Nghệ Thuật Quân Sự Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ đơn vị 600 tại Nà Đỏng, Trung Sơn, Yên Sơn, Tuyên Quang,

năm 1953. (Ảnh: Tư liệu)

Về khởi nghĩa vũ trang toàn dân, thực hiện chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân.

Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng bạo lực của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tế Việt Nam, từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc đã cho rằng: Việc giải phóng đất nước không thể thực hiện bằng cải cách dần dần hay thông qua một sự giải phóng dân tộc từ trên xuống và một cuộc đảo chính đơn giản không thể thực hiện được sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà sự nghiệp đó chỉ có thể là cuộc khởi nghĩa có vũ trang của toàn dân.

Năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng của dân tộc Việt Nam. Tháng 5/1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8. Hội nghị đã khẳng định: Cách mạng Việt Nam phải kết thúc bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Cùng thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biên soạn nhiều tác phẩm về quân sự và Người cũng trực tiếp chỉ đạo, tổ chức nhiều lớp huấn luyện về quân sự.

Cách mạng tháng Tám thành công, Nhân dân ta lại buộc phải bước vào cuộc kháng chiến 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển thành tư tưởng chiến tranh nhân dân, làm cơ sở cho đường lối kháng chiến của Đảng ta.

Ngày 19/12/1946, cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Cuộc kháng chiến của Nhân dân là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Trong cách mạng tháng Tám, Người dã chỉ ra: Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập.

Tháng 3/1957, tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức nêu vấn đề xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân là một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Nhân dân. Nền tảng toàn dân mang tính chất vì dân, do dân của dân; được xây dựng theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện đại nhằm bảo về lợi ích của Nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Đây thực chất là nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp của một nước nhỏ để chiến thằng kẻ thù lớn hơn. Đó là nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công địch cả sau lưng và trước mặt, bằng cách đánh du kích, đánh chính quy, dánh địch cả ba vùng chiến lược – rừng núi, đồng bằng, đô thị; kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ, tiêu hao, tiêu diệt địch gắn với làm tan rã hàng ngũ địch, đập tan ý chí xâm lược của chúng. Đó còn là quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công đi đôi với giành thế chủ động trong chiến tranh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Giữ quyền chủ động là biểu hiện cao nhất của tư tưởng tiến công và giữ được quyền chủ động thì thế nào cũng thắng, “tiến công, phòng ngự không sở hở”. Như vậy, tiến công không loại trừ phòng ngự và phòng ngự đúng là biết đánh quân thù để phòng ngự.

Đó là nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” và phát huy các nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đó còn là nghệ thuật biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi buộc phải kháng chiến để giữ vững quyền độc lập tự do thì phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để đất nước ở thế chủ động. Nhưng bên cạnh đó, Người cũng chỉ rõ, phải biết kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất, làm cho đối phương có thể chấp nhận được, mà ta vẫn đạt được mục tiêu chiến lược. Đó là nghệ thuật kết hợp tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao để đánh bại ý chí xâm lược của địch, buộc chúng phải rút quân về nước.

Về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tư tưởng này của Người được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Người chỉ rõ: Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng phải bắt đầu từ việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. Các tổ chức và đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc là hình thức tổ chức thích hợp nhất để phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Người đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang mạnh về chính trị, trong đó vấn đề cốt lõi là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Người cũng luôn quan tâm xây dựng lực lượng quân đội ta thực sự là quân đội của dân, do dân, vì dân. Người thường xuyên nhắc nhở: Phải nhớ rằng, dân là chủ, lực lượng bao nhiêu là ở nơi dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ nguyên tắc của quân đội nhân dân là phải có tổ chức vững chắc và nghiêm mật. Theo Người, xây dựng quân đội là lấy việc bồi dưỡng, xây dựng con người là chính. Trong xây dựng quân đội là lấy việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ là khâu then chốt, bảo đảm sức chiến đấu của quân đội.

Về xây dựng căn cứ địa và hậu phương của chiến tranh nhân dân.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, căn cứ địa và hậu phương là nơi đứng chân làm cơ sở cho lực lượng vũ trang, tiến có thể đánh và phát triển lực lượng, có thể giữ gìn lực lượng, là nhân tố đảm bảo cho khởi nghĩa và chiến tranh giành thắng lợi.

Người chỉ ra rằng, căn cứ, hậu phương vững chắc nhất là lòng dân. Việc xây dựng căn cứ địa và hậu phương phải toàn diện, ngày càng hoàn chỉnh, vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương dựa vào thực lực cách mạng ở cả nông thôn và thành thị; đồng thời Người cũng chủ trương phát huy đến mức cao nhất những điều kiện của thời đại đem lại. Để không ngừng mở rộng, củng cố căn cứ địa và hậu phương, Người còn lưu ý phải tích cực chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa và hậu phương. Đồng thời, phải xây dựng chính quyền cách mạng cách mạng vững mạnh làm điều kiện căn bản để củng cố căn cứ địa và phát triển lực lượng.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh không chỉ là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta giành thắng lợi trong cách mạng và kháng chiến chống đế quốc xâm lược, mà còn là ánh sách soi đường cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc sau này. Bởi thế, việc học tập tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn.

Về khởi nghĩa vũ trang toàn dân, thực hiện chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân.

Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng bạo lực của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tế Việt Nam, từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc đã cho rằng: Việc giải phóng đất nước không thể thực hiện bằng cải cách dần dần hay thông qua một sự giải phóng dân tộc từ trên xuống và một cuộc đảo chính đơn giản không thể thực hiện được sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà sự nghiệp đó chỉ có thể là cuộc khởi nghĩa có vũ trang của toàn dân.

Năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng của dân tộc Việt Nam. Tháng 5/1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8. Hội nghị đã khẳng định: Cách mạng Việt Nam phải kết thúc bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Cùng thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biên soạn nhiều tác phẩm về quân sự và Người cũng trực tiếp chỉ đạo, tổ chức nhiều lớp huấn luyện về quân sự.

Cách mạng tháng Tám thành công, Nhân dân ta lại buộc phải bước vào cuộc kháng chiến 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển thành tư tưởng chiến tranh nhân dân, làm cơ sở cho đường lối kháng chiến của Đảng ta.

Ngày 19/12/1946, cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Cuộc kháng chiến của Nhân dân là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Trong cách mạng tháng Tám, Người dã chỉ ra: Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập.

Tháng 3/1957, tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức nêu vấn đề xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân là một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Nhân dân. Nền tảng toàn dân mang tính chất vì dân, do dân của dân; được xây dựng theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện đại nhằm bảo về lợi ích của Nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Đây thực chất là nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp của một nước nhỏ để chiến thằng kẻ thù lớn hơn. Đó là nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công địch cả sau lưng và trước mặt, bằng cách đánh du kích, đánh chính quy, dánh địch cả ba vùng chiến lược – rừng núi, đồng bằng, đô thị; kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ, tiêu hao, tiêu diệt địch gắn với làm tan rã hàng ngũ địch, đập tan ý chí xâm lược của chúng. Đó còn là quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công đi đôi với giành thế chủ động trong chiến tranh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Giữ quyền chủ động là biểu hiện cao nhất của tư tưởng tiến công và giữ được quyền chủ động thì thế nào cũng thắng, “tiến công, phòng ngự không sở hở”. Như vậy, tiến công không loại trừ phòng ngự và phòng ngự đúng là biết đánh quân thù để phòng ngự.

Đó là nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” và phát huy các nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đó còn là nghệ thuật biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi buộc phải kháng chiến để giữ vững quyền độc lập tự do thì phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để đất nước ở thế chủ động. Nhưng bên cạnh đó, Người cũng chỉ rõ, phải biết kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất, làm cho đối phương có thể chấp nhận được, mà ta vẫn đạt được mục tiêu chiến lược. Đó là nghệ thuật kết hợp tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao để đánh bại ý chí xâm lược của địch, buộc chúng phải rút quân về nước.

Về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tư tưởng này của Người được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Người chỉ rõ: Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng phải bắt đầu từ việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. Các tổ chức và đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc là hình thức tổ chức thích hợp nhất để phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Người đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang mạnh về chính trị, trong đó vấn đề cốt lõi là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Người cũng luôn quan tâm xây dựng lực lượng quân đội ta thực sự là quân đội của dân, do dân, vì dân. Người thường xuyên nhắc nhở: Phải nhớ rằng, dân là chủ, lực lượng bao nhiêu là ở nơi dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ nguyên tắc của quân đội nhân dân là phải có tổ chức vững chắc và nghiêm mật. Theo Người, xây dựng quân đội là lấy việc bồi dưỡng, xây dựng con người là chính. Trong xây dựng quân đội là lấy việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ là khâu then chốt, bảo đảm sức chiến đấu của quân đội.

Về xây dựng căn cứ địa và hậu phương của chiến tranh nhân dân.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, căn cứ địa và hậu phương là nơi đứng chân làm cơ sở cho lực lượng vũ trang, tiến có thể đánh và phát triển lực lượng, có thể giữ gìn lực lượng, là nhân tố đảm bảo cho khởi nghĩa và chiến tranh giành thắng lợi.

Người chỉ ra rằng, căn cứ, hậu phương vững chắc nhất là lòng dân. Việc xây dựng căn cứ địa và hậu phương phải toàn diện, ngày càng hoàn chỉnh, vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương dựa vào thực lực cách mạng ở cả nông thôn và thành thị; đồng thời Người cũng chủ trương phát huy đến mức cao nhất những điều kiện của thời đại đem lại. Để không ngừng mở rộng, củng cố căn cứ địa và hậu phương, Người còn lưu ý phải tích cực chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa và hậu phương. Đồng thời, phải xây dựng chính quyền cách mạng cách mạng vững mạnh làm điều kiện căn bản để củng cố căn cứ địa và phát triển lực lượng.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh không chỉ là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta giành thắng lợi trong cách mạng và kháng chiến chống đế quốc xâm lược, mà còn là ánh sáng soi đường cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc sau này. Bởi thế, việc học tập tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn. Nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, phù hợp với điều kiện lịch sử mới, nhất định Nhân dân ta sẽ đi đến thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Nguyễn Thanh Thủy

Từ khóa » Hậu Phương Chiến Lược Là Gì