Nghệ Thuật đòi Nợ
Có thể bạn quan tâm
- Home
- GIỚI THIỆU
- KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ ĐÀO TẠO LUẬT
- CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ
- E-LECTURES
-
“Làm điều đúng, không bao giờ là sớm quá.“
Jane Austen
More >>>
-
“Cần có quy hoạch khu kinh tế đêm, không thể để bên này hoạt động, bên kia ngủ quên”.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ VHTTDL, phát biểu tại Phiên họp chất vấn, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 04-06/6/2024.
(Source: kinhtemoitruong.vn)
More >>>
CHUYÊN MỤC
- BÀI VIẾT CỦA SINH VIÊN (14)
- CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (358)
- Cùng suy ngẫm (142)
- Góc tết (31)
- Đọc và chia sẻ (21)
- CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT (734)
- DỰ THẢO CHÍNH SÁCH & VBPL (85)
- E-LECTURES (2)
- GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN (161)
- Dư luận xã hội về BĐG (30)
- VBPL về Giới và Phát triển (9)
- KINH NGHIỆM SƯ PHẠM (369)
- Kinh nghiệm học tập (155)
- Kinh nghiệm đào tạo (241)
- Trí thức và vai trò của trí thức (46)
- Thăm dò dư luận (8)
- VBPL về GD&ĐT (17)
- LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (1.089)
- Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài (324)
- Xã hội, nhà nước và pháp luật Việt Nam (816)
- Nhà nước và nền KTTT (330)
- LUẬT DÂN SỰ (2.501)
- 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005 (462)
- 2. QUI ĐỊNH CHUNG (527)
- Chủ thể (243)
- Quyền nhân thân (132)
- Giao dịch – Đại diện – Thời hiệu (99)
- Lý luận chung (101)
- Tài sản (96)
- Chủ thể (243)
- 3. VẬT QUYỀN (467)
- Chiếm hữu (24)
- Quy định chung về vật quyền (41)
- Quyền sở hữu (408)
- Cổ phần hóa (55)
- Vật quyền khác (63)
- 4. TRÁI QUYỀN (902)
- Hợp đồng (413)
- Quy định chung về nghĩa vụ và bảo đảm nghĩa vụ (285)
- Trách nhiệm dân sự (273)
- TNDS do tài sản gây thiệt hại (18)
- 5. THỪA KẾ (62)
- 6. QHDS CÓ YTNN (17)
- 7. TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN (526)
- 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI (129)
- 9. VBPL Dân sự (266)
- LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (352)
- 1. LÝ LUẬN CHUNG (72)
- ĐỐI CHIẾU LUẬT HNGĐ 2014 (1)
- 2. HÔN NHÂN (99)
- Kết hôn (48)
- Ly hôn (27)
- Quan hệ nhân thân (5)
- Quan he tai san (18)
- 3. CHA MẸ VÀ CON (100)
- Nuôi con nuôi (32)
- Quan hệ nhân thân (28)
- Quan hệ tài sản (13)
- Xác định cha, mẹ, con (28)
- 4. QHHNGĐ CÓ YTNN (25)
- 5. Tình huống thực tiễn (109)
- 6. VBPL về HNGĐ (25)
- 1. LÝ LUẬN CHUNG (72)
- LUẬT KINH DOANH (1.192)
- 1. Lý luận chung (223)
- 2. Chủ thể kinh doanh (422)
- 3. Hợp đồng thương mại (128)
- 4. Bảo vệ người tiêu dùng (16)
- 5. Đầu tư (112)
- 6. Pháp luật cạnh tranh (179)
- 7. Tình huống thực tiễn (45)
- VBPL Kinh doanh (228)
- Tài chính – Tín dụng – Chứng khoán – Bảo hiểm (133)
- LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (321)
- Tình huống thực tiễn (39)
- VBPL Shtt&Cgnn (24)
- LUẬT TÀI CHÍNH – TÍN DỤNG – CHỨNG KHOÁN – BẢO HIỂM (599)
- Thị trường chứng khoán (90)
- LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (254)
- Chống bán phá giá (21)
- Chuyên đề WTO, TPP… (105)
- LUẬT ĐẤT ĐAI & KINH DOANH BĐS (329)
- Thị trường bất động sản (121)
- VBPL đất đai & BĐS (80)
- PHÁP LUẬT QUỐC TẾ (173)
- Tranh chấp Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam (41)
- PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ (885)
- LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (807)
- 1. Lý luận chung (126)
- 2. Người tham gia tố tụng (41)
- 3. Các giai đoạn tố tụng (60)
- 4. Tranh tụng và luật sư (79)
- 5. Quan điểm của Tòa án và về Tòa án (383)
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (58)
- Thẩm quyền của Tòa án (96)
- 6. Thi hành án dân sự (119)
- 7. Tình huống tố tụng (155)
- 8. Tố tụng nước ngoài (91)
- PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI (79)
- VBPL GQ vụ việc dân sự (75)
- LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (807)
- PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG VÀ ASXH (324)
- VBPL LĐ & ASXH (110)
- SINH VIÊN VÀ THỰC TIỄN (6)
- TÀI LIỆU THAM KHẢO (168)
- THÔNG TIN TƯ VẤN (102)
- THUẬT NGỮ (44)
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI (107)
- Điều ước quốc tế (58)
- ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC (34)
BÀI ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU
- Khái quát về lịch sử ra đời, phát triển của Hồi giáo VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỒI GIÁO
- VÀI SO SÁNH giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây
- Một số tình huống về BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
- BẢN CHẤT CỦA QUYỀN LỰC
- NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ trong nhân sinh quan của người Việt
- XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA HÔN NHÂN CÙNG GIỚI: Xu hướng thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- BẢN CHẤT và nguồn của luật hồi giáo
- Từ khoán hộ ĐẾN ĐỔI MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP
- CÁC KIỂU ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ, quan hệ giữa đạo đức với các hình thái xã hội khác
- ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở VIỆT NAM: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
FORWARD
- GIỚI THIỆU
- CÙNG SUY NGẪM
- GÓC CỦA CIVILLAWINFOR
- KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ ĐÀO TẠO LUẬT
- “IN-HOUSE COUNSEL” UNDER REVIEW: MỘT NGHỀ SINH VIÊN LUẬT CẦN TÌM HIỂU VÌ TƯƠNG LAI
- Ý KIẾN CỦA BẠN VỀ HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG ĐÀO TẠO LUẬT HỌC
- CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
- DANH NGÔN
- MẪU HỢP ĐỒNG – VĂN BẢN
- PHÁP LUẬT – VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN VÀ QUAN ĐIỂM
- Ý KIẾN CHUYÊN GIA
- VẤN ĐỀ 1
- VẤN ĐỀ 2
- PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG
- QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ
- CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ
- E-LECTURES
- DIỄN ĐÀN LUẬT TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG
- DIỄN ĐÀN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
- DIỄN ĐÀN LUẬT THƯƠNG MẠI
- DIỄN ĐÀN LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ BĐS
- DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
- DIỄN ĐÀN LUẬT HN&GĐ
- DIỄN ĐÀN LUẬT LAO ĐỘNG VÀ ASXH
- ENGLISH FOR LAW
- GIAO LƯU – CHIA SẺ
- GIỚI THIỆU
-
LƯU Ý: Nội dung các bài viết có thể liên quan đến quy phạm pháp luật còn hiệu lực, không còn hiệu lực hoặc mới chỉ là dự thảo.
KHUYẾN CÁO: Sử dụng thông tin trung thực, không ngoài mục đích hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu khoa học, cuộc sống và công việc của chính bạn.
MONG RẰNG: Trích dẫn nguồn đầy đủ, để kiến thức là năng lực của chính bạn, để tôn trọng quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, cũng như công sức, trí tuệ của người đã xây dựng trang Thông tin này.
NGHỆ THUẬT ĐÒI NỢ
Posted on 9 Tháng mười, 2008 by CivillawinforTRUNG CƯƠNG THANH (dịch từ E-xecutive)
Michael Johndjua hiện là giám đốc công ty “Michael Johndjua và cộng sự”, chuyên gia về quản trị tín dụng và tư vấn kinh doanh đồng thời là tác giả của cuốn sách “Nghệ thuật đòi nợ”. Business World Portal xin trân trọng trích đăng một phần nhỏ trong cuốn sách này.
Viết thư cho khách hàng
Kinh nghiêm làm việc của tôi trong lĩnh vực quản trị tín dụng cho thấy rằng, phần lớn các chuyên gia về quản trị tín dụng đều tránh viết thư cho khách hàng, mà nếu có viết thì không viết dài. Việc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp nhau trực tiếp trên thực tế đúng là hiệu quả hơn, nhưng trong một số trường hợp, chúng ta không thể tránh được, và chính trong những trường hợp đó, chúng ta phải soạn thảo những bức thư “đòi nợ” sao cho hiệu quả nhất. Vậy những trường hợp đó là gì?
Trước hết, đó là khi chúng ta có quá nhiều khách hàng nhỏ (ví dụ, 15 ngàn khách hàng với mức nợ dưới 5 USD). Trong trường hợp đó, bạn không thể gọi điện thoại cho từng người được, lại càng không thể gặp trực tiếp từng người. Không cần phải quá rõ ràng đối với những trường hợp đó và chúng không hợp với bất kỳ lo-gic nào. Chúng ta chỉ còn cách ngồi mà viết thư.
Khi chúng ta có nhiều công việc giấy tờ (đặc điểm công việc: báo cáo, phân tích), không có luật sư, không có chuyên gia quản trị tín dụng nhưng lại cần cho khách hàng thấy sự nghiêm trọng của tình trạng nợ nần – đó là lúc đó cần phải viết thư.
Quy tắc chung khi viết thư như sau:1. “Người nhận thư cần phải cảm thấy rằng người ta viết thư cho chính cá nhân anh (chị) ta”Nghĩa là, cần cố hết sức tránh gây cho khách hàng cảm giác rằng thư được viết bởi một hệ thống tự động nào đó, sau khi anh ta nhận được tín hiệu ghi nhận khoản nợ. Người nhận được thư cần phải nghĩ rằng có một chuyên gia cụ thể đang làm việc với anh (chị) ta và các hành động kế tiếp sẽ phụ thuộc vào vị chuyên gia (nghiêm khắc) đó.
2. Hãy viết ngắn gọn. Đó là quy tắc thứ hai. Tiêu chuẩn của việc trao đổi thư tín đã có từ nửa đầu thế kỷ 20. Khi đó, ngoài phố hầu như rất ít các bảng quảng cáo, băng rôn… hơn bây giờ, và chúng tương đối đơn điệu, ít kích động hơn. Khoảng 10-15 năm trở lại đây, tình hình đã thay đổi căn bản. Chúng ta đang bị tấn công bởi dòng thác lũ của các bài viết kêu gọi, kích động, dạy bảo…trong khi chúng ta thì vẫn viết những bức thư theo cung cách cũ – những bức thư dài, đầy ắp các danh từ. Vì vậy tôi xin nhắc lại: “Hãy viết ngắn! Hãy sử dụng các động từ”
Hệ thống nhắc nhở
Sự có mặt của hệ thống “nhắc nợ” tốt hơn nhiều so với việc không có nó. Cần phải nhớ là hệ thống đó nhất định phải đủ linh hoạt để khách hàng có cảm giác là có một người rất cảnh giác đang làm việc thường xuyên và nghiêm túc với anh ta. Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ thống nhắc nhở như sau:
Tăng dần (và chắc chắn) mức độ yêu cầu (từ gửi thư tới gửi thư, từ gọi điện đến gọi điện, từ gặp mặt đến gặp mặt).
Nếu bạn cảnh báo cho khách hàng nhưng nếu như chẳng có chuyện gì xảy ra, lời cảnh báo của bạn không trở thành hiện thực, thì khách hàng sẽ cho rằng bạn bất lực đối với anh ta. Do đó, tốt nhất là hãy hứa ít, nhưng thực hiện lời hứa ở mức độ quyết liệt cao hơn trong quan hệ với khách hàng.Tạo ra một vài phương án viết thư (khác nhau) tùy thuộc vào tỷ lệ tín dụng của (nhóm) khách hàng.
Khi không có sự thay đổi trong các bức thư, khách hàng sẽ hiểu rằng chúng ta chỉ làm việc với anh ta một cách máy móc. Nhiệm vụ của bạn – tạo cho khách hàng cảm giác anh ta thường xuyên bị giám sát và theo dõi. Hãy tạo ra vài phương án viết thư và sử dụng chúng dần dần theo trình tự. Về nguyên tắc viết thư, xin đọc ở phần trên.Cá biệt hóa: sử dụng trong văn bản (và trong các cuộc nói chuyện) tên và họ của người nhận thư. Quan trọng là viết (phát âm) đúng tên và họ. Việc viết đúng họ tên sẽ làm tăng hiệu quả của việc cá biệt hóa. Điều này đặc biệt liên quan đến những cái tên phức tạp.Nếu có thể, hãy tỏ ra vô tình khi đưa ra lời hứa hoặc những thành kiến. Đừng bao giờ được đưa ra những điều giống như sự đe dọa. Nên tránh đe dọa. Luôn hành động trong khuôn khổ thỏa thuận và tính hợp pháp. Áp lực cần được thể hiện một cách cụ thể. Xẵng giọng vẫn được coi là tốt hơn bất kỳ sự đe dọa nào. Hãy thực hiện các lời hứa của mình một cách tuần tự. Khách hàng cần cảm thấy các hành động liên quan đến anh ta đang được hoàn thành.Rằng anh ta càng trì hoãn việc thanh toán lâu bao nhiêu, thì bạn càng trở nên kiên trì và triệt để hơn bấy nhiêu… Có nghĩa là bạn không ngại ngần trong chuyện đưa hồ sơ ra tòa án.Quan trọng là bạn:
1. Nhớ tới “sự suy đoán về tính vô tội” của khách hàng, nhất là ở giai đoạn đầu.
“Kính gửi… Công ty chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn về sự hợp tác. Hy vọng rằng sự hợp tác của chúng ta sẽ tiếp tục…”
“Vui lòng kiểm tra lại các số liệu về việc thanh toán số tiền của chúng tôi… Rất vui mừng nếu việc thanh toán đã được thực hiện…”
2. Tăng mức độ yêu cầu, bổ sung thêm thông tin về các thỏa thuận (và tăng cảm giác có lỗi ở khách hàngách hàng). Đã hứa với bạn hai lần mà vẫn chưa thực hiện các nghĩa vụ của mình – có lỗi).“Trong trường hợp nếu đến ngày … mà số tiền vẫn chưa được thanh toán, chúng tôi buộc phải tính lãi theo các điều đã thỏa thuận”. “Kể từ ngày … , chúng tôi sẽ tạm thời ngưng các dich vụ mà không cần phải thông báo cho quý công ty và tiếp theo, chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khác ..”
3. Đã sẵn sàng sử dụng những yêu cầu chính thức, thông báo cho khách hàng về việc chuyển sự việc lên tòa án hoặc bên thứ ba.“Xin thông báo với ông rằng, liên quan đển khoản tiền [thông tin về khoản nợ] mà ông nợ công ty chúng tôi, tòa án đã bắt tay vào việc [ngày]. Ông vẫn có thể ngưng sự việc lại khi thanh toán [số nợ] vào ngày nhận được bức thư này.”
Khi bạn lên kế họach hành động bằng cách gửi thông báo nhắc nhở, hãy kết hợp nó với qui trình quản trị tín dụng chung. Hãy xác định bằng cách nào hệ thống này có thể liên kết với hệ thống nhóm khách hàng và ở giai đoạn nào thì cùng lúc bạn thông báo về các dịch vụ của công ty bạn hoặc của các cộng sự pháp lý phù hợp với khách hàng – con nợ.
Công nghệ viết thư
Cần phải nhớ là trong những hoàn cảnh khác nhau, với những con người cụ thể khác nhau thì tác động của thư từ cũng sẽ khác. Và mặc dù phần lớn thư từ được viết ra một cách “ngẫu hứng”, song vẫn tồn tại một số những động tác tuần tự đơn giản để viết ra một bức thư tốt đẹp:
1. Hãy viết ra hết những gì muốn nói rồi sửa lại cho đến khi bạn hài lòng.2. Quẳng ngay tờ giấy đã sửa và mạnh dạn vứt bỏ nó đi.3. Viết lại lần nữa. Chắc chắn lời văn phải mạch lạc, diễn đạt rõ ràng những gì bạn muốn nói.4. Nhờ một người khác (bạn bè, đồng nghiệp…) đọc lại bản thảo cuối cùng của bạn, sau đó theo dõi người đó đọc trên bản copy và đánh dấu những chỗ người đó đọc bị vấp (giả thiết là người đó đọc bản in rõ ràng, không phải là đọc bị vấp do chữ viết tay cẩu thả).5. Đọc lại bức thư lần nữa. Có lẽ nên sửa những chỗ mà người đọc bị vấp.6. Sửa lại lần cuối.7. Thư đã hoàn chỉnh
Logic cấu trúc bức thư, cũng như khi nói chuyện, vẫn phải tuân theo nguyên tắc sau:1. Chuẩn bị tinh thần (nêu các điểm tích cực trong công việc với khách hàng).a. Nêu các sự kiện đã liên kết bạn với khách hàng (con nợ).2. Mở đầu (yêu cầu thanh toán hóa đơn, nợ nần).a. Trình bày hậu quả có thể (biện pháp trừng phạt).b. Trình bày cách tránh hậu quả đó (cần phải thanh toán)
Vậy cấu trúc lời văn sẽ như thế nào?
Mục cơ bản đầu tiên là chuẩn bị tinh thần. Thực tế ở giai đoạn chuẩn bị này, tôi thường nói tôi thích làm việc với khách hàng ra sao. Tôi nói là khách hàng rất tốt.Mục thứ hai sẽ là phần mở đầu. Vì anh tốt nên anh hãy làm như tôi đề nghị.Mục 2a nói về khả năng trừng phạt. “Phạt là do lỗi mà anh gây nên”. Tôi giải thích cho KHÁCH HÀNG biết họ sẽ bị phạt thế nào.Và lúc đó, tại mục 2b, tôi lại nói “làm thế nào để khỏi bị phạt?” Làm thế nào ư? Thực tế chỗ này tôi chỉ nói: “Anh là người tốt nên hãy thanh toán khoản nợ đi. Nếu không thanh toán thì chúng tôi buộc phải bắt đầu nhờ đến pháp luật để đòi, nhưng anh có thể ngăn việc đó lại bằng cách thanh toán nợ”. Tôi đề nghị anh ta thanh toán để tránh bị trừng phạt. Cần phải nói không chỉ về khả năng trừng phạt mà phải nói cả biện pháp để tránh bị trừng phạt nữa. Việc người đó biết được khả năng tránh bị trừng phạt là rất quan trọng.
Xem lại mục 1a, đây cũng là phần quan trọng của bức thư – đó là sự tồn tại của hợp đồng. Tôi khẳng định là có hợp đồng rồi. Tức là anh đã thỏa thuận với chúng tôi là anh sẽ chấp nhận các điều kiện mà chúng tôi đưa ra khi cấp tín dụng. Chúng tôi có chứng cớ bản Hợp đồng đó. “Theo hợp đồng tín dụng, anh phải thanh toán khoản này. Vì anh không thanh toán nên buộc lòng chúng tôi phải có biện pháp trừng phạt. Nếu muốn tránh bị phạt thì anh phải thanh toán”. Đó, sơ đồ của cuộc trao đổi là thế đó. Có thể dùng sơ đồ này trong cuộc nói chuyện trực tiếp.Phần tái bút – PS (post scriptum) – cũng có tác động tốt. Bạn sẽ đọc đi đọc lại dòng tái bút mấy lần (ai cũng đọc dòng tái bút nhiều lần, có thể là vì nó ngắn). Tức là, người nhận thư sẽ đọc dòng tái bút, và đọc lại lần nữa. Hóa ra là trong tay bạn còn có một công cụ nữa cũng có tác dụng. Trong dòng tái bút ta sẽ viết: “Làm ơn thanh toán khoản nợ đó trước ngày này”. Hãy chú ý tới chi tiết: chúng ta kết thúc bức thư bằng câu có lời “làm ơn” này. Nếu làm theo đúng quy luật, nguyên tắc soạn thảo văn bản thì bạn không được phép dùng tái bút và phải đưa câu này vào chỗ tiêu đề. Phải làm sao để yêu cầu trả số tiền cụ thể trước một thời hạn cụ thể là một phần của tiêu đề. Điều đó cũng có tác dụng lắm.
Hiện tôi có một số phương án viết thư liên quan đến việc sử dụng những những nguyên tắc mà tôi đã nêu ra ở đây (xem thư mẫu ở phần phụ lục). Ví dụ bức thư này được viết cho ngân hàng:“Ông Nguyễn Hay Quên kính mến!
Rất cám ơn ông đã hợp tác với ngân hàng chúng tôi. Chúng tôi trân trọng và luôn ủng hộ mối quan hệ với những khách hàn như quý Ông. Chính vì thế, đề nghị quý Ông khẳng định cho chúng tôi là Hóa đơn số 44 ngày 12/10/2004 với số tiền 148 433 rúp đã được thanh toán.
Xin cảm ơn.Phụ trách tín dụng”Đây chỉ là thư nhắc nhở. Rất nhiều động từ. Thư này viết theo sơ đồ: Chúng tôi vui lòng hợp tác với anh, chúng ta có hợp đồng. “Anh chưa trả tiền – cái này đang tồn tại. Đề nghị hãy khẳng định việc thanh toán – đó là mấu chốt cơ bản của bức thư này.
Bức thư tiếp theo cũng tác động không kém (toàn văn bức thư nêu trong phụ lục). Thư này có tác động, mặc dù nó hơi dài (tức là vi hpạm nguyên tắc “hãy ngắn gọn”). Tôi phải dùng bức thư này vì nó hiệu quả. Bức thư này không nhắm vào người lãnh đạo mà nhắm vào chính người đang làm việc cụ thể trong công ty.“Kính gửi Đồng nghiệp Cho phép tôi được thông báo tới Ông là công ty đã nhận được Hóa đơn số 454 yêu cầu thanh toán cho dịch vụ đã được cung cấp ngày 30/06/2004.Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại (bằng văn bản, bằng Fax, thư điện tử…) nhưng rất tiếc, cho đến nay, chúng tôi vẫn không nhận được thông báo về việc thanh toán hóa đơn đó”…Ở đây có cả câu “Ông đã hứa…”. Trong thư có nói bóng gió đến việc “chúng tôi hiểu là tại sao lại có chuyện đó”. Tiếp theo đó là ám chỉ nhẹ nhàng về nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín của công ty đó.“Chúng tôi thực sự hy vọng rằng đó không phải là do khó khăn tài chính của quý Công ty”. Thực ra thì ta hiểu là nguyên nhân của việc không thanh toán đúng hạn có thể là do họ có “khó khăn tài chính”. Tiếp theo, ta lại ám chỉ nữa đến quyền hạn. Sau đó ta đề nghị hoặc là thanh toán, hoặc là ra văn bản chính thức từ chối. Lúc đó họ sẽ nghĩ: Thà trả nợ còn hơn là suốt ngày phải nhức óc với chuyện thư từ nhắc nợ. Bức thư này trình bày rất rõ ràng suy luận sau: “Chúng tôi đã làm xong phần mình – mọi việc đều tốt đẹp. Chúng tôi đã làm đúng yêu cầu của các anh rồi, giờ thì các anh phải trả tiền đi”. Đây là lá thư thứ hai và nó sẽ tác động đúng.
Còn giờ là bức thư khác, trong đó số nợ được nhắc lại vài lần.
“Thưa Ông Nikodimov,
Theo hợp đồng số 104/12, công ty Ông cần phải trả 10.482 rúp 22 cô pếch trước ngày 10/11/2004. Dù Ông đã hứa miệng ngày 13/11/2004, song chúng tôi vẫn chưa nhận được số tiền nói trên. Chúng tôi xin được thông báo rằng, chúng tôi buộc phải yêu cầu công ty Ông trả chúng tôi số tiền 10.482 rúp 22 cô pếch với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng.Để tránh biện pháp này, hãy làm ơn thanh tóan số tiền 10.482 rúp 22 cô pếch trước ngày 20/11/2004”.Khách hàng đọc thấy số tiền nhiều lần. Trước mắt anh ta đặt ra một nhiệm vụ rất bức bách. Ở đây chứng cứ hợp đồng cũng như yêu cầu trả tiền đã được sử dụng.
Thư nói về hình phạt, số tiền và bao gồm đề nghị làm sao để tránh hình phạt. “Thưa ông Dzinoviev!Chúng tôi buộc phải cưỡng chế khoản tiền 102.486 rúp. Số tiền này phát sinh từ việc ông không thực hiện hợp đồng số 4312 ký ngày 10/11/2004 (xem điểm 1.34.). Ông vẫn có thể tránh được việc cưỡng chế này bằng cách thanh toán số tiền 102.486 rúp vào ngày nhận được bức thư này”.
Tất cả đều rất rõ ràng: phạt do không thực hiện hợp đồng, và ông có thể tránh bị phạt, – bức thư nói về điều đó.Bức thư đầu tiên nói rằng chúng ta không nhận được thông tin. Yêu cầu là phải làm sáng tỏ. Bức thư thứ hai – đó là lời nhắc nhở nghiêm khắc, nhưng nó vẫn còn chưa quyết liệt. Đến bức thư thứ hai, chúng ta đã phải nhắc đến khỏan nợ. Bức thư thứ ba và thứ tư nói rằng hình phạt đã bắt đầu hiệu lực và nhiệm vụ của ông là trả tiền. Chúng tôi muốn nhận được tiền của ông.
Một vài phương án viết thư sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau và đối với các tổ chức khác nhau được đưa vào phần phụ lục. Còn dưới đây, tôi sẽ nói về những gì không nên làm khi viết thư:
1. Nhất quyết không viết thư bằng giấy màu. Chữ đen trên nền thư màu đỏ sẽ khiến người đọc có cảm giác khó chịu. Các màu khác cũng không hay lắm để bức thư trông có vẻ “nghiêm túc”. Hơn nữa, điều này chứng tỏ người viết không chuyên nghiệp.
2. Tránh phân đoạn văn bản bằng chữ in đậm. Nếu làm như vậy, bạn buộc người đọc bắt đầu đọc từ chỗ “in đậm”, chứ không phải là từ đầu. Đoạn văn bạn đang đọc “bị gãy” bởi chính từ in đậm. Điều này giống như việc phá vỡ kết cấu của văn bản. Chúng ta viết một văn bản theo trình tự, sau đó tách riêng số tiền ra. Khi đó, thực ra không hiểu là bạn viết một bức thư dài để làm gì? Khi muốn văn bản được đọc, bạn cần phải làm sao để từng phần riêng biệt của nó không đập vào mắt người đọc. Và khi đó, việc đọc toàn bộ văn bản mới có ý nghĩa. Nếu bỗng nhiên bạn cần phải tách một phần của văn bản, thì tôi khuyên bạn nên sử dụng chữ in nghiêng (italic) thay cho chữ in đậm. Sử dụng chữ in nghiêng không “làm gãy” văn bản, nhưng nó buộc người đọc phải “ngắc ngứ” trong lúc đọc. Nếu bạn quá muốn tách riêng số tiền ra, hãy viết thư theo cách để số tiền được đọc trong bức thư không chỉ một lần, mà là ba lần (hoặc hơn thế nữa). Ví dụ: “Ông đã ký hợp đồng với chúng tôi với số tiền này. Về phần mình ông đã không trả số tiền này”. Kết quả là số tiền này được tách ra một cách tự nhiên. Và đấy sẽ tác động mạnh hơn nhiều so với việc tách bằng chữ in đậm.
3. Nên viết thư bằng giấy dày (trên 80gr/m2), không sử dụng giấy có hình in chìm, in nổi, v.v. Khi giải quyết những vấn đề nghiêm túc, bạn nên viết thư trên giấy trơn, không cần sử dụng giấy in chìm, dày hơn. Hãy sử dụng giấy thường để viết, bởi vì những lọai giấy dày, sang trọng với hình in chìm in nổi thường được dùng để nâng cao uy tín công ty, trong khi bạn không cần điều này. Chẳng lẽ bạn muốn để khách hàng nảy sinh ý tưởng “họ đang sống tốt như vậy, việc gì phảt trả tiền cho họ”?
4. Tốt hơn là cũng không nên sử dụng logo. Làm như vậy, chúng ta sẽ để cho khách hàng thấy mối quan hệ của chúng ta đối với họ đã thay đổi. Khách hàng cần phải hiểu rõ rằng bức thư từ đâu tới – ghi rõ trên phong bì, những chi tiết xã giao, ghi rõ tên tổ chức của bạn. Logo có chức năng marketing, nhưng không có chức năng tạo ra áp lực.5. Đừng mắc lỗi khi viết họ tên khách hàng! Bạn càng viết chính xác họ tên bao nhiêu thì bức thư của bạn sẽ càng được xem xét nghiêm túc bấy nhiêu.Nguyên tắc quan trọng nhất khi viết thư: đừng sử dụng danh từ mà hãy sử dụng động từ. Chúng ta có xu hướng phức tạp hóa (thậm chí ở đây tôi sử dụng từ “xu hướng phức tạp hóa” thay vì nói “chúng ta phức tạp hóa”). Chúng ta đang làm phức tạp hóa. Chúng ta viết thư và sử dụng những từ phức tạp. Có những khái niệm là từ trừu tượng loại hai. Điều này liên quan đến ngữ nghĩa học, và tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây. Tôi chỉ nói đến vài từ. Khi mô tả hành động của mình, chúng ta viết hoặc nói: “Tôi làm cái này”. Tôi viết sách. Những có thể nói là đang diễn ra việc viết sách hoặc quyển sách đang được viết. Khi nói câu “tôi viết sách”, có nghĩa là tôi liên quan đến quyển sách bằng phương tiện là tôi viết sách. Ngoài ra, nó còn có nghĩa là tôi chịu trách nhiệm về quá trình đó. Nhưng như tôi vừa nói, “đang diễn ra việc viết sách”, ở đó, tôi đã loại mình ra khỏi quá trình này. Đơn giản chỉ là diễn ra việc viết sách. Bằng cách đó, tôi không chịu trách nhiệm về quyển sách nữa. Từ “việc viết” là từ trừu tượng loại hai (trong ngữ pháp những từ như vậy gọi là “động danh từ”). Động danh từ – là danh từ được cấu tạo từ động từ: từ “nói chuyện – cuộc nói chuyện, từ hứa – lời hứa, từ tôi đọc – việc đọc, v.v.
Từ trừu tượng loại một: Ví dụ: danh từ “tay”. Tay – đấy là sự vật mà ta có thể phô trương. Ngoài ra, khi ai đó nói “tay”, bạn hiểu rằng đang nói về tay như một loại sự vật, về “tay nói chung”. Cái “tay nói chung” này cũng sẽ là từ trừu tượng loại một (có nghĩa là sự vật được gọi bằng tên của danh từ, tồn tại, nhưng chúng ta nói về sự vật nói chung). Hãy hình dung tôi cần cho bạn thấy khỏan tiền phải trả. Tôi có thể cho bạn thấy nghĩa vụ trả tiền, cho thấy số tiền. Nhưng khỏan tiền như vậy không tồn tại. Tôi có thể trả, nghĩa là hoàn thành hành động. Đó cũng là sự khác biệt cơ bản của từ trừu tượng loại hai (các nhà ngôn ngữ học nói rằng đó là cái “không thể bỏ chung một giỏ được”.
Khi viết thư, nhiệm vụ của chúng ta là sử dụng động từ mô tả hành động. Khi chúng ta viết thư mà sử dụng quá nhiều danh từ (khoản tiền phải trả, trách nhiệm), thì bức thư sẽ trở nên khô cứng, thuần túy là báo tin, mà không kích động.Mong muốn của chúng ta (chúng ta muốn) là làm sao để bức thư trở nên kích động. Do đó mà nhiệm vụ của chúng ta là: sử dụng trong thư càng nhiều động từ càng tốt vì động từ luôn kích động.
PHẦN II
SERGEY PRESNHIAKOV (dịch từ E-xecutive )
Có lần, một nhóm tham gia hội thảo đã hỏi tôi:
– Thế bức thư nào có tác động nhất, theo ông?
– Có thể là bức thư như thế này: “Chào Ông. Ông đang nợ một khoản như thế này….Hãy thanh toán hết cho chúng tôi.” Và ký tên.Đương nhiên, đó là chuyện đùa thôi. Nhưng điều này chắc là sẽ có tác động đến người nhận. Bởi nó rất dữ dội.
Chuẩn mực viết thư đã được lập ra vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Và thời đó khác với bây giờ, đặc biệt là với thông tin văn bản. Giờ đây, sau 7-10 năm, có rất nhiều văn bản buộc chúng ta phải đọc, nghĩa là mọi thứ đập vào mắt chúng ta, trên các phương tiện giao thông, phim ảnh, tivi, nói chung là những thông điệp mang tính chất quảng cáo. Và trong quảng cáo thì chỉ rặt những động từ (hãy chờ, hãy tin, hãy ăn, hãy cầm lấy…). Còn chúng ta trở nên dễ dàng lĩnh hội các văn bản ngắn gọn, cụ thể hơn là quảng cáo. Chúng ta trở nên khó lĩnh hội những văn bản dài dòng, đặc biệt là những văn bản luật. Tôi thường cảm thấy mệt mỏi và rối rắm khi đọc những văn bản như thế và không đủ kiên nhẫn để đọc hết. Càng trẻ trung bao nhiêu, con người ta càng thụ động hơn trong phản ứng với việc nhận thư từ bởi họ đang sống trong một thời đại khác – thời đại của tốc độ.
Hãy tạo ra một bức thư ngắn gọn, có nội dung và điều cơ bản là, phải kích động.
Các thể loại thư từ
Thư thứ nhất: Thăm hỏi
Trong một số trường hợp, thật có lợi nếu tạo ra bức thư đặc biệt (xem Phục lục 1) mà với nó, bạn có thể thông báo cho khách hàng biết rằng họ đã thỏa thuận hợp tác với công ty bạn. Hãy tỏ ra vui vẻ lịch thiệp thông báo với họ rằng thời hạn thanh toán được gia hạn, mức tín dụng như thế nào…Hãy gửi những bức thư như vậy cho kế toán trưởng hoặc một người nào đó chịu trách nhiệm thanh toán khỏan nợ cho công ty bạn.
Thư thứ hai: Nhắc nhở
Các nguyên tắc chính:
1. Hãy tỏ ra thiện chí.
2. Hãy viết ngắn gọn .
3. Hãy nhắc nhở khách hàng về nội dung cơ bản của thỏa thuận.
4. Hãy để lộ rằng bạn tin tưởng khách hàng sẽ thanh toán khoản nợ.
Thư thứ ba: nhắc nợ gay gắt
Các nguyên tắc chính:
1. Hãy tỏ ra nghiêm khắv, viết ngắn gọn, nhưng cặn kẽ, súc tích.
2. Đính kèm phiếu thanh toán.
3. Nhắc lại các điều khoản hợp đồng.
4.Yêu cầu hoàn tất việc thanh toán ngay lập tức, hoặc gửi kế hoạch thanh toán (thư bảo đảm).
5. Hãy nằng nặc đòi thanh toán hoặc đòi phải trả lời bằng văn bản.
Thư thứ tư: Yêu cầu
Các nguyên tắc chính:
1. Hãy yêu cầu cụ thể và dứt khoát.
2. Hãy yêu cầu (tối thiểu) thanh toán một phần khoản nợ ngay lập tức.
3. Hãy sử dụng các công cụ gây tác động trực quan (hãy làm nổi bật bức thư của mình trong đống thu từ).4. Nên đính kèm bản sao phiếu nợ.
5. Thông báo về ngày bắt đầu có hiệu lực của các hoạt động kiện tụng ra tòa.
6. Hãy giải thích cho khách hàng biết cách làm thế nào để tránh được kiện tụng (thanh toán ngay).
Tác dụng của chữ ký
Nếu tôi gửi cho bạn bưu thiếp chúc mừng ngày lễ vớ chữ ký là Mikhail thì điều này không trung hòa tý nào. Còn nếu tôi viết dòng “Trưởng phòng kinh doanh Mikhail” thìbạn có thể nghĩ “Họ đang muốn bán món gì đây”. Nếu tôi ký “Chủ tịch công ty” thì bạn sẽ nghĩ rằng “À, họ tôn trọng mình”. Còn nếu tôi ký “ Trưởng phòng tín dụng” thì hẳn bạn sẽ tỏ ý nghi ngờ “Khoản nợ nào đây?” Nếu tôi ký “Luật sư” (Trưởng bộ phận pháp chế) thì điều này thường gợi cho người nhận mong muốn đọc lại văn bản một lần nữa: “Ý họ định nói gì giữa các dòng kia?” Tôi muốn bạn lưu ý đến tác dụng của chữ ký.Còn nếu nói điều gì hiệu quả hơn cả thì chúng ta có thể bắt đầu từ lá thư thứ hai, tốt hơn là có chữ ký của luật sư. Điều này khiến con nợ có cảm giác rằng, những gì bạn nói trong thư là rất nghiêm túc và chuyên nghiệp.
Như vậy, chữ ký xác lập văn cảnh của lá thư và tác động đến người nhận: tác động “mềm” nếu bức thư được ký bởi đại diện của bộ phận khách hàng (bộ phận bán hàng), vì với bức thư thế này, khách hàng sẽ nghĩ rằng, công ty quan tâm đến họ như một khách hàng chứ không phải đang mong được trả nợ.
Bức thư được ký bởi lãnh đạo công ty thường tạo ra ấn tượng trung hòa chính đáng. Một số người nghĩ rằng, chữ ký của lãnh đạo công ty thường mang tính chất hình thức, rằng đằng sau những chữ ký như vậy không tồn tại sự kiểm soát công nợ nào.
Hiệu quả hơn có lẽ là những bức thư được ký bởi “chuyên viên tín dụng”. Chuyên môn của người ở vị trí này có thể tạo ra hiệu ứng tốt đối với các nhân viên của công ty – con nợ.
Hiệu quả gay gắt hơn là những bức thư được ký bởi “luật sư” hoặc “Trưởng bộ phận pháp chế”. Chúng ta thường khó mà quên được chữ ký của đại diện bộ phận an ninh công ty, nhưng cũng thật là жестким, nếu như bức thư đề nghị khách hàng – con nợ của mình nên “tạm lánh đi đâu đó” nếu không thanh toán đúng hạn.
Tôi cũng muốn nhắc nhở các bạn một chút rằng, trong khi nói chuyện điện thoại/nói chuyện riêng với khách hàng – con nợ, nên sử dụng động từ. Nhiệm vụ của bạn không chỉ đơn thuần là viết thư mà là kích động họ trả nợ. Danh từ chỉ có chức năng thông báo, còn động từ thường kích động hơn, vì thế, nên sử dụng động từ.
Các phương pháp tạo ra sự khác biệt giữa thư đòi nợ và các loại văn bản, giấy tờ khác
Ta có thể tác động đến người nhận thư như thế nào?
Đương nhiên, cách chúng ta gửi thư cũng đóng vai trò quan trọng. Bức thư nghiêm trọng nhất có lẽ là bức thư được gửi qua nhân viên giao nhận (messenger). Khi đó, khách hàng – con nợ phải ký xác nhận vào tờ biên nhận. Cũng cần phải chú ý chi tiết này: nhân viên giao nhận phải “hành xử” đúng cách – giao văn bản đúng đối tượng, điều này tạo ra tác dụng về tâm lý đối với người nhận thư.
Phương pháp đơn giản nhất để làm nổi bật bức thư từ một mớ văn bản – sử dụng các loại giấy đặc biệt. Nếu như bạn sử dụng không phải là loại giấy A4 mà là В4 (format theo kiểu Mỹ) hay loại đặc biệt khác, lúc đó, người nhận sẽ giữ lá thư trong tay và hiểu rằng có điều gì đó đặc biệt hơn những thứ hàng ngày anh ta vẫn nhận. Điều này tạo ra sự chú ý hơn của người nhận đối với văn bản.
Một số công ty sử dụng các tờ giấy dán mua sẵn lên bì thư với thông tin được thể hiện trên đó rằng, bức thư này (thư nhắc nợ) nằm dưới sự kiểm soát đặc biệt. Điều này có vẻ như rất khác biệt so với chuẩn văn bản thông thường, nhưng lại rất hiệu quả. Nếu như bạn muốn sử dụng phương pháp ít tốn kém thì nên đặt mua một con dấu màu xanh có dòng chữ: “Văn bản này được Bộ phận Kiểm soát tín dụng giám sát chặt chẽ”. Bạn cũng có thể lập phiếu thanh toán có đề thời hạn rồi đóng dấu “Phiếu nhắc nợ lần…” Hoặc trong suốt bức thư, bạn cũng có thể sử dụng những dòng chữ màu được tạo ra một cách cố ý với mục đích nhắc nợ.
Cũng có thể có nhiều phương pháp khác có tác dụng. Một trong số đó được áp dụng khi bạn có nhiều con nợ. Bạn có thể tạo ra một bưu thiếp, trong đó viết rõ cách thức “Hãy thanh toán nợ”. Phương thức này tạo ra tác dụng tâm lý đối với người nhận.
Nhưng nếu nói về các phương thức chủ đạo, có lẽ tôi cần phải nhắc lại một chút rằng, chúng ta vẫn còn phong bì của bức thư. Trên phong bì, bạn có thể để dòng chữ màu đỏ, kiểu như “Thư nhắc nợ”. Và như vậy, rõ ràng là phong bì thư gắn liền với việc giám sát công nợ. Phong bì màu đen thường tạo ra tác động mạnh. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về chuyện này, bởi vì tôi đã từng nhận một chiếc phong bì như vậy.
Khoảng chừng mười một năm về trước, tôi làm việc cho một công ty, và vào buổi sáng, tôi có cuộc hẹn. Nhưng tôi không đến vào buổi sáng sớm (tôi có cuộc gặp với khách hàng). Tôi nhớ là, khi bước vào văn phòng, mọi người có vẻ rất bận bịu, một cô bé đồng nghiệp bước tới chỗ tôi nói:– Misa, trên bàn anh có “cái đó” đấy!
Tôi cảm thấy thật thú vị. Bàn làm việc của tôi luôn sạch sẽ, ngăn nắp, và bởi vậy mà sự hiện diện của chiếc phong bì màu đen trên bàn tạo ra một sự khác biệt thật sự. Khi nhìn thấy lô gô trên bì thư, tôi liền hiểu rằng, đơn giản đó chỉ là giấy mời đi triển lãm. Đó là bức thư từ một trong những khách hàng của tôi. Sự việc này khiến tôi nhớ rất lâu, và nó rất quan trọng khi ta muốn nhớ.
Cũng có một công ty đã sử dụng mùi vị để gửi thư. Hãy thử hình dung: gửi cho khách hàng mùi cá ươn hoặc một thứ gì đó không được dễ chịu lắm. Đương nhiên, tình thế này cho ta biết rằng, mối quan hệ của hai bên không thể là chuyện “cơm lành canh ngọt” được.
Giả dụ bạn phải làm việc với các tổ chức có cơ cấu phát triển nhiều tầng và bạn muốn hiểu bức thư của mình tác động thế nào đến cơ cấu nhiều tầng lớp này, hãy thử nhớ lại bộ phim “Nhà tù Shawshank” (The Shawshank Redemption) được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Steven King để tìm cho mình phương thức hợp lý nhất.
Nhân vật chính của bộ phim – một tù nhân – kẻ “thấp cổ bé họng” và đáng khinh miệt nhất trong xã hội với hai án chung thân, đang chết héo trong nhà tù Shawshank. Anh ta viết một bức thư cho thượng nghị viện của bang (cơ quan cao nhất trong bậc thang xãhội). Anh ta viết mỗi tuần một bức thư, đúng tuần tự như vậy. Sau 1 năm 4 tháng,thượng nghị viện quyết định gửi cho tên tù nhân một tấm séc trị giá 50 đô la. Người tùhiểu rằng, anh ta đã được để ý đến. Vậy anh ta phải bắt đầu làm gì đây? Anh ta viết hai bức thư mỗi tuần. Và sau bốn tháng, người ta gửi đến cho anh ta một đống tiền – khoản tiền cần thiết cho việc cải tạo, nâng cấp thư viện nhà tù.
Lá thư có thể được coi là phương tiện lý tưởng để tác động đến ai đó. Những giấy tờ đơn giản thường không được để ý lắm trong các cơ quan tổ chức. Người ta nhận công văn, xếp chúng vào tập bìa còng rồi quên bẵng chúng. Và chúng sẽ chẳng có tác động gì đến tổ chức họ nếu những lá htư này cứ nằm yên trong tập hồ sơ. Nhưng nếu như bạn “dội bom” bằng việc gửi nhiều thư nhắc nợ, tập bìa còng kia sẽ đầy. Người ta buộc sẽ phải tạo ra một tập bìa còng riêng biệt cho bạn bởi bạn viết quá nhiều. Hiệu ứng này được gọi là “hiệu ứng bìa còng” và chắc chắn nó luôn gợi cho khách hàng của bạn nhớ tới sự hiện diện của những bức thư nhắc nợ dày cộp trong tập bìa còng. Trong các tổ chức nhiều tầng lớp, chi nhánh, bạn nên duy trì cách gửi thư liên tục.
Thư điện tử
Nguyên tắc chung
1. Tần suất và áp lực
Bạn có thể gửi nhiều thư nhắc nợ qua Internet, tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng, “trận dội bom” của bạn có thể khiến khách hàng – con nợ chán ngán mỗi khi nhìn thấy thư của bạn. Bạn có thể nhắc khéo, và lập tức chấm dứt “trận dội bom” nếu khoản nợ đã đượcthanh toán.
2. Viết rất ngắn (bức thứ nhất có thể cụ thể một chút, còn các thư sau nên chỉ vài ba dòng)
3. Post Scriptum (P/S) là bắt buộc
Về tác dụng của phần này tôi đã nói trong bài trước rồi, vậy nên sẽ không nhắc lại nữa.
4. Sử dụng màu nền cho bức thư và nội dung
Thư điện tử có nhiều lợi thế cho bạn khi chọn lựa màu. Bạn có thể sử dụng nền chuẩn và tạo ra cho mình sự hòa trộn giữa màu chữ cũng như nền thư. Hãy thử pha một chút màu đỏ hơn, một chút màu đen hơn và một chút vàng hơn.
Sự khác biệt duy nhất trong thư điện tử sẽ là những gì mà chúng ta viết ở dòng “ra lệnh”Nội dung bức thư điện tử hầu như không khiến tôi bận tâm, nhưng tôi lại rất quan tâmđến dòng tiêu đề của nó. Cũng giống như trong sms, điều quan trọng là ở đó có dòng “ra lệnh” theo kiểu tái bút: “hãy thanh toán ngay cho SSS khoản tiền …trước ngày….” .Phương pháp này khá là hữu hiệu. Và cho dù người nhận không đọc nội dung bức thưthì họ không thể nào không đọc dòng tiêu đề được. Và chắc chắn là dòng tiêu đề đó ít nhiều có tác động đến họ.
SOURCE: BUSINESS WORLD PORTAL
Trích dẫn từ: http://www.bwportal.com.vn/index.php?cid=4,4&txtid=2906
Chia sẻ:
- Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Tumblr (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới)
- Thêm
- Bấm để chia sẻ lên Reddit (Mở trong cửa sổ mới)
Thích điều này:
Đang tải...Related
Filed under: Hợp đồng |
« TRAO ĐỔI VỀ BÀI “TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HÌNH THỨC LỖI ĐẾN VIÊC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIÊM HỢP ĐỒNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRUNG THỰC VÀ THIÊN CHÍ” VĂN HÓA DOANH NGHIỆP: "SÚNG LỤC" ĐÃ BẮN »Gửi phản hồiHủy
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Cập nhật thông tin qua Thư điện tử
Địa chỉ thư điện tử (email)
Theo dõi
Tham gia cùng 5.315 người đăng ký khác-
Học để tích lũy giá trị bản thân;
Học để hiểu cuộc sống có thể không công bằng, nhưng kẻ vô lại nhất cũng phải được tiếp cận công lý;
Học để có niềm tin, để hoàn thiện không ngừng những gì với mình là đúng;
Học để biết cách chấp nhận thất bại và hiểu chiến thẳng phải đến từ đẳng cấp.
-
VỀ NGƯỜI VIỆT, ĐẤT VIỆT
Paul Giran – Tham biện, Phụ trách công việc Hành chính dân sự của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1901
Tổng kết, không có khả năng quan niệm những ý tưởng quá trừu tượng, tinh thần của họ chỉ có thể vận dụng được khi có sự hiện diện của những chủ thể có thực, người An Nam không có năng lực để cảm nhận những cảm nghĩ quá phức tạp.
Nguồn: Paul Giran “Tâm lý người An Nam”, NXB: Nhã Nam – Hội Nhà văn Việt Nam.
-
Ý KIẾN CHUYÊN GIA
ALAIN LACABARATS – Chánh tòa, Tòa Phúc thẩm Paris, Cộng hòa Pháp
Tôi có thể hiểu được những khó khăn hiện nay của Việt Nam.
Nhận xét thứ nhất là, phải xem xét lại hệ thống lý luận về các ngành luật.
Nhận xét thứ hai là, tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, ở Việt Nam, tồn tại một Luật Hôn nhân và Gia đình riêng biệt với Bộ luật Dân sự, quy định về hôn nhân, gia đình là các quy định cơ bản đến mức phải nằm trong Bộ luật dân sự. Có thể các bạn có lý do để làm như vậy, nhưng dù sao là một luật gia Pháp, tôi vẫn rất ngạc nhiên khi thấy các bạn có luật riêng về lĩnh vực này.
Nhận xét cuối cùng là, thẩm phán (ở Việt Nam) không có quyền giải thích pháp luật. Tôi nghĩ rằng, thẩm phán không thể áp dụng pháp luật mà không giải thích nó, vì khi đọc bất cứ một văn bản pháp luật nào, chúng ta cũng đều nhận thấy rằng, không thể áp dụng văn bản đó một cách cơ học mà không có giải thích đó chính là trách nhiệm của thẩm phán. Tất nhiên, việc giải thích pháp luật cũng phải có giới hạn vì không thể lấy cớ là giải thích pháp luật để bóp méo một văn bản pháp luật nào đó. Tóm lại, tôi cho rằng, không thể áp đặt thẩm phán áp dụng pháp luật một cách thuần túy mà không có quyền giải thích pháp luật”.
Nguồn: Hội thảo “Bộ luật Dân sự sửa đổi”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 28-30/10/2002.
More >>>
-
TRANG THÔNG TIN ĐANG ĐƯỢC KHẮC PHỤC LỖI KỸ THUẬT, CÓ THỂ GÂY KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRA CỨU, MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM.
Website Cơ quan Tư pháp
- 1. Bộ Tư pháp
- 10. Sổ tay Thẩm phán trực tuyến
- 2. Cục Đăng ký Quốc gia GDBĐ
- 3. Đăng ký trực tuyến giao dịch, tài sản
- 4. Tòa án nhân dân tối cao
- 5. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- 6. CSDL Quốc gia về văn bản pháp luật
- 7. Bản án, quyết định của Tòa án
- 8. Án lệ
- 9. Khởi kiện trực tuyến
Website Giảng viên luật
- 1. Chia sẻ Thông tin Luật học
- 2. Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
- 4. Luật Tài chính
- 6. Nhà nước và pháp luật
Website Đào tạo & Nghiên cứu KHPL
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Luật TPHCM
Websites Thông tin KT - XH - Pháp lý
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
- Tạp chí Kiểm sát
- Tạp chí Tòa án nhân dân
- Từ điển kinh tế học Anh – Việt
Thư giãn
THẢO LUẬN
Dịch vụ Công chứng on LUẬT TÀI SẢN trước thử thách s… Duong Nguyen on MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP L… Luật Nam Sơn on MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP L… landviet on SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013: Qua… landviet on XÁC ĐỊNH VIỆC GÓP VỐN và giấy… landviet on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ… landviet on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ… landviet on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ… lê khắc huy on CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ… Ngọcquang on Khái quát về lịch sử ra đời, p… landviet on LUẬT ĐẤT ĐAI đã công bằng với… Hùng on KỸ NĂNG CHUẨN BỊ HỒ SƠ B… Hùng Nguyễn on SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013: Qua… Hùng on LUẬT ĐẤT ĐAI đã công bằng với… Hùng Nguyễn on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ… Số lượt truy cập
- 29.761.388 hits
Who's Online
23 visitors online now10 guests, 13 bots, 0 membersOther languages (for reference purposes only)
-
Linkedln Facebook Twitter
WP Designer.
HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vnKhám phá thêm từ THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.
Nhập email của bạn…
Theo dõi
Tiếp tục đọc
Go to mobile version %dTừ khóa » Thư Nhắc Nhở Là Gì
-
Mẫu Thư Nhắc Nhở Thanh Toán Mới Nhất 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu Email Nhắc Nhở Và Tiêu Đề - LiveAgent
-
Hướng Dẫn Thư Nhắc Nhở Là Gì Mới Nhất - Auto Thả Tim Điện Thoại
-
Thư Nhắc Nợ (Lần Cuối) 2022 - Contracts-vn
-
Mẫu Thư Nhắc Nhở Thanh Toán Mới Nhất 2022
-
Mẫu Nhắc Hẹn Trả Tiền (Past Due Reminder Letter) - Luật Minh Khuê
-
Thư đòi Nợ Theo Quy định Mới Nhất Của Pháp Luật Năm 2022
-
Thư Nhắc Nhở - Từ điển Dịch Thuật Tiếng Anh
-
[Hướng Dẫn] Cách Viết Thư đòi Nợ Khách Hàng Khéo Léo, Lịch Sự
-
Mẫu Thư Nhắc Nhở Thanh Toán Mới Nhất 2022
-
Mẫu Thông Báo Công Nợ, Công Văn đòi Nợ, Nhắc Nợ Năm 2022
-
THU HỒI NỢ QUA ĐIỆN THOẠI – 5 THỦ THUẬT NHẤT ĐỊNH PHẢI ...
-
11 Bí Quyết "Vàng" Thu Hồi Nợ Cho Doanh Nghiệp Mà Bạn Nên Biết