Nghệ Thuật Sử Dụng Bút Chì - MyThuatMS

Nghệ thuật sử dụng bút chì

Nghệ thuật sử dụng bút chì

Cách cầm bút chì

but chi 1

Có hai cách: 1. Như là người ta cầm để viết và 2. Như người ta cầm cọ vẽ tranh sơn dầu, hoặc giữa ngón cái và ngón trỏ. Như thế bút chì ở dưới mu bàn tay. Xem minh họa nên phải ngón út hướng dẫn tay bạn như thế nào. Để chế ngự sức ép lên bút chì: bạn làm trượt ngón út nhẹ trên giấy. Dù bạn chọn phương pháp nào, cũng đừng cầm bút chì quá chặt. Cầm bút cách nào bạn cảm thấy dễ nhất. Pe1trie dùng cả hai phương pháp này không phân biệt vì theo ông, đó là những phương pháp tự nhiên nhất.

Các bài tập nhuần nhuyễn

Với một bút chì HB, vẽ một loạt các đường nét, hình tròn và hình thoi. Dành một chút thời gian, nhưng làm nhanh vào (bên phải). Cố chế ngự bút chì bạn bằng cách dùng cả cánh tay chứ không phải các ngón tay. Dần dần, bạn sẽ có những đường nét và những hình tròn bằng nhau, cùng với các sắt đậm nhạt đa dạng.

Vẽ các hình tròn bằng cách dùng bút chì ở phía trên giấy và ngón áp út trên giấy. Làm một động tác vòng tròn với bàn tay. Bạn cứ làm vừa chế ngự động tác, vừa hạ bút chì xuống giấy. Lặp lại điều này với mỗi hình tròn, thật nhanh. Vẽ một trang hình tròn bằng cách đè thật mạnh lên giấy và kết thúc: hình tròn với mức đè nhẹ. Khi các hình tròn rõ nét, bắt đầu lại bài tập ngược lại.

Sau đó, vẽ một loạt các đường thẳng bằng cách thay đổi cả chiều hướng và sức đè. Hãy quan sát các hiệu quả khác biệt.

but chi 2

Hãy làm các bài tập này với đủ loại bút chì và lưu ý bằng các sắc thái sẫm mà bạn vẽ thật nhanh bằng cách dùng cả cánh tay, không chỉ các ngón tay.

Các màu do phương pháp trải mờ tạo nên

Nhiều nghệ sĩ dùng giấy xoăn để trải mờ các hình vẽ, tạo một hiệu quả rõ ràng, gần như chụp ảnh, điều này chỉ để thực hiện một sự phối hợp tạo nên sự mờ dần của một khung. Sự trải mờ được dùng để làm nổi bật các sự thay đổi về sắc độ, cả sắc độ nhạt nhất. Điều này khó thực hiện khi vẽ ngoài trời, khi ánh sang thay đổi nhanh. Sự trải mờ làm mờ chất lượng và trạng thái đặc biệt của các nét bút chì.

but chi 3

Người ta trải mờ các bút chì có ruột mềm, từ HB đến 6B. Ngoài cách dùng giấy xoăn lại để trải mờ nét vẽ, người ta cũng có thể trải mờ bằng một miếng giẻ hay một mảnh khăn giấy quấn quanh ngón tay.

Chọn lựa bút chì

Trong một catalô dụng cụ của nghệ sĩ, bạn sẽ tìm thấy nhiều loại bút chì: grafit (than chì), đá đen, than bút chì để vẽ, bút maker và bút dạ,... Mỗi loại có một dụng ích riêng và có những đặc tính khác biệt. Chẳng hạn, bút chì đá đen rất đậm và ý tưởng để thể hiện lại một hình vẽ. Bút chì mép gọt vát với ruột hình chữ nhật, một khi đã gọt nhọn, trở thành một mép gọt ván thực sự. Loại bút chì này rất tốt để thực hiện nhanh chóng các kí họa, cũng như các phác họa về kiến trúc. Bút chì của thợ mộc dùng để vẽ các sơ đồ trước khi bút marker được phát minh nó có một ruột bằng phẳng dày khoẳng 1,3cm và chỉ dùng chủ yếu cho các kí họa nhanh. Bút than được các họa sĩ dùng để vẽ phát và vẽ chân dung. Bút chì nét đậm là một bút chì sáp dùng để vẽ trên một bề mặt láng như một giấy ảnh, mà bút chì ruột than chì không ăn.

Petrie dùng bút chì ruột grafit. Loại bút này có nhiều loại, xác định bởi các chữ số: H đối với rột cứng nhất và B đối với ruột mềm nhất. Con số xác định độ cứng và mềm. Petrie dùng các ruột 2H và 6H. Sau này bạn sẽ thấy rằng độ cứng hay mềm của ruột bút chì cho phép bạn tạo ra các sắc độ.

Tuy nhiên, độ cứng và mềm của ruột chì chỉ có thể thay đổi tùy theo xưởng chế tạo này hay xưởng chế tạo khác. Vì vậy tốt hơn hết là sử dụng bút chì làm một xưởng. Nhà họa sĩ của chúng ta đã sử dụng bút chì 6 cạnh “Castell9000” của hãng A.W.Faber Co, loại 6H,4H,2H,4B và 6B. Bút chì HB là trung gian giữa ruột cứng và ruột mềm. Petrie cũng dùng cả bút chì vẽ Koh-Noor, Venus và Turquoise, Eagle, chất lượng rất tốt.

Tất cả các xưởng chế tạo xác định loại bút chì bằng các số ở một chỗ(A). Chú ý: đừng có gọt nhọn bút chì không đúng, vì bạn sẽ không thấy số của nó. Ruột bút chì đá đen (B) thì tròn, mềm và rất đen. Bút chì mép gọt ván (C) cũng giống các bút khác, nhưng hình chúng hình chữ nhật. Chúng chỉ có thể vạt nhọn bằng một lưỡi dao cạo. Ruột bút chì của thợ mộc (D) có một bề dày 0,80 cm và phải gọt bằng một lưởi dao cạo. Nó có thể che khuất những bề mặt lớn và thường dùng cho các kí họa nhanh. Bút than có nhiều loại. Một vài loại giống như bút chì thường và gọt nhọn bằng một cái gọt bút chì trong khi các dạng khác như E thì bột giấy và người ta lột bỏ dần dần khi ruột đã mòn.

but chi 4

Tạo nên sắc độ

Sự sắp đặt các sắc thái rất quan trọng trong bố cục của một bức tranh. Người ta có thể tạo tất cả các sắc thái trong một hình vẽ với một chiếc bút chì duy nhất. Hãy dùng một bút chì ruột đậm: hãy thử bút 2B bằng cách thay đổi sức ép trên giấy, bạn có tất cả các sắc thái giữa đen và trắng. Một cách khác để tạo các sắc độ là sử dụng các mức đậm nhạt khác nhau. Bạn có thể tạo nên tất cả các sắc thái giữa màu trắng và màu đen với 7 bút chì, theo cách sau:

01 23 4 5 6 78 9 10

6B 4B 2B HB 2H 4H 6H

Trước khi bắt đầu, làm một bản với 10 sắc độ với các bút nói trên đây. Làm những ô vuông nhỏ 2,5 cm và tạo nên các sắc màu với các đường thẳng đứng, nằm ngang và xiên. Tạo nên mỗi sắc thái thật kỹ và thật chính xác.

Hai bài tập khác sẽ giúp bạn hiểu các sắc thái:

1. Với các 7 loại bút chì 6H, 4B, 2B, HB, 2H, 4H và 6H, làm một bản các sắc nhạt dần các sắc thái 0 (đen) đến 10(trắng). Hãy hòa kĩ các sắc mỗi khi đổi bút chì. Bạn hãy xem bạn có thể tạo một sự hòa trộn thuần nhất sắc thái này sang sắc thái khác đơn giản bằng đổi bút chì.

2. Làm cũng bảng ấy nhưng chỉ dùng bút chì duy nhất, khá đậm để cho một màu đen thực sự. Với bút chì 4B, bạn có thể tạo nên tất cả những sắc thái có thể được từ 0 đến 9, đơn giản bằng cách dùng sức đè mạnh nhiều hay mạnh ít. Trong bài tập cuối này, kết cấu của loại giấy sử dụng rất quang trọng vì nếu sức ép nhẹ, sự gồ ghề của giấy sẽ hiển nhiên hơn (dưới trang sau).

but chi 5

Để tạo tất cả các sắc độ giữa màu trắng và đen, hãy dùng các bút chì như sau: 6B cho 0 và 1; 4B cho 2 và 3 ; 2B cho 4; HB cho 5; 2H cho 6; 4H cho 7 và 8 và 6H cho 9. 10 là màu trắng.

but chi 6

Trong bản này, người ta đã sử dụng các bút chì ở trên cho các sắc độ, chỉ khác là các nét đều nghiêng. Hãy thực hiện các nét với các hướng khác, nhưng vẫn duy trì các sắc độ ấy.

but chi 7

Bảng này được thực hiện hoàn toàn bằng bút chì 2B. Các sắc độ có được bằng cách vẽ các thanh ngang và bằng cách đổi sức đè trên bút chì.

but chi 8

Bảng này có sắc độ từ 0 đến 10, người ta dùng cũng các bút chì ấy như bảng trên đây, nhưng các nét được làm dịu đi để tạo một hiệu quả giảm dần . Bút chì dùng là 4B và các nét thẳng đứng. Các sắc màu nhạt dần, sức đè có thể buông lỏng. Hãy xem kết cấu của giấy xuất hiện dưới nét bút chì ra sao khi các sắc màu nhạt dần.

Tạo nên hình khối

Một trong những khó khăn về hình vẽ là thể hiện một hình dạng ba chiều trên một mảnh giấy. Cách tốt nhất để đạt là vẽ một hình lập phương có một chiều cao, một chiều dài và một chiều sâu. Nếu ánh sáng mờ, khó mà phân định được bên sáng, bên tối và sắc độ trung gian, trong khi một ánh sáng duy nhất chiếu vào hình lập phương cho phép bạn phân định chiều cao, chiều dài và chiều sâu. Mỗi diện tích của hình lập phương sẽ có sắc độ riêng; và sự khác biệt của các sắc độ tùy thuộc vào lượng ánh sáng. Nếu bên sáng nhất của hình lập phương có sắc độ 9 trong khi bên tối là 1, một hiệu quả ánh sáng rõ rệt sẽ hiện ra nếu sự khác biệt ở sắc độ 7 cho bên sáng và sắc độ 5 cho bên tối. Người ta có thể tạo các sắc độ và dùng chúng để tạo hình khối bằng cách sử dụng các phương pháp ấy như làm bảng các sắc độ.

Hãy lấy bút chì này hay bút chì kia và thay đổi sức ép, hoặc dùng cả 7 bút chì (xem dưới đây).Với bút chì 2H(A), xác định sắc thái sáng, tối và độ trung gian. Khó có một hiệu quả rõ rệt về ánh sáng vì sắc đậm nhất mà ta cò thể có với bút chì 2H có sắc độ 6. Nếu bạn dùng bút chì HB(B), bạn sẽ có một ánh sáng rõ rệt hơn hình lập phương, vì với bút HB bạn có thẻ có một sắc độ 4 hay 5. Bằng cách giảm sức ép lên bút chì, bạn sẽ có nhiều kết cấu hơn ở độ trung gian. Bút 2B cho một hiệu quả rõ rệt hơn (C), vì bên tối trở thành sắc độ 3. Bút chì càng mềm, kết cấu giấy càng xuất hiện. Dùng bút chì 6B cho sắc sáng, một 2H cho độ trung gian và một HB cho sắc tối(D), bạn chế ngự được bố cục các sắc thái của bạn. Sự khác nhau về sắc độ giữa độ trung gian và độ tối là 1 mà thôi; do đó có hiệu quả ánh sáng rất yếu. Bạn sẽ có một hiệu quả rõ rệt hơn với một bút HB cho độ trung gian và một bút 2B cho độ tối (E).

Chỉ có sự khác biệt của một sắc độ giữa hai mặt nên hình dạng không nổi. Ở (F), để mặt sáng nhất màu trắng. Như vậy bạn sẽ dành cho nó tất cả ánh sáng có thể được Điều này sẽ tạo cùng môt hiệu quả, nếu bạn dùng một sắc độ đậm nhạt cho các bóng. Thực hiện các sắc thái cho các sắc màu tựa như nhau ở các mặt giáp nhau (G), bạn có một hiệu quả ánh sáng mờ. Trong một phong cảnh, chẳng hạn, bạn sẽ có một hiệu quả sương mù. Trong hình lập phương này các sắc độ là 9, 8, và 6. Tương phản rõ rệt nhất (H) có được bằng cách để mặt sáng màu trắng, cho độ trung gian một sắc độ 6 với một bút chì 2H và cho mặt tối sắc độ 3 với một bút chì 4B. Có lẽ bạn thích duy trì sự tương quan sắc độ này trong đa số các hình vẽ của bạn. Để có hiệu quả sáng nhất (1), hãy để mặt sáng màu trắng, cho độ trung gian môt sắc độ 4 với một bút chì 2B và mặt tối sắc độ 3 với bút chì 4B. Sự phối hợp cuối cùng này tạo nên một hiệu quả dèn chiếu rất mạnh.

but chi 9

Những đường nét cơ bản

Dưới đây là một vài điều rất bổ ích cho bạn để vẽ trên môtip. Bạn có thể khám phá ra nhều nét khác khi vẽ phác họa.

Ở đây người ta sử dụng 3 loại bút chì: 2H, HB 2B.Thử làm mỗi bài tập với các loại bút chì trên. Đừng quên là khi vẽ các nét đủ loại phối hợp, đừng bao giờ thử làm một hình vẽ, dù một vài bài tập có thể có bề ngoài của các vật linh tinh (xem dưới đây)

Đây là một vài nét và mẫu tạo với bút chì 2H, HB, 2B:

(A): nét thẳng đứng ngắn, 2H, hướng thay đổi súc ép bằng nhau.

(B): nét ngắn hình chữ chi,sức ép bằng nhau, 2H

(C): nét ngang ngắn, sức ép bằng nhau, 2H

(D): nét thẳng đúng dài, đường nét không đều, sức ép bằng nhau, 2H

(E): đường nét ngắn và uốn cong đa hướng, 2H

(F): nét ngắn và uốn cong một hướng để thấy các khoẳng trắng, HB

(G): nét ngắn và uốn cong, H, nền nét thẳng đứng làm với bút chì 2H

(H): nét thẳng đứng ngắn, sức ép và hướng thay đổi

(I): nét thẳng đứng ngắn, sức ép bằng nhau, hướng thay đổi HB

(J): nét góc ngắn, sức ép và hướng thay đổi 2B

(K): sự phối hợp những nét góc ngắn bằng bút chì 2H, HB và 2B để thay đổi hướng từ trái sang phải.

(L): đường nét nhỏ uốn cong với bút 2B, sức ép thay đổi từ trái sang phải

(M): nét thẳng đướng với gốc 2B, sức ép và hướng thay đổi.

(N): nét thẳng đứng, sức ép thay đổi để các mảng trắng

(O): sự phối hợp của 2B, HB và 2B nét ngăn nhiều hướng

but chi 10

>>> Sử dụng viết chì

>>> Quy trình tạo nên bút chì

>>> Hành trình 500 năm của cây bút chì

Từ khóa » Cách Vẽ Bút Chì Cơ Bản