Nghệ Thuật Kiến Trúc Và điêu Khắc Thời Lê Sơ Có Gì Nổi Bật - LuTrader

Cần thấy được điểm khác thời Lẽ sơ so với thời Lý - Trần là Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý — Trần,

Nội dung chính Show
  • Câu hỏi:Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?
  • Giải thích của giáo viên Top lời giải về lý do chọn đáp án A
  • Câu hỏi bổ sung kiến thức về Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ
  • Mục lục
  • Kiến trúc và điêu khắcSửa đổi
  • Âm nhạcSửa đổi
  • Âm nhạc cung đìnhSửa đổi
  • Âm nhạc dân gianSửa đổi
  • Xem thêmSửa đổi
  • Tham khảoSửa đổi
  • Chú thíchSửa đổi
  • Video liên quan

Đề bài

Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào? Có gì khác thời Lý - Trần?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào những kiến thức đã học bài 12, 15, 20 để so sánh, đánh giá. 

Lời giải chi tiết

* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:

- Về giáo dục, thi cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. 

- Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học:

Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: các bộ chính sử Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lý – Trần muốn được bổ nhiệm chức quan thì phải xuất thân từ quý tộc, còn thời Lê sơ đa số dân đều đi học và được phép dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.

- Thời Lý – Trần đạo Phật rất được trọng dụng. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tương.

Loigiaihay.com

Nghệ thuật Đại Việt thời Lê Sơphản ánh các loại hình nghệ thuật của nướcĐại Việttừ năm 1428 đến năm 1527, chủ yếu trên lĩnh vựckiến trúc,điêu khắcvàâm nhạc. Vậy Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào? Cùng Top lời giải trả lời chi tiết cho câu hỏi này nhé

Câu hỏi:Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?

A.Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.

B.Kinh thành Thăng Long

C.Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa

D.Các dinh thự, phủ chúa to lớn.

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa)

Giải thích của giáo viên Top lời giải về lý do chọn đáp án A

- Hoàng thành Thăng Long(Hán-Việt: Thăng Long Hoàng thành) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thànhThăng Long-Đông Kinhvà tỉnh thànhHà Nộibắt đầu từ thời kì tiềnThăng Long(An Nam đô hộ phủthế kỷ VII) qua thờiĐinh-Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thờiLý,Trần,Lêvà thànhHà Nộidướitriều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triềuvuaxây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống cácdi tích Việt Nam.

- Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa như: Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, Chùa Mật Đa, chùa Thanh Hà, Chùa Đót Tiên. Các ngôi chùa này là nghệ thuật kiến trúc thời Trần

- Các dinh thự, phủ chúa to lớn là đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc thời Trịnh – Nguyễn.

- Thành điện Lam Kinh xưa được xây dựng theo địa thế “tọa sơn hướng thủy”, một tiêu chuẩn vàng trong phong thủy của người Á Đông. Phía Bắc của kinh thành dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu, có núi Chúa làm bình phong, phía Đông là rừng Phú Lâm, còn phía Tây được bảo vệ bởi núi Hương và núi Hàm Rồng. Là công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê sơ

>>> Xem thêm: Nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ

Câu hỏi bổ sung kiến thức về Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ

Câu 1: Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

A.Phật giáo.

B.Nho giáo

C.Thiên chúa giáo.

D.Đạo giáo.

Lời giải:

Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

Đáp án cần chọn là:B

Câu 2: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ?

A.Hồng Đức bản đồ.

B.An Nam hình thăng đồ.

C.Lập thành toán pháp.

D.Dư địa chí

Lời giải:

Có hai tác phẩm tiêu biểu thuộc thành tựu toán học thời Lê sơ là: Đại thành toán pháp và Lập thành toán pháp.

Đáp án cần chọn là:C

Chú ý

Các tác phẩm ở đáp án A, B, D: là các tác phẩm tiêu biểu thuộc lĩnh vực địa lí học

Câu 3:Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển nhất dưới triều vua nào?

A.Lê Thái Tổ

B.Lê Thái Tông

C.Lê Thánh Tông

D.Lê Nhân Tông

Lời giải:

Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) giáo dục khoa cử phát triển thịnh nhất, tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên

Đáp án cần chọn là:C

Câu 4: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?

A.Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.

B.Kinh thành Thăng Long

C.Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa

D.Các dinh thự, phủ chúa to lớn.

Lời giải:

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa)

Đáp án cần chọn là:A

Câu 5: Lê Thánh Tông đã có đóng góp quan trọng gì đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XV?

A.Sáng lập và phát triển dòng văn học chữ Nôm

B.Sáng tập Hội tao đàn và làm chủ soái.

C.Đề cao tưởng tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

D.Phát triển tư tưởng văn học của Nguyễn Trãi

Lời giải:

Những đóng góp của Lê Thánh Tông đối với nền văn học dân tộc ở thế kỉ XV bao gồm:

- Vua Lê Thánh Tông để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ cho nền văn học nước nhà với khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán),Hồng Đức quốc âm thi tập(bằng chữ Nôm)..Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.

-Ông là người sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Sự ra đời của Hội Tao đàn đã đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.

Đáp án cần chọn là:B

Nghệ thuật Đại Việt thời Lê Sơ phản ánh các loại hình nghệ thuật của nước Đại Việt từ năm 1428 đến năm 1527, chủ yếu trên lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc.

Mục lục

  • 1 Kiến trúc và điêu khắc
  • 2 Âm nhạc
    • 2.1 Âm nhạc cung đình
    • 2.2 Âm nhạc dân gian
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích

Kiến trúc và điêu khắcSửa đổi

Đĩa gốm

Bình gốm

Những công trình tiêu biểu thời Lê sơ là điện Kính Thiên, điện Cần Chánh, điện Vạn Thọ tại Đông Đô (Hà Nội) và Lam Kinh tại Tây Đô (Thanh Hóa).

Điện Kính Thiên là nơi thiết triều trong cung cấm, xây dựng từ thời Lê Thái Tổ; sang thời Lê Thánh Tông được sửa sang thêm vào năm 1465. Ngày nay phần lớn công trình này bị phá hủy và vùi sâu, chỉ còn 4 bậc cửa bằng đá với dấu tích điêu khắc đương thời[1].

Công trình Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433 sau khi Lê Thái Tổ qua đời, bao gồm khu quần thể kiến trúc các cung điện (điện Quang Đức, điện Sùng Hiếu, điện Diễn Khánh…) và miếu, lăng mộ các vua Lê. Ngày nay khu vực này bị phá huỷ gần hết, chỉ còn lại một ít phế tích tượng ngựa đá, voi đá, nghê đá, hổ đá và bia Vĩnh Lăng, bia Hựu Lăng, bia Chiêu Lăng.

Ngoài các cung điện, các công trình khác gồm có Quốc Tử Giám, nhà Thái học được mở rộng đáng kể. Văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu cũng là di tích về điêu khắc thời kỳ này còn để lại đến ngày nay.

Việc xây cất các chùa, quán mới bị hạn chế nhưng việc tu bổ các chùa, quán sẵn có được coi trọng[1]. Từ thời Lê Thái Tông đến Lê Chiêu Tông, nhà Lê cho trùng tu nhiều chùa như chùa Minh Độ ở Thanh Hà (Hải Dương), chùa Thiên Phúc (chùa Thầy) ở Quốc Oai (Hà Nội), chùa Kim Liên (Hà Nội), chùa Thuý Lai (Thạch Thất, Hà Nội), chùa Đại Bi (huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Tháp chùa Hoa Yên xây thời Trần Nhân Tông bị đổ cũng được sửa chữa đầu thời Lê Sơ

Âm nhạcSửa đổi

Âm nhạc cung đìnhSửa đổi

Âm nhạc cung đình chỉ chính thức xuất hiện từ thời Lê Thái Tông. Giữa ý kiến của Nguyễn Trãi và Lương Đăng, vua Thái Tông chấp nhận ý kiến của Lương Đăng. Lương Đăng được lệnh thiết kế dàn nhạc khí để sử dụng trong những dịp lễ.

Bộ nhạc khí cung đình được Lương Đăng thiết kế mô phỏng theo cách của nhà Minh, gồm có[2]:

  • Trống cái
  • Bộ khánh có 16 chiếc khánh
  • Bộ chuông có 16 chiếc chuông
  • Đàn cầm
  • Đàn sắt
  • Sinh tiêu
  • Quản
  • Thược: Sáo ngắn, có 3 lỗ
  • Chúc: Đồ để gõ
  • Ngữ: Gõ bằng dùi
  • Huân: đồ nặn bằng đất, có lỗ để thổi
  • Trì: thổi hoà phối với huân
  • Phương hưởng: bộ 15 tấm kim loại, gõ bằng dùi đồng
  • Không hầu: loại đàn cổ
  • Đàn tì bà
  • Quản địch: sáo cổ, dài hơn 1 thước

Nổi tiếng nhất trong các bản nhạc cung đình thời Lê sơ là bản vũ "Bình Ngô phá trận".

Âm nhạc dân gianSửa đổi

Từ đầu thời Hậu Lê đến trước năm 1437, hát chèo vẫn được biểu diễn trong sinh hoạt cung đình. Từ năm 1437, khi âm nhạc cung đình của Lương Đăng chính thức được áp dụng thì Lê Thái Tông ra lệnh bãi bỏ trò hát chèo và thôi không tấu các loại nhạc thông tục dân gian - những loại nhạc này bị triều đình gọi là "dâm nhạc"[3].

Tuy ra khỏi cung đình, hát chèo vẫn là thể loại âm nhạc phổ cập nhất trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân thời Lê sơ. Nhà Lê đã có những chính sách quy định khắc nghiệt với người chuyên làm nghề ca xướng như[3]:

  • Không cho con nhà ca xướng đi thi;
  • Con gái nhà ca xướng không được lấy con nhà quan;
  • Nếu quan chức lấy con nhà ca xướng thì sẽ bị đánh gậy và giáng chức;
  • Con cháu nhà quan lại lấy con nhà ca xướng sẽ bị đánh và bị buộc phải ly hôn

Xem thêmSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nghệ thuật Đại Việt thời Lê sơ.
  • Nhà Hậu Lê
  • Nhà Lê sơ
  • Nghệ thuật Đại Việt thời Trần
  • Nghệ thuật Đại Việt thời Mạc
  • Chèo
  • Văn hóa Lê-Mạc

Tham khảoSửa đổi

  • Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 367
  2. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 372
  3. ^ a b Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 373

Từ khóa » Nghệ Thuật điêu Khắc Thời Lê Có Gì Nổi Bật