Nghỉ Không Hưởng Lương đóng BHXH Thế Nào? - Luật Minh Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Tư vấn quy định về tham gia bảo hiểm xã hội
- 2. Nghỉ không hưởng lương đóng BHXH thế nào?
- 2.1 - Thứ nhất, về việc nghỉ không hưởng lương
- 2.2 - Thứ hai, về việc đóng BHXH trong thời gian nghỉ không hưởng lương
- 3. Cách tính BHXH 1 lần và BHTN được quy định như thế nào?
- 3.1 Thứ nhất: Quy định về BHXH 1 lần
- 3.2 Thứ hai, liên quan đến Bảo hiểm thất nghiệp
1. Tư vấn quy định về tham gia bảo hiểm xã hội
Nếu bạn là người lao động hoặc người sử dụng lao động muốn tìm hiểu nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của mình nhưng không có thời gian nghiên cứu, hãy liên hệ với chúng tôi, luật sư sẽ giải đáp mọi vướng mắc cho bạn để:
- Bạn hiểu rõ mức đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc và khi nghỉ việc không hưởng lương
- Bạn biết về quyền và nghĩa vụ của các bên về BHXH khi nghỉ việc
- Nắm được tỷ lệ trích trừ tiền lương đóng BHXH
- Được hỗ trợ, tư vấn mọi vấn đề liên quan đến luật Lao động, BHXH, Bảo hiểm y tế, thất nghiệp...
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống luật sư tư vấn sau đây:
2. Nghỉ không hưởng lương đóng BHXH thế nào?
Câu hỏi:
Chào văn phòng luật Minh Gia, Em có một thắc mắc về tham gia bhxh khi nghỉ việc nhờ luật sư tư vấn giúp, em xin nghĩ không hưởng lương 1 tháng 15 ngày tại một công ty tư nhân về du lịch với lý do bận việc gia đình và đã được sự đồng ý của giám đốc công ty, nhưng khi em nghỉ gần 1 tháng thì công ty gọi bảo em phải đóng toàn bộ phí BHXH 23% của tháng em nghỉ. Như thế có đúng với luật pháp quy định không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất, về việc nghỉ không hưởng lương
Tại Điều 116 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:
“Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
…
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”
Theo đó, về việc nhỉ việc không hưởng lương sẽ do các bên thỏa thuận.
- Thứ hai, về việc đóng BHXH trong thời gian nghỉ không hưởng lương
Tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”
Như vậy, nếu bạn không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng sẽ không phải đóng BHXH trong tháng đó. Do đó, nếu công ty yêu cầu bạn tự đóng 23% là trái quy định của pháp luật. Bạn có thể kiến nghị yêu cầu công ty xem xét lại vấn đề này.
Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn pháp luật áp dụng Văn bản pháp luật tại thời điểm gửi câu hỏi về việc đóng BHXH trong thời gian nghỉ không hưởng lương như sau:
Tại Mục 2.1 Khoản 2 Điều 54 Quyết định 1111/QĐ-BHXH Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.có quy định như sau:
“2. Người lao động tăng mới hoặc ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động như sau:
2.1. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó:
… - Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc.
Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.”
Theo quy định của pháp luật thì nguyên tắc đóng và mức đóng BHXH của NLĐ và người sử dụng lao động được căn cứ vào tiền lương, tiền công của NLĐ. Như vậy, nếu NLĐ xin nghỉ việc không hưởng lương thì không có căn cứ để đóng BHXH.
---
3. Cách tính BHXH 1 lần và BHTN được quy định như thế nào?
Câu hỏi:
Kính gởi Công ty luật Minh Gia. Xin cho hỏi về thủ tục và số tiền thực nhận TN & BHXH. Tôi làm cty Wipro Unza từ tháng 8-9/2011 lương cơ bản 1.300.000 ( 2 tháng). 10/2011 - 3/2012 lương cơ bản 1.905.000 (6 tháng). 4/2012 - 10/2012 lương 6.200.000(7 tháng). 11/2013- 6/2013 lương 6.944.000(6thang). 5/2013-12/2013 lương 7.986.000 (8 tháng). 1/2014-4/2014 lương 7.986.000 (4 tháng). 5/2014-4/2015 lương 9.264.000 (12 tháng). 5/2015- 4/2016 lương 10.283.000 (12 tháng). + 5/2016-4/2017 lương 11.311.000 (12 tháng). 5/2017 - 2/2018 lương 12.725.000 (10 tháng). Qua công ty mới làm được 8 tháng thời gian 6/2018 - 1/2019 lương 9.000.000 ( 8 tháng ). Kính nhờ luật sư tính dùm bảo hiểm TN & BHXH đã đóng 87 tháng, TN có phải nhận 9 tháng, và số tiền BHXH 1 lần thực nhận bao nhiêu. Tôi xin đợi email và chân thành cảm ơn Luật Sư.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất: Quy định về BHXH 1 lần
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định BHXH 1 lần như sau: "1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. "
Và Khoản 4 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
"4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần."
Điều 2 Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương tháng đóng BHXH:
"1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 lần lượt là 1,34; 1,23; 1,15;1,11; 1,10; 1,07; 1,04; 1,00; 1,00.
Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH của bạn sau khi đã điều chỉnh thêm hệ số của các năm là: (1.300.000 x 2 + 1.905.000 x 3) x 1,34 + (1.905.000 x 3 + 6.200.000 x 7 + 6.944.000 x 2) x 1,23 + (6.944.000 x 4 + 7.986.000 x 8) x 1,15 + (7.986.000 x 4 + 9.264.000 x 8) x 1,11 + (9.264.000 x 4 + 10.283.000 x 8) x 1,10 + (10.283.000 x 4 + 11.311.000 x 8) x 1,07 + (11.311.000 x 4 + 12.725.000 x 8) x 1,04 + 12.725.000 x 2 + 9.000.000 x 8 = 834.232.710 (đồng)
Từ các quy định trên, đối chiếu trường hợp của bạn: Bạn tham gia BHXH 87 tháng (dưới 20 năm) thì sau một năm nghỉ việc mà bạn không tiếp tục tham gia BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH 1 lần. Tuy nhiên, vì thông tin bạn cung cấp quá trình đóng BHXH của bạn không chính xác tháng 5/2013 và tháng 6/2013 (từ tháng 11/2013 đến tháng 6/2013 tiền lương đóng BHXH của bạn là 6.944.000 và từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2013 tiền lương đóng BHXH của bạn là 7.986.000), do đó giả sử tiền lương tháng đóng BHXH của bạn từ tháng 11/2013 đến tháng 4/2013 là 6.944.000; từ tháng 5/2013-12/2013 là 7.986.000 thì BHXH 1 lần của bạn được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương = 834.232.710 : 87 = 9.588.881 (đồng)
Thời gian bạn tham gia BHXH trước năm 2014 là 2 năm 5 tháng nên trợ cấp BHXH 1 lần bạn nhận được là: 9.588.881 x 2 x 1.5 = 28.766.643 (đồng)
Thời gian bạn tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi là 5 năm 3 tháng (đã bao gồm 5 tháng lẻ giai đoạn trước năm 2014), trợ cấp BHXH 1 lần bạn nhận được là: 9.588.881 x 5,5 x 2 = 105.477.691 (đồng)
Như vậy, tổng số tiền hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần của bạn là : 28.766.643 + 105.477.691 = 134.244.604 (đồng)
Thứ hai, liên quan đến Bảo hiểm thất nghiệp
Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định Mức, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
"1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng."
Theo đó, bạn tham gia BHTN 7 năm 3 tháng (87 tháng) thì bạn sẽ được hưởng 7 tháng trợ cấp thất nghiệp (3 tháng lẻ sẽ được bảo lưu) mỗi tháng được hưởng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp của bạn là 9.000.000 nên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bạn là 60% x 9.000.000 = 5.400.000 đồng.
Như vậy, bạn được hưởng 7 tháng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng mỗi tháng là 5.400.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Nghỉ không hưởng lương đóng BHXH thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật Minh Gia để được giải đáp.
Từ khóa » Cách Làm Báo Giảm Nghỉ Không Lương
-
Thủ Tục Báo Giảm Nghỉ Không Lương - Luật ACC
-
Hồ Sơ Báo Giảm Lao động Nghỉ Không Lương Kê Khai Theo Mẫu Nào?
-
Hướng Dẫn Nghiệp Vụ Báo Giảm Lao động [308] | Tin Bảo Hiểm Xã Hội
-
Các Bước Báo Giảm BHXH Cho NLĐ Trên Phần Mềm EFY
-
Nghỉ Không Lương Dài Ngày Người Lao động Phải Chịu Nhiều Thiệt Thòi
-
Hướng Dẫn Báo Giảm Tham Gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN ...
-
Hồ Sơ Thu – Báo Giảm Lao động | TS24 Corp
-
4 Thiệt Thòi đối Với Người Lao động Nghỉ Không Lương Dài Ngày
-
Nghỉ Không Lương 14 Ngày Nhưng Không Báo Giảm BHXH ... - Hỏi đáp
-
[PDF] THÔNG BÁO TỚI NHÂN VIÊN
-
Home - Bảo Hiểm Xã Hội
-
4 Thiệt Thòi đối Với Người Lao động Nghỉ Không Lương Dài Ngày - USSH
-
BHXH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG
-
Đang Nghỉ Không Lương Thì Có Thể đóng BHXH ở Công Ty Khác Không?