Nghệ Thuật Xòe Thái được Công Nhận Là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể ...

Chủ đề năm 2024: Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội
    • CHI ĐOÀN QUÂN SỰ QUẬN TÂN BÌNH TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN THANH NIÊN “KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN – LẼ SỐNG THANH NIÊN”

    • Quận Tân Bình tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2025

    • Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh lần 4 - năm 2025

    • HỘI LUẬT GIA QUẬN TỔ CHỨC VỀ NGUỐN NĂM 2024 TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ RỪNG SÁC - CẦN GIỜ

    • CÔNG KHAI KẾ HOẠCH CẢI THIỆN, KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI), CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, BAN NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG (DDCI) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH NĂM 2024

    • THÔNG BÁO TIẾN ĐỘ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN TÀU ĐIỆN NGẦM SỐ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TUYẾN BẾN THÀNH - THAM LƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH

    • LỊCH LÀM VIỆC CỦA BAN THƯỜNG VỤ QUẬN ỦY VÀ THƯỜNG TRỰC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH Tuần 48, năm 2024 (từ ngày 25/11/2024 đến ngày 01/12/2024)

    • PHƯỜNG 9 QUẬN TÂN BÌNH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI CHI BỘ QUÂN SỰ PHƯỜNG 9, NHIỆM KỲ 2025 - 2027

    • PHƯỜNG 9 QUẬN TÂN BÌNH THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN NGHỊ ĐỊNH SỐ 131/2021/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

    • HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRÊN VNEID

  • Ban tuyên giáo
  • Doanh nghiệp
  • Tin tức
    • An ninh trật tự
    • Ban quản lý đầu tư xây dựng
    • Các dự án đầu tư xây dựng
    • Cải cách hành chính
    • Chuyển đổi số
    • Chi cục thuế
    • Dân tộc
    • Du lịch
    • Giáo dục đào tạo
    • Hội nghị
    • Kinh tế
    • Lao động - giảm nghèo bền vững
    • Phổ biến giáo dục pháp luật
    • Phòng, chống tham nhũng
    • Quản lý đô thị và môi trường
    • Thông tin hoạt động 15 phường
    • Tiếp cận thông tin
    • Tin khác
    • Tuyển dụng
    • Văn hóa thông tin
    • Y tế
  • Giải quyết kiến nghị cử tri
  • Văn bản
  • Thông tin báo chí
  • Quy hoạch và phát triển
  • An toàn vệ sinh thực phẩm - Vệ sinh môi trường
  • Phổ biến, hướng dẫn pháp luật
  • Thủ tục hành chính
  • Công khai
Quay lại

Nghệ thuật Xòe Thái được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Cổng thông tin Quận Tân Bình: Tin tức - Sự kiện » Văn hóa thông tin Ngày xuất bản: 20/12/2021
  • Tweet

Chiều ngày 15/12, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra ở Paris (Pháp), di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với sự kiện này, những ngày cuối năm 2021, văn hóa Việt một lần nữa tỏa sáng cùng văn hóa thế giới.

Vòng đại xòe trong đêm hội Mường Lò 2020

Là hình thức kết nối ước vọng của con người vớithế giới thần linh, xòe lâu nay đã là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái. Xòe phản ánh vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Thái gồm thế giới ở trên trời, ở mặt đất và của thần linh, thể hiện ước vọng của con người, cầu mong sự trợ giúp, phù hộ của thần linh có một cuộc sống no đủ, bình an.

Xòe là một loại hình vũ đạo của Việt Nam với những động tác biểu tượng cho các hoạt động của con người và được thực hành trong nghi lễ, văn hóa, đời sống, và công việc.

Có ba loại Xòe: Xòe nghi lễ, Xòe vòng và Xòe trình diễn. Xòe nghi lễ và Xòe trình diễn được gọi theo tên các đạo cụ sử dụng, như Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe gậy, và Xòe hoa.

Xòe 3 bước đá chéo chân trong Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II tại Điện Biên (Ảnh: VOV)

Xòe phổ biến nhất là xòe vòng. Đây là màn đồng diễn mà người Xòe nối thành vòng tròn trong sự hòa đồng với tất cả mọi người.

Xòe được trình diễn trong các nghi lễ, đám cưới, lễ hội bản mường truyền thống và các hoạt động của cộng đồng. Các động tác múa cơ bản của Xòe là tay giơ lên cao, mở ra, hạ xuống, nắm lấy tay người bên cạnh cùng bước chân nhịp nhàng. Người hơi ưỡn ngực, lưng ngả về phía sau.

Điệu xòe "Nhôm khăn" (Tung Khăn) xòe 3 bước nhảy hú là điệu xòe được ra đời cùng với sự phát triển của nghề trồng bông dệt vải, biểu hiện niềm vui của con người trước những thành quả của lao động. (Ảnh: VOV)

Mặc dù các động tác múa đơn giản nhưng biểu trưng cho khát vọng về sức khỏe và hòa hợp của cộng đồng. Những động tác múa uyển chuyển hòa với âm nhạc của các nhạc cụ như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính.

Những nhạc cụ cùng với bài hát, trang phục áo cóm, âm thanh phát ra từ trang sức bạc đeo quanh thắt lưng của người phụ nữ Thái. Xòe được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình, các đội văn nghệ, trường học. Xòe trở thành biểu tượng của lòng hiếu khách và như là một dấu ấn văn hóa quan trọng của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.

Đội văn nghệ múa Xòe trong cộng đồng người Thái

Di sản Xòe Thái đi kèm cùng với âm nhạc của các nhạc cụ như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính. Cộng đồng người Thái cùng nhau gánh vác trách nhiệm và có vai trò khác nhau trong việc tổ chức thực hành Xòe. Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể là nhạc công trong các cuộc Xòe. Xòe được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng tới tất cả mọi người với mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Trẻ em học Xòe từ ông bà, cha mẹ. Các thầy cúng truyền dạy Xòe cho các con nuôi.

Các nghệ nhân và những người thực hành Xòe còn truyền dạy trong các đội văn nghệ, các trường phổ thông và trường nghệ thuật. Xòe phản ánh thế giới quan và vũ trụ quan của người Thái, được trình diễn vào dịp Tết đến xuân về, trong lễ hội, các cuộc vui, liên hoan. Xòe Thái cởi mở cho tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp và tộc người.

Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Việc UNESCO chính thức ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam vào Danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại" mang lại ý nghĩa và cơ hội lớn để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình múa truyền thống đặc sắc này, cũng như khẳng định sự đa dạng, giá trị và bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam trong bức tranh văn hóa chung của nhân loại. Điều này cũng góp phần tạo nên sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Nguồn: An Nhiên - Pháp luật và Xã hội Online PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN Bản đồ hành chính Quận Tân Bình
  • Công báo
  • Người phát ngôn
  • Thông tin góp ý
  • Lịch công tác
  • Gương điển hình
  • Công trình, chương trình trọng điểm
Đăng_ký_tài_khoản_dịch_vụ_công.mp4

Chùa Phổ Quang

Công viên Hoàng Văn Thụ

Bảo tàng lực lượng vũ trang

Chùa Giác Lâm

Lăng mộ Cụ Phan Châu Trinh

❮ ❯

Từ khóa » Nhạc Cụ Xoè Thái Bầu Trời