương hiện tại. Trên thực tế, mức lương có thể chỉ bằng 70 – 80% so với trước. Do nền kinh tế luôn có sự biến động. Tìm hiểu trước về mức lương sẽ giúp bạn tránh được những tình huống mất điểm trước nhà tuyển dụng. Ví dụ như đưa ra con số quá cao về mức lương.

Ngoài ra, nếu không biết về mức lương hiện tại, bạn sẽ không thể nào biết được nhà tuyển dụng đã đưa ra mức lương thấp hơn so với vị trí của bạn. Như vậy, khả năng mất quyền lợi là rất cao.

Hãy kiểm tra mặt bằng lương trên các website hỗ trợ tra cứu lương. Trò chuyện với đồng nghiệp, bạn bè hay những người làm cùng lĩnh vực để tham khảo. Ngoài mức lương, bạn có thể khai thác thêm các thông tin về yếu tố ảnh hưởng để đưa ra những ưu điểm nâng cao mức lương cho mình. Nên nhớ đừng cố hỏi, bắt ép khi họ không muốn trả lời hay đưa ra con số cụ thể không cần thiết. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp.

Bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng là những yếu tố đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng đến việc nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn bao nhiêu. Các yếu tố ảnh hưởng đến lương bao gồm cả quy mô doanh nghiệp, vị trí đặt văn phòng… Ví dụ, các tập đoàn lớn sẽ trả lương cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng cũng đồng nghĩa với họ sẽ có yêu cầu cao hơn.

2. Chọn thời điểm thích hợp để đàm phán lương

Một cuộc đàm phán muốn thành công phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm. Nên thảo luận về lương vào lúc nhà tuyển dụng đang có tâm trạng tốt và hài lòng về bạn. Lúc này bạn có nhiều cơ hội để “nâng tầm” bản thân hơn.

Nếu nhà tuyển dụng đề cập đến mức lương khi mới phỏng vấn, đừng trả lời ngay. Bạn không thể biết được sẽ phải làm bao nhiêu việc mới nhận được mức lương đó. Lời khuyên là hãy dùng kế hoãn binh bằng cách đưa ra những câu trả lời khéo léo. Hãy kéo dài thêm thời gian để tìm hiểu kỹ về khối lượng và yêu cầu công việc bạn sẽ phải làm. Đồng thời, nó cũng giúp bạn tự tin đàm phán  mức lương tốt nhất khi chắc chắn nhà tuyển dụng cần đến bạn.

>> Bẫy phỏng vấn xin việc

3. Thẳng thắn, khéo léo khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng

Một lời khuyên chân thành là đừng tỏ ra quá khiêm tốn khi đưa ra mức lương mong muốn. Nhiều người nghĩ rằng, tỏ ra khiêm nhường khi được hỏi về mức lương mong muốn sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng. Nhưng hãy cẩn thận, đưa ra mức lương thấp sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không có năng lực. Hoặc nghĩ rằng bạn tìm được công việc tốt rồi không cần cân nhắc mức lương. Như vậy, bạn cũng mất đi cơ hội đàm phán lương.

Nếu muốn tăng mức thu nhập lên so với con số nhà tuyển dụng đưa ra thì hãy bắt đầu bằng tiền lương. Sau đó là tiền thưởng, thời gian nghỉ… Trước tiên, dù chưa hài lòng nhưng cũng đừng tỏ thái độ. Thay vào đó hãy cho họ thấy sự cảm ơn và tôn trọng. Bạn sẽ lấy được cảm tình hơn trong quá trình trao đổi. Hãy đưa ra mức lương mong muốn. Sau đó phân tích cho nhà tuyển dụng thấy nó phù hợp với vị trí, chức năng công việc của bạn. Đồng thời, hãy để nhà tuyển dụng thấy nó phù hợp với mặt bằng chung chứ không phải con số xa vời.

Một cuộc đàm phán về quyền lợi đôi khi còn kéo dài hơn một cuộc họp quan trọng. Hãy biết kiên nhẫn, lắng nghe và dùng lý lẽ. Đừng chỉ lắc đầu nguây nguẩy với những gì nhà tuyển dụng đưa ra.

Khéo léo, thẳng thắn đưa ra con số thích hợp

4. Chú ý chế độ phúc lợi

Chế độ phúc lợi cũng là điều quan trọng khi bạn quyết định làm ở một công ty nào đó. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và môi trường làm việc của bạn. Nhất là khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương hơi thấp so với mong muốn. Bạn nên cân nhắc đến các phúc lợi cho người lao động như tiền thưởng, chế độ phụ cấp, bảo hiểm… Việc này sẽ giúp bạn đánh giá toàn diện và đảm bảo lợi ích mà công việc này mang đến.

Bạn cũng nên nói rõ với nhà tuyển dụng về yêu cầu đối với trang thiết bị văn phòng, vị trí làm việc. Điều đó thể hiện bạn thực sự quan tâm đến công việc và phong cách của bạn trong công việc như thế nào.

5. Nghệ thuật nói về mức lương dao động khi đàm phán lương

Khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải đưa ra một mức lương dao động. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào đó để trả lương cho bạn. Nhưng đưa ra mức lương dao động như thế nào để có lợi nhất là cả một nghệ thuật. Nếu bạn muốn có được mức lương tốt nhất thì nhà tuyển dụng lại muốn tiết kiệm nhất khi trả lương cho nhân viên.

Thông thường khi bạn đưa ra con số trong khoảng nào đó, nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức đồng ý với con số thấp nhất. Bạn sẽ mất cơ hội có được mức lương cao hơn. Ví dụ, bạn muốn mức lương thấp nhất là 6 triệu, cao nhất là 8 triệu. Nếu đưa mức dao động là 6 – 8 triệu, nhà tuyển dụng sẽ đồng ý ngay với mức lương 6 triệu. Trong khi, bạn hoàn toàn có thể hưởng mức lương 8 triệu. Do đó, bạn phải tự tin đưa ra mức dao động hợp lý nhất và bắt đầu từ mức lương cao nhất mà bạn muốn nhận.

6. Năng lực quyết định mức lương

Đừng ngại “show” ra những gì bạn có mà người khác chưa chắc đã làm được. Hãy ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Việc thể hiện với nhà tuyển dụng bạn phù hợp với vị trí này sẽ khiến họ đánh giá cao và muốn giữ bạn lại. Đưa ra yêu cầu về mức lương cao hơn sẽ không còn là điều khó.

Năng lực quyết định mức lương

7. Không tiết lộ về mức lương hiện tại

Tiết lộ về mức lương hiện tại sẽ khiến bạn mất đi cơ hội đàm phán lương mà mình mong muốn. Trên thực tế, nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn mức lương tương đương hoặc thấp hơn so với việc làm trước bằng hàng tá lý do. Do đó bạn, cần phải kiểm soát tình huống. Hãy cố gắng không thừa nhận con số cụ thể và khéo léo chuyển hướng sang vấn đề khác. Bạn có thể nói về sự khác biệt cũ và công việc ứng tuyển. Đồng thời nhấn mạnh điều gì khiến họ phải tăng lương.

8. Đừng ngại hỏi

Nếu thực sự tin rằng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra là chưa xứng đáng, hãy dũng cảm lên tiếng. Bạn chẳng có gì để mất khi hỏi nhà tuyển dụng để nâng cao thu nhập. Đôi khi mức lương mà họ đưa ra là mức lương thấp nhất để ứng viên đàm phán rồi mới nâng dần lên. Trong một vài trường hợp, một ứng viên thể hiện xuất sắc có thể nhận mức lương cao hơn mức lương cao nhất 10 – 20%.

Nếu họ cương quyết với mức lương đã đưa ra, hãy hỏi và đàm phán thêm ở các phương diện khác. Đừng từ bỏ bất cứ cơ hội nào.

9. Chuẩn bị kỹ càng  

Dù làm việc gì thì chuẩn bị trước là điều cần thiết. Chuẩn bị kỹ càng về thông tin, cách ứng xử, giao tiếp hay một mức lương hợp lý… không chỉ giúp bạn tự tin còn giúp cho bạn dễ dàng xử lý các tình huống xảy ra khi đàm phán lương nữa đấy.

10. Thực hành trước khi đàm phán lương

Thực hành đôi khi còn quan trọng hơn cả lý thuyết. Chỉ chuẩn bị tất cả trong đầu thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải nói ra và luyện tập nói như thế nào để thuyết phục. Trước tiên, hãy tạo cho mình một kịch bản trò chuyện hợp lý rồi luyện tập để đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, hãy thử đặt ra các tình huống và tìm cách giải quyết. Không phải ai cũng có sự khéo léo và linh hoạt. Do đó, việc luyện tập trước cũng sẽ giúp cho bạn nhanh nhạy hơn xử lý tình huống.

Nhưng bạn phải lưu ý, đừng máy móc và nói như trả bài khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng trong thực tế. Quá phụ thuộc vào kịch bản sẽ khiến bạn “vỡ trận” trước bất kỳ câu hỏi ngẫu nhiên nào từ nhà tuyển dụng. Nên nhớ, việc thực hành chỉ giúp bạn thêm thoải mái và tự tin.

Thực hành trước khi đàm phán lương
Lên kịch bản và tập nói trước gương

11. Biết điểm dừng

Đừng chỉ thao thao bất tuyệt nói về bản thân mình hay đòi hỏi mức lương trong cuộc đàm phán. Dù bạn có làm những gì thì người quyết định cuối cùng về mức lương của bạn vẫn là nhà tuyển dụng. Do đó, hãy để ý thái độ của họ và đưa ra cách ứng xử phù hợp. Nếu họ thờ ơ với đề nghị của bạn thì có nghĩa bạn nên dừng lại. Việc cố gắng nói thêm về mình có thể phản tác dụng và khiến bạn thất bại trong cuộc đàm phán lương.

Trong vài trường hợp, bạn vẫn cần việc hơn là cần lương. Hãy suy nghĩ đến việc thỏa thuận và tạm chấp nhận. Vì việc đàm phán lương vẫn có thể tiếp tục sau khi bạn đã vào làm tại công ty. Nhưng cơ hội có được công việc mơ ước sẽ mất đi nếu bạn không nắm bắt.

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Đàm phán lương với nhà tuyển dụng không quá khó như bạn nghĩ. Quan trọng bạn phải biết vị trí của mình ở đâu và suy tính rõ ràng về mức lương của mình. Hãy mạnh dạn đàm phán lương với nhà tuyển dụng để đảm bảo quyền lợi cho mình. Đừng ngại thất bại, sẽ chẳng nói trước được điều gì nếu bạn không thử.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • X (Twitter)
  • LinkedIn

Bài viết liên quan:

  • Offer Letter Là Gì? Bí Quyết Trả Lời Offer Letter “Được Lòng” Nhà Tuyển Dụng Nhất {YEAR}
    Offer Letter Là Gì? Bí Quyết Trả Lời Offer Letter…
  • Signing Bonus Là Gì? 4 Cách Sử Dụng Signing Bonus Cho Doanh Nghiệp
    Signing Bonus Là Gì? 4 Cách Sử Dụng Signing Bonus…
  • Cách Viết Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV Thuyết Phục Nhất Chỉ Với 5 Bước
    Cách Viết Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV Thuyết Phục…
  • Applicant Tracking System Là Gì? Xu Hướng Quản Lý Tuyển Dụng Thời 4.0
    Applicant Tracking System Là Gì? Xu Hướng Quản Lý…
  • Kỹ Năng Lắng Nghe Là Gì? 6 Lý Do Bạn Cần Có Kỹ Năng Lắng Nghe
    Kỹ Năng Lắng Nghe Là Gì? 6 Lý Do Bạn Cần Có Kỹ Năng…
  • COCC Là Gì? 3 Cách Ứng Xử Thông Minh Với COCC Nơi Công Sở
    COCC Là Gì? 3 Cách Ứng Xử Thông Minh Với COCC Nơi Công Sở

Từ khóa » Nghệ Thuật Due Lương