- ₪ Trang Nhà
- ₪ Đại Học Hè
- ₪ Hội Thảo
- ₪ Thư Viện
- ₪ Dân tộc Kinh
- ₪ Liên Lạc
Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục phụ nữ dân tộc La Chí ở Lào Cai
Phụ nữ La Chí. Ảnh: minh họa. (Cinet – DTV)- Trang phục của phụ nữ dân tộc La Chí được coi là sản phẩm văn hóa, là kết quả của quá trình lao động cần cù, sáng tạo của cộng đồng, trong đó biểu hiện tập trung nhất là nghệ thuật trang trí.
Ở Lào Cai, người La Chí sống tập trung ở các huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai và ở rải rác tại thành phố Lào Cai và các huyện khác. Đến các bản của người La Chí ở đây thường gặp hình ảnh phụ nữ đang miệt mài thêu thùa bên vệ đường, hay bên khung cửa để tạo nên những mẫu hoa văn đẹp, thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim mũi chỉ của mình. Trang phục của nữ được thiết kế theo kiểu áo dài bốn thân. Phần thân áo được cắt dài quá gót chân tạo hình khối mềm mại. Hai vạt áo trước được xẻ hai bên hông kéo dài đến gần phần eo. Khi mặc áo dài người La Chí thường vấn hai tà áo sau cuốn quanh vòng eo. Còn hai tà áo trước được gấp lại từ 10 – 30 cm (tùy thuộc vào chiều cao của người mặc), sau đó dùng thắt lưng buộc cố định lại tạo thành một dải trang trí phía trước. Phụ nữ La Chí thường mặc loại váy cộc, được may theo kiểu váy ống, không có cạp. Phần trên của váy được triết gọn nhỏ, còn phần chân váy hơi loe ra. Khi mặc họ dùng dây lưng buộc cố định cạp váy với phần eo. Với cách tạo dáng trên, bộ trang phục của nữ giới được cắt thụng tạo sự thoải mái cho người mặc, đồng thời nó tôn thêm sự khỏe khắn của người phụ nữ. Trang phục của họ không phải là kiểu áo triết eo để làm lộ ra những đường cong trên cơ thể mà nét nổi bật là những đường nét tạo hình trong kỹ thuật mặc trang phục của các chị em. Từ cách vấn thắt lưng, vấn tà áo, vấn khăn, và các đồ trang sức tạo nên sự độc đáo trong cách ăn mặc của mình. Trên trang phục của phụ nữ người La Chí họ không trang trí nhiều hoa tiết hoa văn như người Mông, Dao mà chỉ được trang trí một số mảng hoa văn đơn giản gồm các mẫu hoa văn hình học, hoa văn hình hoa bông cùng với các đường viền, điểm chấm để trang trí cho trang phục. Cổ áo là vị trí được các chị em trang trí nhiều họa tiết hoa văn nhất, tiếp đó là giải yếm bên trong. Áo nữ được cắt theo cổ áo hình trái tim rộng, lá cổ to và kéo dài theo hai bên vạt áo cho tới tầm ngang ngực. Áo được may theo kiểu áo không có khuy cài nên khi mặc họ ghép hai tà áo trước khít lại với nhau rồi dùng dây lưng buộc triết eo. Lá cổ áo có chiều rộng từ 6 – 10 cm được khâu đính dọc theo viền cổ xuống tới trước ngực. Phần cuối của hai lá cổ được cắt đều nhau. Trên cổ áo họ thêu các mảng hoa văn chủ đạo gồm hoa văn hình chấm tạo thành các đường viền, hoa văn hình tam giác, hình lục giác. |
Hoa văn trang phí trên trang phục của người La Chí |
So với khối hoa văn hình học thì mảnh hoa văn hình hoa lá rất khiêm tốn. Trên chiếc yếm chỉ có một mẫu hoa văn hình hoa lá duy nhất là hoa văn hình hoa bông bốn cánh. Đây là loại hoa đặc trưng của vùng cao luôn gắn liền với người phụ nữ La Chí từ bao đời được chị em thể hiện trên chiếc yếm của mình. Thể hiện sự cần cù, chịu khó và sáng tạo của người phụ nữ. Các hoa văn hình hoa được thêu trong các hình vuông nằm đối xứng nhau tạo thành một tam giác làm điểm nhấn. Hoa bông được thêu bằng các sợi chỉ màu trắng và màu hồng với đường nét mảnh mai, khoe sắc. Bên cạnh các mẫu hoa văn hình học, hoa văn hình hoa lá thì các đường viền xung quanh luôn là điểm nhấn tạo nên sự nổi bật của các mẫu hoa văn chính.
Để tạo các mẫu hoa văn trang trí và các đường viền bao bọc các mẫu hoa, người La Chí sử dụng sáu đường viền dài và hai đoạn viền ngắn. Các đường viền được thêu thùa rất cầu kỳ với nhiều mẫu hoa văn khác nhau. Trong đó chủ yếu là các mẫu hoa văn dùng kỹ thuật móc, xuyên, tạo thành các hình móc xích chạy dọc theo các đường viền. Ngoài ra, họ còn thêu điểm chấm là các đường viền nhỏ. Màu của các đường viền cũng rất đa dạng gồm có màu đỏ, xanh da trời, màu trắng và màu tím. Sự phối màu trong quá trình thêu hoàn toàn dựa vào sở thích của từng người. Đối với những cô gái trẻ họ thường thêu các gam màu sáng như màu đỏ, xanh da trời, màu tím, màu hồng. Còn những người cao tuổi họ thường dùng những gam màu nhạt hơn. Ngoài các mẫu hoa văn thêu chỉ, phụ nữ La Chí còn rất giỏi trong các mẫu hoa văn ghép vải trang trí trên mũ và địu cho trẻ nhỏ, trong đó các mẫu thêu trên địu là nổi bật nhất. Các mẫu hoa văn trang trí trên địu của người La Chí có sự kết hợp hài hòa giữa các mẫu hoa văn ghép vải và hoa văn thêu chỉ. Trong đó, các mẫu hoa văn ghép vải chủ yếu là các đường viền, hoa văn hình tam giác cân với các màu sắc chủ đạo là màu đỏ và màu tím, đây cũng là hai màu mà người La Chí ưa thích, tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Còn các mẫu hoa văn thêu chỉ chủ yếu là hoa văn hình đối xứng, chấm nhỏ và các đường viền lượn sóng được thêu thành các dải hình chữ nhật. Đối với phụ nữ La Chí, thêu thùa, may vá là một trong những tiêu chí quan trọng để mọi người đánh giá về phẩm chất, đạo đức, tài năng, sự khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ. Những phụ nữ chăm chỉ, biết thiêu thùa, may vá giỏi sẽ được nhiều chàng trai để ý đến. Bởi vậy, ngay từ khi còn nhỏ, người con gái đã được người mẹ chỉ bảo tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ để sau này đến tuổi trưởng thành người con gái có thể tự trồng bông, dệt vải, thêu thùa, may vá làm lên những bộ trang phục cho riêng mình và biếu bố mẹ chồng. Cho nên, phụ nữ La Chí rất giỏi trong việc thêu thùa, may vá để tạo nên những mẫu hoa văn độc đáo. Đến nay, nghệ thuật trang trí trên trang phục của người La Chí vẫn còn được bảo lưu góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai thật đáng trân trọng. Posted by tamthat-tranganh Không có nhận xét nào:
Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
₪ Tìm kiếm tài liệu
Bảo cổ-canh tân-Văn hóa Việt Nam
₪ Hoạt động của chương trình bảo trợ Văn Hóa Việt Nam
- ₪ Sinh Hoạt 54 Dân Tộc (9)
₪ Thời sự 54 dân tộc
- ₪ Những chợ phiên Tây-Đông Bắc (52)
- ₪ Thời sự 54 dân tộc (15)
- ₪ Rượu 54 dân tộc (12)
- ₪ Chân dung những sắc tộc bị lãng quên 1 (2)
₪ Nhóm dân tộc Việt-Mường
- ₪ Dân tộc Chứt (14)
- ₪ Dân tộc Mường (47)
- ₪ Dân tộc Thổ (10)
₪ Nhóm dân tộc Tày-Thái
- ₪ Bộ Tộc Pa Dí (3)
- ₪ Dân tộc Bố Y (12)
- ₪ Dân tộc Giáy (29)
- ₪ Dân tộc Lào (18)
- ₪ Dân tộc Lự (17)
- ₪ Dân tộc Nùng (130)
- ₪ Dân tộc Sán Chay (Cao Lan) (24)
- ₪ Dân tộc Tày (186)
- ₪ Dân Tộc Thái (329)
- ₪ Dân tộc Thu Lao (9)
₪ Nhóm dân tộc Kadai
- ₪ Dân tộc Cờ Lao (14)
- ₪ Dân tộc La Chí (18)
- ₪ Dân tộc La Ha (14)
- ₪ Những dân tộc Tây-Đông Bắc (31)
₪ Nhóm dân tộc Môn–Khmer
- ₪ Dân tộc Ba Na (41)
- ₪ Dân tộc Brâu (17)
- ₪ Dân tộc Bru - Vân Kiều (18)
- ₪ Dân tộc Chơ Ro (15)
- ₪ Dân tộc Co (8)
- ₪ Dân tộc Cơ Ho (16)
- ₪ Dân tộc Cơ Tu (27)
- ₪ Dân tộc Giẻ Triêng (21)
- ₪ Dân tộc Hrê (18)
- ₪ Dân tộc Kháng (17)
- ₪ Dân tộc Khơ Me (24)
- ₪ Dân tộc Khơ Mú (22)
- ₪ Dân tộc M’Nông (29)
- ₪ Dân tộc Mạ (20)
- ₪ Dân tộc Mảng (13)
- ₪ Dân tộc Ơ Đu (13)
- ₪ Dân tộc Pu Péo (23)
- ₪ Dân tộc Rơ Măm (15)
- ₪ Dân tộc Tà Ôi (20)
- ₪ Dân tộc X’Tiêng (12)
- ₪ Dân tộc Xinh Mun (13)
- ₪ Dân tộc Xơ Đăng (30)
₪ Nhóm dân tộc H'Mông-Dao
- ₪ Dân tộc Dao (61)
- ₪ Dân tộc H’Mông (130)
- ₪ Dân tộc H'Mông Trắng (3)
- ₪ Dân tộc Pà Thẻn (13)
₪ Nhóm dân tộc Nam đảo
- ₪ Bộ Tộc Lạch & Chill (2)
- ₪ Dân tộc Chăm (67)
- ₪ Dân tộc Chu Ru (16)
- ₪ Dân tộc Ê Đê (30)
- ₪ Dân tộc Jrai (49)
- ₪ Dân tộc Ra Glai (24)
₪ Nhóm dân tộc Hán
- ₪ Dân tộc Hoa (10)
- ₪ Dân tộc Ngái (11)
- ₪ Dân tộc Sán Dìu (24)
₪ Nhóm dân tộc Tạng-Miến
Lưu trữ Blog - ▼ 2016 (1509)
- ▼ tháng 3 (200)
- Đặc trưng văn hóa dân tộc Thái (Huỳnh Tâm)
- Tục gội đầu của dân tộc Thái (Huỳnh Tâm)
- Phong tục độc đáo của người Thái trắng ở Sơn La
- Biến đổi về trang phục của phụ nữ Thái đen vùng Tâ...
- Trang phục dân tộc Thái
- Tết cổ truyền của người Si La ở Lai Châu
- Thịt dê nướng – món ăn độc đáo của người Phù Lá, L...
- Đôi trống đồng Lô Lô - bảo vật quốc gia
- Khám phá Tết cổ truyền của người La Hủ ở Lai Châu
- Điện Biên: Người phụ nữ Hà Nhì gửi hồn vào trang p...
- Tết hoa độc đáo của đồng bào Cống, Điện Biên
- Trang phục truyền thống phụ nữ Sán Dìu (Vĩnh Phúc)
- Kiểu nhà “Phòng thủ” của người Ngái xưa
- Lễ cưới - nét văn hóa đặc sắc của người Hoa ở Sóc ...
- Gia Lai: Độc đáo Lễ cầu thần mưa của người Gia Rai
- Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê ở Đắk Lắk
- Lâm Đồng: Tục bắt chồng của thiếu nữ Chu Ru
- Lễ hội đầu năm của người Chăm ở Ninh Thuận
- “Múa rùa" - điệu múa độc đáo trong Tết nhảy của ng...
- Tục giã bánh dày ngày Tết của người Mông, Điện Biên
- Kỳ bí “Lễ nhảy lửa” của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang
- Lễ cúng cơm mới (paba Khiêu) của người Xtiêng
- Bí quyết rèn truyền thống của người Xơ Đăng, Kon Tum
- Tộc người Xinh Mun (Tà Mun) ở Tây Ninh
- Biểu tượng hoa văn trên bộ trang phục của người Tà...
- Ẩm thực độc đáo của người Rơ Măm ở Kon Tum
- Pá mọc và lậu sả thổ - Sự kết hợp tuyệt vời trong ...
- Món “Ruốc gà” độc đáo của người M’nông, Đắk Nông
- Lễ vào nhà mới của dân tộc Mảng, Lai Châu
- Độc đáo Lễ hội “Ăn trâu cúng thần được một ngàn gù...
- Phong tục cưới xin của người Khơ mú, Nghệ An
- Lễ nhập hạ - Nét văn hóa độc đáo của người Khmer
- Độc đáo lễ Pang Phóong của người Kháng ở Điện Biên
- Đám cưới của người H’rê, Quảng Ngãi
- Chiếc rìu trong đời sống sản xuất của người Giẻ Tr...
- Đám cưới của người Cơ Tu ở Quảng Nam
- Lễ dâng trâu tế thần của tộc người Cơ Ho, Bình Thuận
- Trống đất của người Cor, Quảng Nam
- Phong tục sinh con ở Chòi của người Chơ Ro, Đồng Nai
- Ba lần cưới của người Bru – Vân Kiều, Quảng Bình
- Lá mì – nguyên liệu độc đáo của người Brâu, Kon Tum
- Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba...
- Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở Hà Giang
- Người La Ha làm lễ hội tạ ơn thầy lang
- Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục phụ n...
- Tết cổ truyền độc đáo của người Cờ Lao ở Hà Giang
- Sơn La Ký Sự - Phần 1 (Nguyễn Khôi )
- Sơn La Ký Sự - Phần 2 (Nguyễn Khôi)
- Tái hiện Tết Xíp Xí của người Thái
- Lễ cúng Xên hươn của đồng bào Thái (Sơn La)
- Đặc sắc lễ cầu an của người Thái tỉnh Sơn La
- Nét đẹp Tẳng cẩu của người phụ nữ Thái
- Trải nghiệm Tây Bắc của một nhiếp ảnh gia Hà Lan
- Tập tục cưới xin của dân tộc Thái Đen
- Tết của người Thái ở Mai Châu
- Phụ nữ dân tộc Thái làm đẹp
- Chất liệu thổ cẩm độc đáo trong trang phục của thi...
- Kỳ công chiếc khăn Piêu làm đẹp của người Thái
- Huyền bí đất xưa mường muối và điệu xòe cô gái Thái
- Xứ sở hoa ban và hạnh phúc
- Những nghi thức đặc sắc của dân tộc Thái trong ngà...
- Luận giải Thái trắng và Thái đen qua văn hóa của họ
- Những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái
- Nét đẹp trong ngôi nhà sàn của người Thái
- Sáu cách nói "Anh yêu em - Em yêu anh'' bằng những...
- Cúng họ ngoại ngày Tết - nét văn hóa độc đáo của d...
- Hết Chá – Lễ hội văn hóa tâm linh của người Thái ở...
- Lễ hội Xên Mường – Nét đẹp văn hóa người Thái
- Tục làm vía của người Thái
- Độc đáo lễ hội Xển Xó Phốn của người Thái vùng Tây...
- Bộ trang phục của phụ nữ Thái đen
- Đôi điều về lịch của người Thái đen Tây Bắc
- Cây "cột thiêng" trong nhà sàn của người Thái đen
- Ẩm thực văn hóa truyền thống Dân Tộc Thái miền Tây...
- Dân tộc Thái trắng (Tày khao) và Thái đen (Tày đăm)
- Hiện vật tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam
- Sinh hoạt trong cuộc sống dân tộc
- Tìm hiểu dân tộc Thái Đen ở xã Nghĩa Lợi, thị xã N...
- Nghi lễ trong phong tục cưới hỏi của người Thái Sơ...
- Lễ hội chọi trâu Tong Tải, xã Nà Bó, Huyện Mai Sơn
- Giới thiệu chung huyện Yên Châu
- Giới thiệu chung Thành phố Sơn La
- Giới thiệu chung huyện Mai Châu
- Giới thiệu chung huyện Mai Sơn
- Làng nghề gốm truyền thống Mường Chanh ở Sơn La
- Còn lại gốm Mường Chanh
- Sơn La bản sắc nhạt phai
- Giới thiệu sản phẩm gốm tại xã Mường Chanh huyện M...
- Gốm Mường Chanh
- Gốm các dân tộc thiểu số Bắc Bộ
- Tỉnh Sơn La, có hai nơi làm gốm cổ truyền, đấy là ...
- Thư viện dân tộc Thái Đen ( Hành lang 4)
- Thư viện dân tộc Thái Đen ( Hành lang 3)
- Thư viện dân tộc Thái Đen ( Hành lang 2)
- Thư viện dân tộc Thái Đen ( Hành lang 1)
- Dân tộc Thái
- Síp xí - tết của người Thái đen
- "Tằng cẩu" Nét đẹp trong văn hóa của người Thái đen
- Bảo tồn, quảng bá, bản sắc văn hóa dân tộc tiếng Thái
- Chữ viết cổ của người Thái (Sơn La)
| ₪ Bài đăng phổ biến - Vùng văn hóa dân tộc Tây Bắc (Văn Hóa Tây Bắc) L ờ i m ở đ ầ u Văn hóa là một hệ thống hữu c ơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá tr ình h...
- Họ và tên của 54 dân tộc Việt Nam (Nguyễn Khôi) - Dân Tộc Thái: Dân tộc Thái có trên 1,32 triệu người, cư trú ở các tỉnh Tây Bắc, Hoà Bình, Thanh Hoá và Nghệ An. Người Thái có nhi...
- Tục ngữ, ca dao dân tộc Thái và Tục ngữ, ca dao người Kinh (Cảnh Thụy) Cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam có khoảng hơn 1,5 triệu người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc địa bàn Tây Bắc. Theo nhiều nguồn tài ...
- Khác biệt giữa Thái Đen và Thái Trắng (Văn Hóa Tây Bắc) Những đặc điểm nhận dạng dân tộc Thái trắng và Thái đen ở miền Tây Bắc tỉnh Sơn La được phân biệt với các nhóm khác chủ yê...
- Tìm hiểu về họ người Khmer (Minh Khánh) Quan niệm dòng họ của người Khơme khác hẳn với các tộc người khác trong vùng, không hẳn là phụ hệ hay mẫu hệ. Trong cách tính dòng họ, mộ...
- Xống Chụ Xon Xao (Dân tộc Thái Đen) Xống Chụ Xon Xao (Tiễn dặn người yêu) T ruyện thơ Tiễn dặn người yêu (Xống Chụ Son Sao) là một thiên trường ca trữ tình kết...
- Dân tộc H'Mông ở Việt Nam: Nguồn gốc tộc người và dân số (By Văn Thoa) N gười H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn luôn ...
- Trang phục dân tộc Thái - Nét văn hoá riêng biệt (Văn hóa Việt) Việt Nam có 54 dân tộc anh em là một trong những đấ t nư ớc có nề n văn hoá phong phú và đa d ạng. Mỗi miền, mỗi dân tộc đều có bản sắ c ...
- Khun Lú Nàng Ủa (Văn Hóa Việt) Khun Lú Nàng Ủa là tập truyện thơ kể về một bi tình yêu của đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng không lấy được nhau. Then (chúa...
- Khun Lù Nàng Ủa Bản gốc " Khun Lù Nàng Ủa " bằng chữ Thái cổ. Dưới trần gian khi đó có một ông phìa (thủ lĩnh một mường) quyền uy và khá ...
|
₪ Nhóm dân tộc Tibeto-Burma
- ₪ Dân tộc Hà Nhì (20)
- ₪ Dân tộc La Hủ (22)
- ₪ Dân tộc Lô Lô (32)
- ₪ Dân tộc Phù Lá (31)
- ₪ Dân tộc Si La (10)