NGHỆ THUẬT Kể CHUYỆN Của Tô HOÀI TRONG TRUYỆN NGẮN Vợ ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Báo cáo khoa học
NGHỆ THUẬT kể CHUYỆN của tô HOÀI TRONG TRUYỆN NGẮN vợ CHỒNG a PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.54 KB, 68 trang )

NGHÊ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA TÔ HOÀI TRONG TRUYỆN NGẮNVỢ CHỒNG A PHỦDẪN NHẬP1.Lý do chọn đề tài2.Lịch sử vấn đề3.Đối tượng nghiên cứu4.Phạm vi nghiên cứu5.Phương pháp nghiên cứu6.Cấu trúc đề tàiCHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI1.1. Nghệ thuật kể chuyện trong văn học1.2. Tác giả Tô Hoài1.2.1. Cuộc đời1.2.2. Sự nghiệp sáng tác1.3. Tác phẩm1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác1.3.2.Cốt truyện và chủ đềCHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA TÔ HOÀI TRONG TRUYỆNNGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ.2.1. Người kể chuyện trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.2.1.1. Khái niệm người kể chuyện2.1.2. Điểm nhìn trần thuật2.1.3. Vai trò của người kể chuyện2.2. Cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện trong truyện ngắn “Vợ chồng APhủ” của Tô Hoài.2.2.1. Cốt truyện tự sự2.2.2. Ngôn ngữ kể chuyện2.2.3. Giọng điệu kể chuyện2.3. Thời gian và không gian trần thuật trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” củaTô Hoài.2.3.1. Thời gian trần thuật2.3.2. Không gian trần thuậtKẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢODẪN NHẬP1.Lý do chọn đề tàiTô Hoài là một nhà văn có sức viết dồi dào, sung mãn, đã ghi tên mìnhvào làng tự sự Việt Nam với một phong cách thuần hậu, thủ thỉ, gần gũi trìumến. Truyện ngắn sau 1945 được Tô Hoài sáng tác trong một bầu không khímới của lịch sử, với sự biến chuyển trong nhận thức và đây là kết quả củanhững chuyến thâm nhập thực tế. Với 33 truyện ngắn, có thành công và cũngcó điều dở nhưng phải thừa nhận rằng Tô Hoài đã góp thêm một tiếng nói, mộtlối tự sự vào văn học Việt Nam hiện đại.Một trong những tác phẩm thành công nhất là tập Truyện Tây Bắc, đâylà kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với con người và cuộcsống ở biên giới miền Tây Bắc đất nước, là kết tinh quá trình tích lũy sự hiểubiết của nhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước Cách mạng và khi tiếpxúc với cách mạng mà trước kia có thể là chưa ai mô tả. Nổi bật lên trong tậpTruyện Tây Bắc là thiên truyện Vợ chồng A Phủ. Ở tác phẩm này, Tô Hoài đãkết hợp được sở trường mô tả thiên nhiên, phong tục với khả năng thể hiện đờisống nội tâm nhân vật, đánh dấu một bước phát triển của nhà văn về tư tưởngvà nghệ thuật.Khi nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học chúng ta không thể khôngnhắc đến nghệ thuật kể chuyện hay còn gọi là nghệ thuật trần thuật, nghệ thuậttự sự. Đó là phương diện thi pháp quan trọng, là linh hồn, là cốt lõi của một tácphẩm, đồng thời cũng là dụng công, tâm huyết của nhà văn khi sản sinh ra đứacon tinh thần của mình. Vì thế, để tìm hiểu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ củaTô Hoài, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài trongtruyện ngắn Vợ chồng A Phủ” để thấy được nét đặc sắc và tinh tế trong thiêntruyện này.2.Lịch sử vấn đềNghiên cứu nghệ thuật kể chuyện hay chính là nghiên cứu cấu trúc tự sựhọc trong văn học được giới nghiên cứu và phê bình đặc biệt quan tâm. Ra đờitừ năm 1969, thuật ngữ “tự sự học” là danh xưng do nhà nghiên cứu TezvetanTodorov đưa ra khởi đầu cho một ngành nghệ thuật nghiên cứu tự sự. Đây là sựtiếp nối cho công trình nghiên cứu Thi pháp học của Aristote. Trong công trìnhnày đã chỉ ra cấu trúc cơ bản của một văn bản tự sự.Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử có công trình nghiên cứu Tựsự học và Lại Nguyên Ân có công trình Về việc mở ra môn trần thuật học trongngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam là những bước đầu ghi dấu ấn nghiên cứutự sự trong văn học.Riêng về nhà văn Tô Hoài, có một số bài nghiên cứu, thảo luận đi sâuvào những phương thức, kĩ thuật viết truyện ngắn như ngôn ngữ, cấu trúc thờigian; kết cấu, bố cục: Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay củaTô Hoài(Võ Xuân Quế) ; Truyện viết về loài vật của Tô Hoài(GS. HàMinh Đức); Tô Hoài qua tự truyện (Vân Thanh) ; Nhà văn và những con chữ(Định Hải); Cảm nhận thời gian của Tô Hoài (Nguyễn Long); Tiểu thuyếtcủa Tô Hoài(Niculin); Tô Hoài: truyện phong tục, thôn quê và loài vật(Thế Phong) … Tuy chưa có một bài nghiên cứu nào đi sâu vào nghệ thuật kểchuyện trong truyện ngắn của Tô Hoài song, các bài nghiên cứu đều chỉ ra vàcó phát hiện về cách kể, cách kết cấu riêng trong truyện ngắn của ông. Nhìnchung vẫn chưa có bài nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề nghệ thuật kể chuyệntrong truyện ngắn nói chung, cũng như trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ nóiriêng.3.Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu bao gồm các lý thuyết về Tự sự học để làm rõnghệ thuật kể chuyện; và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.4.Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu ở đề tài này bao gồm một số khía cạnh của nghệthuật kể chuyện: người kể chuyện, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu, thời gianvà không gian trần thuật.5.Phương pháp nghiên cứuĐể thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng kết hợp một số phươngpháp nghiên cứu cơ bản sau:-Phương pháp nghiên cứu lí thuyết-Phương pháp phân tích tổng hợp-Phương pháp thống kê6.Cấu trúc đề tàiĐề tài “Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồngA Phủ” ngoài phần mở đầu và kết luận còn bao gồm hai chương:Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn lien quan đến đề tài.Chương 2: Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài trong truyện ngắn Vợchồng A Phủ.Trong Chương 2 này tôi tìm hiểu về người kể chuyện, cốt truyện, ngônngữ, giọng điệu, thời gian và không gian trần thuật trong truyện ngắn Vợchồng A Phủ.CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊNQUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.1. Nghệ thuật kể chuyện trong văn họcKhi nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học chúng ta không thể khôngnhắc đến nghệ thuật kể chuyện hay còn gọi là nghệ thuật trần thuật, nghệ thuậttự sự. Đó là phương diện thi pháp quan trọng, là linh hồn, là cốt lõi của một tácphẩm, đồng thời cũng là dụng công, tâm huyết của nhà văn khi sản sinh ra đứacon tinh thần của mình. Khi chúng ta tiếp xúc với một tác phẩm văn học:truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,… là chúng ta đang tiếp cận với một câu chuyện,người đọc cứ dần dần đắm mình vào thế giới của câu chuyện đó. Để có một tácphẩm lay động được tâm hồn của người đọc, mỗi nhà văn không chỉ sáng tạora một câu chuyện cảm động mà còn là cách đưa câu chuyện đến với độc giả.Có thể thấy, vấn đề nghệ thuật kể chuyện chiếm vị trí khá quan trọng trong việctạo nên thành công cho tác phẩm. Ngày nay, người ta không quá quan tâm đếnnội dung câu chuyện mà họ quan tâm nhiều hơn cả là cách nhà văn kể câuchuyện đó.Khái niệm Narratology (tiếng Anh) Narratologie (tiếng Pháp) đượcdịch là nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự. Đây làkhái niệm thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình vănhọc. Nghệ thuật kể chuyện hay nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sựcũng đều là phương thức tái hiện đời sống.Khi bàn đến các phương tiện cơ bản của miêu tả tự sự, G.N.Pospelovtrong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học xác định: “Đóng vai trò quyết địnhtrong loại văn học tự sự… là sự trần thuật học, tức là một câu chuyện về các sựkiện xảy ra được kể từ phía người khác” [7; 66]. Bên cạnh đó, ông còn chỉ racác thành phần cơ bản của nghệ thuật kể chuyện: “Với sự trợ giúp của trầnthuật, miêu tả, bình luận, lời nói nhân vật trong các tác phẩm tự sự, cuộc sốngđược nắm bắt một cách tự do và sâu rộng” [7; 68].Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là một phương thức tái hiệnđời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó, tác phẩm tự sự bao giờ cũng cócốt truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ,nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình, kịch”.Có thể nói, nghệ thuật kể chuyện có một vai trò hết sức quan trọng trongtác phẩm văn học bởi thông qua cấu trúc trần thuật đó người đọc không chỉbiết được điều nhà văn muốn nói mà còn biết cách nhà văn nói ra điều đó. Đểlàm được điều đó một tác phẩm văn học cần có sự đóng góp của nhiều thànhtố: vai trò của người kể chuyện, sự chuyển đổi phương thức trần thuật, điểmnhìn trần thuật, kết cấu, giọng điệu, không gian,thời gian,… Kết cấu trần thuậtgắn liền với sự phát triển của cốt truyện. Nhà văn đã sử dụng những thủ pháp,phương thức này để mang câu chuyện đến với độc giả, bộc lộ cách lý giải cuộcsống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.Yếu tố đầu tiên làm nên thành công cho tác phẩm văn học chính làcốt truyện (plot), có vai trò quan trọng bậc nhất không thể thiếu. Loại bỏ cốttruyện, tác phẩm văn học sẽ chuyển sang một dạng văn bản khác. Cốt truyện làtoàn bộ những sự kiện mà nhà văn đã kể lại trong văn bản tự sự mà người đọccó thể kể lại được. G.N.Pospelov trong công trình Dẫn luận nghiên cứu vănhọc cho rằng: “cốt truyện là tiến trình của các sự kiện” [7; 63]. Nhà nghiên cứuV.B.Shklovsky cũng đề xuất cách hiểu: “cốt truyện là cách sắp xếp các sự kiện,sự việc, tình tiết của chúng trong văn bản nghệ thuật”. Trong cuốn 150 thuậtngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: “cốt truyện là sự phát triển hành động,tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trongcác tác phẩm trữ tình”. Tuy mỗi nhà nghiên cứu có những định nghĩa khácnhau nhưng đều nhấn mạnh đến vai trò quan trọng không thể thiếu của hệthống sự kiện. Cốt truyện trong tác phẩm văn học đã giúp bộc lộ tính cách nhânvật, thể hiện xung đột xã hội, và bộc lộ phong cách, tài năng của nhà văn.Vấn đề người kể chuyện cũng đóng vai trò không kém trong mỗi tácphẩm văn học, đó là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôihiện đại. Tác giả không thể trần thuật nếu thiếu người kể chuyện. Theo Từ điểnthuật ngữ văn học thì : “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trầnthuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể vớimột nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả (ví dụ “tôi” trong “Đôi mắt” của Nam Cao ), dĩ nhiên không nên đồng nhấthoàn toàn với tác giả ngoài đời ; đó có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giảsáng tạo ra ( ví dụ “Người điên” trong Nhật ký người điên của Lỗ Tấn ); cũngcó thể là người viết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặcnhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm mộtcái nhìn và một sự đánh giá, bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lậptrường xã hội cho cái nhìn của tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con ngườivà đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh…”.Yếu tố không gian, thời gian cũng là một trong những mối quan tâmcủa nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình trong việc tìm ra ý nghĩa của câuchuyện. Không gian trong tác phẩm văn học, chịu sự chi phối một cách chủquan của người sáng tác hay người kể chuyện, đó là môi trường để nhân vậtxuất hiện và hoạt động. Nó thuộc về cấu trúc nội tại của tác phẩm, góp phầnxây dựng hình tượng trong tác phẩm văn học. Với tư cách là một “mã nghệthuật”, không gian được xem xét như một quan niệm về thế giới và con người,như một phương thức chiếm lĩnh hiện thực đời sống một cách đặc thù, là mộthình thức thể hiện tư tưởng thẩm mĩ, tình cảm, cảm xúc của con người. Mỗiloại hình chiếm lĩnh không gian bằng cách thức của riêng mình. Nhà văn sángtạo không gian từ câu chữ, từ cách kết cấu câu văn.Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về khônggian như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiệntượng xung quanh đời sống con người” [12; 633]. Còn định nghĩa về khônggian nghệ thuật trong văn học, Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ vănhọc: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuậtthể hiện tính chỉnh thể của nó” . Trần Đình Sử lí giải thêm: “không gian nghệthuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”. Ông còn khẳng định mộtcách hết sức chắc chắn: “không có hình tượng nghệ thuật nào không có khônggian, không có một nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”,và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiệncon người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”. Như vậy, khônggian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật.Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ýnghĩa biểu tượng nghệ thuật”. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm vănhọc bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủthể trong không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra trong mộttrường nhìn nhất định.Trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu (voice) cũng là một yếu tố cơbản. Phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của người sáng tạo, giọng điệu cóvai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả (gián tiếp quahình tượng người kể chuyện). Giọng điệu được thiết lập từ mối quan hệ giữangười kể với người nghe từ thế giới sự kiện được miêu tả và tạo thành giọngđiệu trần thuật. Giọng điệu chính là một trong những “chìa khoá” quan trọngđể giải mã bức thông điệp thẩm mĩ của nhà văn. Nó là một yếu tố nghệ thuậtnhưng lại mang tính nội dung rất rõ. Do đó, trong quá trình đọc hiểu tác phẩmkhông thể không nghiên cứu giọng điệu, không thể không chú ý khai thác hiệuquả thẩm mĩ mà giọng điệu đem lại cho độc giả, đặc biệt với những tác phẩmvăn học.Một phương diện không thể thiếu trong nghệ thuật kể chuyện đó làngôn ngữ kể chuyện hay còn gọi là ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tự tự. Ngônngữ trần thuật giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống phương thức tựsự, nó là sự thể hiện trên nền hiện thực toàn bộ tư tưởng, tình cảm của nhà văn,giọng điệu tác phẩm, cấu trúc tác phẩm. Qua ngôn ngữ trần thuật, người đọcnhận ra phong cách, cá tính của tác giả. Đối với nhà văn, ngôn ngữ trong tácphẩm văn học là sự khúc xạ của ngôn ngữ đời sống. Song đây là thứ ngôn ngữđã được lựa chọn, được sắp xếp và được cách điệu hóa theo ý muốn chủ quancủa nhà văn. Ngôn ngữ trần thuật (lời người kể chuyện) là phần lời độc thoạithể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện (sản phẩm sang tạocủa tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhấttrong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu tượng ngônngữ. Chẳng hạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, bên cạnh việc sử dụng cáctừ ngữ tả thực sắc sảo, vẽ ra thần sắc của từng nhân vật, tình huống, nhiều lúcnhà thơ còn sử dụng các từ tao nhã, quý phái theo nguyên tắc hoán dụ để miêutả như: “thu thủy, xuân sơn”, “hoa cời ngọc thốt”, “trong ngọc trắng ngà”,“mai cốt cách, tuyết tinh thần” đồng thời xây dựng lời trần thuật, cô đúc dướihình thức tiểu đối, đối xứng, trùng điệp, hài hòa, có khả năng gây ấn tượngcảm xúc mạnh: “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”, “ Hoa trôi giạtthắm, liễu xơ xác vàng”. Những đặc điểm này cho thấy tác giả không chỉ táihiện chân thực cuộc sống, mà còn muốn miêu tả một cách thẫm mĩ, trangtrọng, cổ điển.Ngôn ngữ trần thuật có thể có một giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật) hoặccó hai giọng (mỉa mai, lời nửa trực tiếp) thể hiện sự đối thoại với ý thức khácvề cùng một đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ trần thuật dưới hình thức lới ngườikể chuyện ngoài đặc điểm như trên còn mang thêm các sắc thái, quan điểm bổsung do lập trường, đặc điểm tâm lí, cá tính của nhân vật – người kể chuyệnmang lại.Qua đây, có thể thấy nghệ thuật kể chuyện là những thủ pháp, phươngthức mà nhà văn sử dụng để kể chuyện. Nó góp phần lớn trong việc xem xétđánh giá nhân vật, sự kiện cũng như tái tạo câu chuyện. Mỗi yếu tố của nghệthuật kể chuyện đều có vai trò, ý nghĩa làm nên sức hấp dẫn khác nhau củanghệ thuật kể chuyện, tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện với người đọc vàphong cách sáng tạo độc đáo của nhà văn.1.2. Tác giả Tô Hoài1.2.1. Cuộc đờiTô Hoài (27/9/1920 – 6/7/2014). Tên thật là Nguyễn Sen. Ông có cácbút danh khác như: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa (dùng choviết báo). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ HoàiĐức.Quê nội ông ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Tuynhiên, Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, phủHoài Đức (nay thuộc phường Nghĩa Đô, Hà Nội).Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công: dệt lụa. Học hếtbậc tiểu học, sau đó Tô Hoài vừa tự học, vừa làm đủ các nghề để kiếm sống:thợ thủ công, dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn… Những tác phẩm đầutiên của ông được in trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy vào cuốinhững năm 30 của thế kỉ XX.Năm 1938, ông tham gia Hội Ái hữu công nhân rồi tham gia phong tràoThanh niên phản đế. Năm 1943, gia nhập tổ Văn hóa cứu quốc đầu tiên tại HàNội.Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài tham gia phong trào Nam tiến, rồilên Việt Bắc làm báo Cứu Quốc, chủ nhiệm tờ Cứu quốc Việt Bắc, chủ bút Tạpchí cứu quốc.Từ năm 1951 về công tác ở hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957 đượcbầu làm Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1958 – 1980 tiếp tục tham giaBan chấp hành, Phó tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1966 – 1996: chủtịch Hội Văn nghệ Hà Nội.Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.1.2.2. Sự nghiệp sáng tác1.2.2.1. Những chặng đường sáng tác Trước Cách mạng tháng Tám:Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám. Những sáng tácđầu tay của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Tuyxuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài đã sớmkhẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng mộtloạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như : Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người(1941), O chuột (1942), Trăng thề (1943) Nhà nghèo (1944 ). Từ các tác phẩmnày, người đọc dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ thuậtcủa ông. Sau này, Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện về việc ôngđến với nghề văn, ông viết : “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba năm trướcCách mạng tháng Tám, 1945 mà tôi viết như chạy thi được năm truyện dài,truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi nhưDế mèn thì mấy chụctruyện, cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tôi không nhớ hết. Cũng chẳngcó gì lạ. Viết để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy”.Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành hai loạichính là : truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo.Qua những truyện về loài vật tiêu biểu như : O chuột, Gã chuột bạch,Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực..., người đọc nhận thấy,nhà văn thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bày tỏmong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, một cuộc sốngtốt đẹp mang tính không tưởng.Trước hết, với Dế Mèn phiêu lưu kí, tài năng nghệ thuật của Tô Hoàiđược bộc lộ ở nhiều phương diện. Bằng cách quan sát, cái nhìn tinh tế về loàivật, kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn cácem vào thế giới loài vật bé nhỏ gần gũi, hấp dẫn và kì thú qua hình ảnh của: DếMèn, Dế Trũi như anh em kết nghĩa vườn đào, sẵn sàng quên mình vì bạn, vìnghĩa lớn. Xiến Tóc trầm lặng, vừa yêu đời vừa chán đời. Chị Cào Cào ồn àovà duyên dáng. Bọ Ngựa kiêu căng, ngạo mạn. Cóc huênh hoang, dở hơi. Ếchthông thái giả. Anh chàng Kỉm Kìm Kim hèn đớn. Cậu công tử bột Chim ChảNon có mẽ mà đầu óc lại rỗng tuếch,... Từ đời sống và tích cách của từng convật, nhà văn nhằm bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh, về khát vọngchính đáng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui, về tìnhthương, lòng chân thành và sự đoàn kết. Bởi thế câu chuyện về chú Dế Mènkhông chỉ có ý nghĩa dành cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho cả xãhội. Nó thực sự mang giá trị lâu bền trong đời sống tinh thần của con người,cũng vì thế, dù ở đâu và ở thời kì nào, người đọc vẫn tìm thấy bao điều thú vị,bao bài học ý nghĩa từ tác phẩm này. Sau này, Tô Hoài tâm sự: “Cách hiểu thếgiới đại đồng của Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc… là cách hiểu chủ nghĩa cộngsản của tôi với vẻ đẹp và cả cái trống rỗng thiếu sót trong suy nghĩ của tôi”.Viết về loài vật, Tô Hoài đã dành khá nhiều trang để thể hiện chân thật,sinh động họ nhà chuột. Các chủng loại chuột như : chuột nhắt, chuột cống,chuột cộc, chuột bạch, chuột xù..., xuất hiện trong các tác phẩm của ông vớinhững đặc điểm, thói quen riêng và cả những mối quan hệ của chúng. Trong sốnhững truyện viết về chuột thì truyện Gã chuột bạch đã để lại cho người đọcbao điều suy nghĩ. Cuộc sống của vợ chồng chuột bạch là “vẩn vơ tìm nhữnghạt gạo tẻ mà người ta rắc vào một cái đĩa ở đáy lồng”, là “đánh vòng”, dựavào lồng “ngủ đứng”. Ngay cả khi có dịp ra khỏi lồng chúng vẫn không lấy gìlàm thích thú mà “ngơ ngác nhìn quanh quẩn. Như là họ hít phải cái không khílạ. Như là họ hít phải cái không khí lạ. Như là họ chẳng quen bò giữa nơikhoáng đãng. Và họ lại nối đuôi nhau , tha thẩn, từ từ bò vào, cũng như lúc bòra”. Có thể nói, qua cảnh sống của vợ chồng chuột bạch, Tô Hoài đã phê pháncách sống nhàm chán, buồn tẻ và vô vị, cũng như tâm lí chấp nhận, lệ thuộccủa một lớp người trong xã hội, đồng thời muốn thức tỉnh những ai đang lâmvào cảnh sống đó.Nhiều loài vật khác qua cách miêu tả của Tô Hoài tạo cho người đọcdấu ấn lâu bền. Đó là gã mèo mướp “lừ đừ nghiêm nghị tựa một thầy dòng,trên mình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả.Lúc nào cũng nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm”. Đó làcậu gà trống gi “bé nhỏ sống côi cút một thân, một mình” thuở nhỏ, nhưng khilớn lại có “bộ mặt khinh khỉnh ta đây” và cũng rất đa tình, “có tật mê gái, nhưcái tính chung của loài gà - cả của loài người - khi mới lớn lên”, bỏ nhà ra đi vìái tình, hay dễ quên đi ái tình cũ để “lần mò đi tìm một vài ái tình khác”. Vớichàng gà chọi “nhất sinh chỉ có một nghề đi đánh lẫn nhau cho người ta xem”,“lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân tay”, quả không đủ chữ nghĩa để “tả cái oailẫm liệt của chàng”. Chàng ta không thiết gì đến con cái, trong đầu “chỉ đennhững ý tình ma chuột”, hay “đi ve gái”, thế mà khi Một cuộc bể dâu xuấthiện, họ nhà gà chết dần, chết mòn, chàng gà chọi dù anh hùng, lẫm liệt nhưngrồi cũng “tắc thở” để lại “một mình chị mái già, ra lại vào, ngẩn ngơ”. Với vợchồng Đôi gi đá “tựa vợ chồng quê mới rủ nhau lên tỉnh. Họ lờ khờ, ngẩn ngơ,xấu xí - nghĩa là đặc nhà quê”. Chúng cần mẫn xây tổ ấm, sống hạnh phúc,“bình lặng, chịu khó, ít ồn ã”, chờ ngày đẻ trứng, chờ ngày trứng nở, chờnhững đứa con lớn lên từng ngày... Thế rồi, Tết đến, tiếng pháo nổ đón xuân vềvô tình đã làm tan tác gia đình chúng. Nghe tiếng pháo “kinh khủng nổ vangđộng trong cây, cả nhà cuống cuồng bay đi”. Cuộc sống của đôi vợ chồng chimgi đá rồi sẽ như thế nào trong cảnh tan tác đó đã khiến cho người đọc phảingậm ngùi, xót xa. Còn Mụ ngan với “cái tính ngu tối, chậm chạp” đến mứcnhững đứa con của mình gặp nạn, hay bị chết vẫn vô tình, thản nhiên. Kể cảkhi bị đá, bị đuổi đánh,“bị bỏ tù” thì “chúng vẫn không hiểu chi”. Hơn thế nữakhi “chồng mụ” bị làm thịt, mụ vẫn “thản nhiên”, mụ ngan chỉ nhớ rõ “khi cóhạt ngô đo đỏ, hạt thóc vàng vàng, tàu lá xanh xanh thì xô đến mà khởi sự ăn”.Cùng với hình ảnh của những loài vật trên là của chú chó Đực ham vui,“la cà” với “hàng tá nhân tình” nên bị người ta thiến. Đực “buồn thỉu, buồnthiu, đi lừ khừ quên cả ăn uống”. Tuổi xuân của Đực qua nhanh, nó trở nên“lạnh lùng với cuộc đời và lạnh lùng với tháng ngày”, nó “lặng lẽ sống cáicuộc đời tàn cục buồn thiu”, “héo hắt dần”. Tác phẩm kết thúc với sự xuất hiệncủa một con chó khác cũng “khỏe và béo lẳn” nhưng rồi thân phận của nó chắcgì đã khác với con Đực.Tóm lại, thế giới loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài thật độc đáo. Thếgiới ấy gợi lên ở người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xãhội. Có lẽ, từ trước cho đến nay, trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nàoviết về loài vật nhiều và đặc sắc như Tô Hoài.Bên cạnh truyện viết về loài vật, mảng truyện viết về cảnh sống đóinghèo cũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động. Cuộc sống cùngquẫn bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đấtkhách quê người, những người thợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từngtrang sách với tất cả niềm cảm thông chân thành của nhà văn. Đó là thân phậncủa bà lão Vối trong truyện Mẹ già buộc lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vàocon. Chỉ vì một con lợn sổng chuồng mà bà bị chính con gái mình chửi rủa chìchiết đủ điều. Với cách nghĩ của con gái bà thì bà chẳng khác gì người đi ởmướn, chị ta đã quát : “Thế tôi nuôi bà để làm gì mà bà lại không trông đượccon lợn?”, thậm chí, không cho bà ngủ ở nhà trên mà đuổi bà xuống bếp nằmngủ ở đống rơm. Sáng ngày hôm sau cả nhà ăn uống nhưng hình như họ đãquên là có bà hiện diện trong cuộc sống của gia đình mình. Đó là số phận củachị Hối trong truyện Ông cúm bà co, bị ốm nhưng không có thuốc men chữachạy, rồi bệnh nặng dần vì kém hiểu biết, mê tín, kết cục phải “ra đồng” bỏ lạimấy đứa con thơ dại. Đó còn là tấn bi kịch của anh Gà Gáy trong truyện ngắncùng tên. Từ đâu lưu lạc tới không ai rõ, chịu khó làm ăn cho đến khi có một“gia đình nho nhỏ, đề huề sống yên vui” ... Thế nhưng, vì cơn ghen vô cớ củaanh khiến người vợ bỏ đi biệt tích. Đứa con, niềm an ủi duy nhất đối với anhngã bệnh, hết tiền chạy chữa, trong lúc khốn cùng đành liều đi ăn trộm để rồi bịbắt, cùng lúc đó đứa con cũng chết. Từ đó “Gà Gáy sống còm cõi một mình”.Cay đắng hơn là số phận của bé Gái trong cảnh Nhà nghèo. Nó sinh ra tronggia đình nghèo khổ, túng thiếu và nhiều lần chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau.Nó bị rắn cắn chết trong khi cùng với cha mẹ cố tìm miếng ăn cho gia đình,“người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết ra cả”. Cảnh đó thật xót xa, thêthảm.Còn biết bao những cảnh đời khác như cảnh Hương Cay trốn nợtrong Khách nợ, cảnh xung đột của gia đình anh Hối trong Buổi chiều ở trongnhà, cảnh tình duyên của cô Lụa trong Lụa,... Tất cả cảnh đời của họ đều gợicho người đọc bao điều suy ngẫm và nỗi trăn trở về hiện thực cuộc sống nhiềubất hạnh đó.Đáng chú ý ở thời kì này, Tô Hoài cũng có những khát vọng thoát khỏibế tắc, thoát khỏi cuộc sống nhàm chán buồn tẻ và vô vị, hay ước mơ của môtchàng trai về “một trận mưa rào cho lòng người hả hê và cho trời quangđãng” và hãy cất bước vào một buổi mai, nhắm về phía “chân trời mới đỏ thắmmàu hi vọng”, mặc dù vì nghèo nên anh không lấy được người mình yêu. “Sựnghiệp anh không có”, “nhà anh thanh bạch quá”, “bấy nay anh chỉ có một tấmlòng”(Xóm Giếng ngày xưa).Tóm lại, trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã có khi bế tắc trướccuộc đời nhưng cuối cùng nhà văn vẫn đứng vững ở vị trí của một nhà văn hiệnthực. Tâm hồn của Tô Hoài bao giờ cũng có được vẻ đẹp trong sáng, đáng trântrọng trong cảnh đời đen tối thời kì này. Ở đề tài nào và đối tượng khám phánào, thế giới nghệ thuật của Tô Hoài trước cách mạng đều thấm đượm tínhnhân văn và mang dấu ấn khá sâu đậm về một quãng đời của ông. Ông quanniệm :“ Những sáng tác của tôi đều miêu tả tâm trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi,mọi cái của mình quanh mình. Những nghèo đói, cùng túng, đau đớn. Phần nàonhẹ nhàng hay xót xa, hay ngịch ngợm và đá chút khinh bạc là phần nào conngười và tư tưởng tiểu tư sản của tôi”(Một quãng đường). Sau Cách mạng tháng Tám:Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có sự chuyển biến mạnh mẽ về tưtưởng và sáng tác. Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng không dừng lại quálâu ở Tô Hoài. Ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và sángtạo thành công nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau. Trongđó, tiểu thuyếtMiền Tây của ông đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội Nhàvăn Á Phi vào năm 1970.Bước chuyển trong sáng tác của Tô Hoài được thể hiện rõ ở cả chủ đềvà đề tài. Tô Hoài không bó hẹp nội dung và đối tượng phản ảnh trong phạm vicủa một vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội nơi ông từng gắn bó, mà ông cònhướng đến một không gian rộng lớn, đến với cuộc sống của nhiều lớp người,nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất là miền núi Tây Bắc. Tây Bắc khôngcòn là miền đất xa lạ, nó đã trở thành quê hương thứ hai của Tô Hoài. Ông viếtvề Tây Bắc không chỉ bằng tài năng nghệ thuật, vốn sống phong phú, mà cònbằng cả tình yêu đằm thắm thiết tha như chính quê hương mình. Bởi lẽ, với TôHoài: “Đất nước và người miền Tây đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều quá”,hình ảnh Tây Bắc “lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâmtrí tôi”, nó có sức ám ảnh mạnh mẽ khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo và thúcđẩy nhà văn viết thành công nhiều tác phẩm về miền đất này. Trên cơ sở đó, cóthể xem ông là nhà văn của miền núi Tây Bắc, là một trong những người đặtnền móng cho nền văn học viết về đề tài Tây Bắc.Tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài viết về miền núi là tập truyện NúiCứu quốc(1948). Ở tác phẩm này ông đã thể hiện được cảnh sống vất vả, thiếuthốn, nhưng giàu nghĩa tình đối với cách mạng, cũng như ý chí quyết tâm chiếnđấu của đồng bào miền núi. Tuy nhiên, tác phẩm này còn nặng về thể hiện,miêu tả các tài liệu, bề mặt của vấn đề mà ít đi vào khám phá chiều sâu, bảnchất của nó để rồi “chết chìm trong tài liệu” như nhà văn đã tâm sự trong Mộtsố kinh nghiệm viết văn của tôi. Vì thế, tác phẩm trên còn thiếu sự sinh động,thiếu sức hấp dẫn đối với người đọc.Phải đến Truyện Tây Bắc, Tô Hoài mới có được sự thành công đặc sắc ởmảng đề tài về miền núi Tây Bắc. Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phongphú về Tây Bắc, ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗiđau thương, khổ nhục của họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dânphong kiến.Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứumường, Vợ chồng A Phủ. Hình ảnh người lao động miền núi Tây Bắc nghèokhổ, mà nhất là người phụ nữ trong tập truyện này được Tô Hoài miêu tả vớitất cả niềm cảm thông sâu sắc. Cảnh đời của Mị, một cô dâu gạt nợ chết dần,chết mòn trong địa ngục trần gian của nhà thống lí Pá Tra, hay thân phận củacô Aûng, từ cô gái có vẻ đẹp nổi tiếng ở Mường Cơi bị xem như món đồ chơiqua tay nhiều quan châu, quan lang, chúa đất cho đến khi tàn tạ trở thành bàlão Ảng ăn mày..., đã để lại cho người đọc biết bao điều suy nghĩ về cuộc sốngđắng cay, tủi nhục của người phụ nữ Tây Bắc dưới sự đè nén áp bức nặng nềcủa thực dân và phong kiến ở miền núi. Mặt khác, qua tập truyện trên, Tô Hoàiđã khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người miền núi Tây Bắc,cũng như lí giải thành công về con đường tất yếu họ phải tìm đến để thoát khỏicuộc sống bị đọa đày áp bức đó là con đường cách mạng.Có thể nói, Truyện Tây Bắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trêncon đường sáng tạo nghệ thuật, và bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của Tô Hoàivề mối quan hệ giữa nghệ thuật với cách mạng.Tài năng nghệ thuật của Tô Hoài khi viết về miền núi càng về saucàng được phát huy và khẳng định qua nhiều tác phẩm khác từ sau 1955như : Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ MaiChâu,... Nhà văn tiếp tục ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của các dân tộc ở miền núiTây Bắc trong đời sống kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội thông quanhững hình ảnh thực như : Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày), Kim Đồng (dân tộcNùng), Giàng A Thào, Vừ A Dính (dân tộc Hmông)... Tất cả họ đều thủychung, gắn bó son sắt với cách mạng và cuộc đời mới. Nhiều người đã ngãxuống vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho quê hương đất nước. Chủ nghĩaanh hùng cách mạngTrong số tác phẩm viết về miền núi Tây Bắc sau 1955 của Tô Hoài, tiểuthuyết Miền Tây là tác phẩm nổi bật nhất. Miền Tây có cốt truyện xoay quanhsự đổi đời của gia đình bà Giàng Súa nhờ cách mạng. Cách mạng đã đem lạicho gia đình bà nhiều niềm vui giản dị trong cuộc sống đời thường. Các con bànhư Thào Khay, Thào Mị đã trở thành cán bộ gương mẫu góp phần làm nên sựđổi thay trong cuộc sống cho quê hương Tây Bắc. Bên cạnh đó, với Miền Tây,Tô Hoài đã có thêm những nét mới về nghệ thuật trong cách triển khai cốttruyện, dựng cảnh, cách khai thác các chi tiết nghệ thuật, và nhất là việc xâydựng thành công một số nhân vật mang tính điển hình tạo nên ở người đọc dấuấn sâu bền như : Giàng Súa, Thào Khay, Vừ Sóa Tỏa. Đặc biệt, nhà văn có sựkết hợp hài hòa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn trong quá trình sángtạo. Chính điều này đã góp phần làm nên vẻ đẹp rất chân thật mà cũng rất giàuchất thơ mộng lãng mạn cho Miền Tây.Sống trong cuộc đời mới, nhà văn Tô Hoài cũng “ôn chuyện cũ”, ngòibút của ông hướng về xã hội trước Cách mạng tháng Tám từ cách nhìn, sự suyngẫm sâu sắc hơn theo thời gian và những trải nghiệm trong cuộc sống. Ở tiểuthuyết Mười năm, với tầm nhận thức mới và từ chỗ đứng của cuộc sống hiệntại nhiều đổi thay mang ý nghĩa lớn trong đời sống dân tộc, Tô Hoài đã phảnảnh chân thật và sinh động hơn cảnh sống bi thảm, đói nghèo, cùng quẫn ở mộtvùng quê ven đô, nơi mà nhà văn đã chứng kiến và trải qua cùng với bao sốphận khác. Đồng thời, qua Mười năm, nhà văn cũng thể hiện được quá trìnhgiác ngộ cách mạng của quần chúng cũng như sức mạnh của họ trong cácphong trào đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân phongkiến. Đi đầu trong phong trào đấu tranh là lớp thanh niên như Lạp, Trung, Lê,Ba,... Họ tiếp thu ánh sáng lí tưởng mới, và hăng hái nhiệt tình tham gia cáchoạt động để đem lại sự đổi thay cho cuộc sống.Ở Mười năm, còn một số chi tiết có thể gạt bỏ để tác phẩm có thể hoànthiện hơn, nhưng điều cần nhận thấy, ở tác phẩm này Tô Hoài với tầm nhậnthức mới đã phát huy được sự sắc sảo trong cách quan sát và bút pháp thể hiện.Sau tiểu thuyết Mười năm, Tô Hoài còn viết nhiều tác phẩm khác vềngoại thành Hà Nội như : Quê người, Quê nhà, Những ngõ phố, người đườngphố, và gần đây là Chuyện cũ Hà Nội (hai tập). Điều đó cho thấy vốn sống,nguồn tư liệu, cũng như nguồn cảm hứng sáng tác của Tô Hoài về Hà Nội vôcùng phong phú đa dạng. Từ các tác phẩm viết về Hà Nội của ông, người đọccó điều kiện hiểu hơn về phong tục, nếp sinh hoạt, tên gọi phố phường, conngười Hà Nội trải dài suốt cả thế kỉ XX trong cuộc sống đời thường và cả trongchiến tranh.Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài cònđạt được thành tựu đặc sắc ở thể kí. Nhiều tác phẩm kí của ông xuất hiện saunhững chuyến đi lên Tây Bắc như Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, hay đi thămnước bạn như Tôi thăm Cămpuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng songcửa,... Đặc biệt, Tô Hoài có các tập hồi kí gắn liền với bao nỗi vui buồn và mơước của tuổi thơ, bao kỉ niệm về những bạn văn, đời văn của ông như Tựtruyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều. Từ các tập hồi kí này, người đọc có điềukiện để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật, thân phận, nhân cách nhà văntrong hành trình văn chương của ông và một số nhà văn khác. Cách viết hồi kícủa Tô Hoài rất linh hoạt biến hóa, các sự kiện được khai thác theo mạch liêntưởng và đan xen lẫn nhau nên luôn tạo được sức hấp dẫn đối với người đọckhông thua kém gì so với thể loại khác.Bên cạnh những mảng sáng tác trên, Tô Hoài còn tiếp tục viết khá nhiềutác phẩm cho thiếu nhi như : Con mèo lười, Vừ A Dính,Đảo hoang, Chuyện nỏthần, Nhà Chử,… Ở mảng sáng tác này, ngay cả khi tuổi tác không còn trẻ TôHoài vẫn có được cách cảm nhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợpvới tâm hồn, nhận thức của tuổi thơ, để cùng các em đến với một thế giới biếtbao điều kì thú. Trên cơ sở đó góp phần bồi đắp vẻ đẹp và sự trong sáng, cao cảcho tâm hồn trẻ thơ.Tóm lại: Những sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám đãkhẳng định được vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộcđời mới. Ông xứng đáng là một tấm gương trong sáng trong lao động nghệthuật để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.1.2.2.2. Một số tác phẩm chính:* Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám :Dếmènphiêulưukí (1941), Quêngười (1941), Ổchuột (1942), Giăngthề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944).* Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám :- Truyện ngắn : Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện TâyBắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Kháctrước(1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972).- Tiểu thuyết : Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông senvàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tựtruyện(1978), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1980, Giải Anăm 1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988).- Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Thành phố Lênin (1961), Tôi thămCămphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978), Hoahồng vàng song cửa (1981). Cát bụi chân ai (1992).- Truyện thiếu nhi : Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)- Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác : Một số kinh nghiệm viết văn củatôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật vàphươngpháp viết văn (1997).Tô Hoài có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt Dế mènphiêu lưu kí được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.Nhìn chung, Tô Hoài là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn và cũngsớm tham gia hoạt động cách mạng. Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào ông cũngđạt được những thành công đặc sắc. Đặc biệt là ở những tác phẩm viết về loài vật vàmiền núi Tây Bắc. Tô Hoài luôn có những cố gắng tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệthuật, đó là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ý nghĩalâu bền ở tác phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của người đọc nhiều thế hệ.1.3. Tác phẩm1.3.1. Hoàn cảnh sáng tácTruyện Tây Bắc được sáng tác năm 1953. Cuối năm 1952, nhà văn TôHoài tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Sau đó Tô Hoài đi sâu vàonhững khi du kích của đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng núi cao như:Mường La, Tú Lệ, Thuận Châu (Sơn La), Phú Nhung, Tuần Giáo, Điện Biên(Lai Châu). Chuyến đi kéo dài tám tháng đã để lại trong tác giả những ấntượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp về một “Tây Bắc đau thương và dũng cảm”.Tô Hoài kể lại: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám thángấy là đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôikhông thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủtiễn tôi ra khỏi dốc núi làng Tà Sua, đưa rồi cùng vẫy tay gọi theo “Chéo lù!,Chéo lù!” (Trở lại! Trở lại!)… Hai tiếng “Trở lại! Trở lại!” chẳng những nhắctôi có ngày trở lại, phải đem trở lại cho những người thương ấy của tôi một kỉniệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện lại cả cuộc đời người HMôngtrung thực, chí tình, dù gian nan đến thế nào; bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộđội, bao giờ cũng mong an hem trở lại.” (Một số kinh nghiệm viết văn của tôi– Tô Hoài. 1959). Chính vì vậy mà tới mùa thu 1953 Tô Hoài viết xong tậpTruyện Tây Bắc. Trong đó Tô Hoài tập trung và làm nổi bật lên hình ảnh conngười các dân tộc Tây Bắc đã chịu đựng cực khổ trong những năm giặc chiếmnhưng lòng luôn hướng về kháng chiến, quật cường và bất khuất chiến đấu chotới ngày hoàn toàn giải phóng. Tác phẩm in rõ dấu ấn phong cách nghệ thuậtđộc đáo của Tô Hoài, màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ, chất trữ tình thấmđượm, ngôn ngữ và lời văn giàu giá trị tạo hình. Tập Truyện Tây Bắc là mộtthành quả mới, một bước phát triển mới về tư tưởng và nghệ thuật trong cuộcđời sáng tác văn chương của ông.Tác phẩm được tặng giải nhất về truyện, kí (đồng hạng với Đất nướcđứng lên – Nguyên Ngọc) giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 –1955.Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Cứu đất cứu mường: Truyện diễn tả quang cảnh một khu du kíchngười Dao tổ chức như thế nào, chống càn như thế nào, và lồng vào đó câuchuyện thương tâm của mẹ con bà Ảng. Mường Giơn: Viết về dân tộc Thái, nhưng trong đó tác giả có nhắcđến người Dao, ông nói nhiều đến tinh thần kháng chiến của người Dao và mốiquan hệ tốt đẹp của người Thái và Dao, Kinh và Dao. Vợ chồng A Phủ: Viết về hai chặng đường đời của Mị và A Phủ:những ngày ở Hồng Ngài trong nhà thống lí Pá Tra và khi chạy sang Phiềng Sa– nên vợ nên chồng, gặp gỡ cách mạng và trở thành du kích. Vợ chồng A Phủlà đứa con tinh thần sau nhiều suy nghĩ suy nghĩ trăn trở của tác giả về đờisống và tâm hồn người miền núi. Truyện ngắn được xem là món quà ân tìnhmà tác giả dành cho đồng bào dân tộc vùng cao phía tây bắc của tổ quốc.Tóm tắt truyện “Vợ chồng A Phủ”:Truyện Vợ chồng A Phủ có cốt truyện khá đơn giản, bám sát theo diễnbiến cuộc đời hai nhân vật chính và được trình bày theo trình tự thời gian.Truyện kể về cuộc đời hai thanh niên dân tộc Mèo ở vùng Tây Bắc. Mịvốn là cô gái trẻ đẹp nhưng bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra ởHồng Ngài. Mị bị bóc lột và sống cuộc đời đọa đày, tủi nhục, sống lùi lũi nhưcon rùa nuôi trong xó cửa. Mị sống mà chẳng khác nào như đã chết. Trongcảnh sống tăm tối đó Mị vẫn khao khát hạnh phúc. Vào đêm tình mùa xuân,tiếng sáo của thanh niên nam nữ đã đánh thức trong Mị niềm khát khao tự dovà hạnh phúc. Mị muốn đi chơi nhưng A Sử đã trói đứng Mị vào cột nhà.Còn A Phủ là một thanh niên nghèo, mồ côi có tài săn bắn và siêng nănglao động. Vì đánh A Sử nên A Phủ bị phạt nợ trở thành người ở trừ nợ. Một lầnA Phủ để mất một con bò, A Phủ bị quật hình trói đứng suốt mấy ngày đêm.Cảm thương người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây trói cho A Phủ, cả hai chạy khỏinhà thống lí.Đến Phiềng Sa, họ trở thành vợ chồng, cùng nhau xây dựng cuộc sốngmới. Nhưng giặc Tây đến bắt lợn của A Phủ, bắt anh về đồn và hành hạ, A Phủtrốn thoát, nhưng cuộc sống bị bế tắc. Vào lúc đó, cán bộ kháng chiến A Châuđã đến và giác ngộ cách mạng cho vợ chồng A Phủ, họ kết nghĩa anh em, cùngnhau kháng chiến chống thực dân Pháp và tay sai. A Phủ trở thành đội viên dukích tham gia đánh giặc giải phóng bản mường.1.3.2. Chủ đềCon đường đi và số phận của hai người thanh niên Mèo – Mỵ và A Phủ,khá tiêu biểu cho vận mệnh lịch sử của nhân dân các dân tộc thiểu số miền núitrong cách mạng. Đấy là con đường từ tự phát đến tự giác đấu tranh chống đếquốc và phong kiến, từ trong đau khổ tăm tối vươn ra ánh sáng, dưới sự dìu dắtcủa cán bộ Đảng. Trong quá trình ấy, những người nông dân lao động nghèokhổ ở miền núi đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp và trở thành những quầnchúng cách mạng, những con người mới.Có thể xem nhận định trên là chủ đề truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Cùngvới hai truyện nữa trong tập Truyện Tây Bắc, Vợ chồng A Phủ là tác phẩmthành công xuất sắc đầu tiên về đề tài miền núi trong trong nền văn xuôi cáchmạng hiện đại. Có thể nói, Tô Hoài đã góp phần đổi mới đề tài miền núi trongnền văn học ta từ trước cho đến lúc đó. Với Truyện Tây Bắc, hình ảnh chânthực của các dân tộc miền núi trong quá trình phát triển cách mạng đã đượcphản ánh vào văn học, với hai vấn đề cơ bản là đấu tranh chống đề quốc vàphong kiến.Ở truyện Vợ chồng A Phủ, trong khi tập trung diễn tả quá trình đến vớiCách mạng của các nhân vật, tác giả cũng đồng thời đề cập đến những vấn đềcó ý nghĩa trong cuộc sống của nhân dân miền núi: vấn đề giải phóng phụ nữ,vấn đề tình yêu và hạnh phúc của thanh niên… Những vấn đề ấy làm sâu sắcvà phong phú thêm ý trung tâm của tác phẩm.CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA TÔ HOÀI TRONGTRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ.2.1. Người kể chuyện trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của TôHoài.

Tài liệu liên quan

  • Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật mị trong truyện ngắn Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật mị trong truyện ngắn " Vợ Chồng A Phủ"
    • 3
    • 5
    • 85
  • Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài - văn mẫu Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài - văn mẫu
    • 3
    • 3
    • 32
  • Phân tích nhân vật mị để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn vợ chồng a phủ của tô hoài Phân tích nhân vật mị để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn vợ chồng a phủ của tô hoài
    • 3
    • 4
    • 17
  • Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Hãy phân tích để chứng minh cho ý kiến trên. Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Hãy phân tích để chứng minh cho ý kiến trên.
    • 2
    • 631
    • 0
  • Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh ý Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh ý
    • 3
    • 548
    • 0
  • Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ
    • 1
    • 4
    • 19
  • Phân tích nhân vật Mị để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài Phân tích nhân vật Mị để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài
    • 3
    • 1
    • 8
  • nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu
    • 97
    • 896
    • 1
  • Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật mị trong truyện ngắn vợ chồng a phủ của tô hoài Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật mị trong truyện ngắn vợ chồng a phủ của tô hoài
    • 4
    • 2
    • 11
  • Ý nghĩa của tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn vợ chồng a phủ  của tô hoài Ý nghĩa của tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn vợ chồng a phủ của tô hoài
    • 1
    • 2
    • 7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(363 KB - 68 trang) - NGHỆ THUẬT kể CHUYỆN của tô HOÀI TRONG TRUYỆN NGẮN vợ CHỒNG a PHỦ Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Kể Chuyện Vợ