Nghị Luận Bàn Về Lòng Hiếu Thảo Của Con Cháu Với ông Bà, Cha Mẹ
Có thể bạn quan tâm
Nghị luận về lòng hiếu thảo - Sưu tầm và tổng hợp những đoạn văn ngắn, bài văn hay và xúc động nói về lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà cha mẹ.
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng hiếu thảo.
***
Đoạn văn mẫu 200 chữ hay bàn về lòng hiếu thảo
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyến thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể. Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện miềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.
Bài văn ngắn nghị luận về lòng hiếu thảo
Ai trên cõi đời này mà lại chẳng có cha có mẹ để yêu thương, kính trọng, tôn thờ. Bổn phận chúng ta là con cái thì phải luôn đặt chữ “hiếu” làm đầu thể hiện chúng ta là người có nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Vậy lòng hiếu thảo đối với chúng ta có ý nghĩa như thế nào ?
Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình và đó là một trong những truyền thống đạo đức cao đẹp của con người. Vậy thì tại sao chúng ta phải có lòng hiếu thảo? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có. Là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm vì không tự nhiên mà chúng ta có mặt ở cõi đời này được. Đó phải là một quá trình mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày của người mẹ kính yêu, sự chăm nom, yêu thương của người cha. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của một con người. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khoẻ mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ, đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam mà ông bà ta đã để lại có những bài ca ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Hay như:
“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”
Hoặc:
“Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
Trong cuộc sống xã hội hiện giờ vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người mà giờ đây những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng, đánh đập, đôi khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Những kẻ này chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc cha mẹ già yếu, neo đơn. Thay vì cha mẹ già yếu, bệnh tật, bổn phận làm con cái phải phụng dưỡng thì lại gửi cha mẹ vào “viện dưỡng lão” bỏ mặc sống chết. Hay những người con chỉ vì những đồng tiền ít ỏi mà nhẫn tâm xuống tay giết hại chính cha mẹ mình. Trên báo chí gần đây thường hay đăng những tin tức liên quan đến những đứa con bất hiếu, giết hại chính cha mẹ của mình chỉ vì xin tiền chơi game cha mẹ không cho. Hay chỉ vì những lời quan tâm của cha mẹ thì những kẻ này lại xem là những lời cằn nhằn, trách mắng thì chúng lại có những hành động rất đau lòng như đánh đập, giam nhốt chính cha mẹ ruột thịt của mình. Hoặc đôi khi có nhũng nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ của minh đem bỏ lên núi bơ vơ một mình. Thật là tàn nhẫn.
Tóm lại, lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà chúng ta ai ai cũng nên có. Chúng ta cần phải trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này trước hết là ở chính cha mẹ của mình, chúng ta phải yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật,… Riêng bản thân em, em sẽ phấn đấu học tập thật tốt, đem lại nhiều niềm vui cho cha mẹ của mình.
» Xem thêm bài nghị luận về ý nghĩa bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn để thấy rõ hơn những bài học về lòng hiếu thảo mà cha ông ta đã răn dạy ta từ đời này qua đời khác.
Tuyển tập top 3 bài văn hay và ý nghĩa nghị luận về lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ
Bài văn mẫu 1:
Chúng ta sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành là nhờ công ơn trời bể, sự yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ của ông bà, cha mẹ. Bổn phận của chúng ta, những đứa con đứa cháu là phải biết hiếu thảo với những người sinh thành. Hiếu thảo trở thành một trong những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Nó làm cho cuộc sống này ấm áp và hạnh phúc lên từng ngày.
Vậy hiếu thảo là gì? Hiếu thảo là sự tôn trọng, kính yêu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Là sự đền đáp công ơn mà họ đã dành cho ta. Hiếu thảo thể hiện qua việc đối xử tốt với cha mẹ, là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng khi họ về già, là ngoan ngoãn nghe lời, không làm họ phải phiền lòng hay rơi nước mắt. Hiếu thảo là đức tính tốt đẹp cần có ở mỗi người.
Tại sao chúng ta cần phải hiếu thảo? Bởi vì cha mẹ là người sinh ra ta, mang ta đến với cuộc sống này. Từ những ngày thơ bé, ta đã được sống trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của họ. Sự hy sinh, công lao của cha mẹ không gì có thể sánh bằng, như ca dao đã có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Công ơn của cha mẹ mênh mông như nước, cao lớn như núi, không gì có thể sánh bằng. Nó là sức mạnh, là tình yêu thương nuôi con khôn lớn từng ngày. Ta sẽ chẳng thể tìm ở đâu tình yêu thương vô điều kiện như cha mẹ đã dành cho mình. Cũng chỉ có cha mẹ mới yêu thương ta hết mực, quan tâm và lo lắng cho ta từng li từng tí. Cũng chỉ có cha mẹ mới có thể hy sinh bản thân mình để bảo vệ con khỏi những giông tố của cuộc đời. Biết bao khó khăn, vất vả, ba mẹ không quản nắng mưa nhọc nhằn để nuôi ta khôn lớn thành người. Bổn phận của chúng ta là phải yêu thương, kính trọng và đền đáp công ơn trời bể ấy.
Không chỉ có ba mẹ mới là người ta cấn phải hiếu thảo mà cuộc sống này còn có nhiều người yêu thương, quan tâm và dạy dỗ ta mỗi ngày. Đó là thầy cô, nhưng người truyền đạt cho ta biết bao kiến thức bổ ích. Họ ngày đêm miệt mài bên đèn sách để có được những cách giảng dạy hay với những phương pháp giúp ta hiểu bài hơn. Thầy cô dạy dỗ ta, quan tâm ta bằng tình thương của những người giàu lòng nhân ái. Họ cũng mong ta thành công, mong ta nên người như chính sự mong chờ của cha mẹ. Thầy cô chắp cánh ước mơ của những người học trò, dìu dắt chúng đi đến một con đường tốt đẹp, tươi sáng hơn. Họ thầm lặng, không phô trương, vẫn từng ngày tiếp thêm cho ta kiến thức, cho ta niềm tin và sức mạnh để tự mình bước đi trên con đường đi đến thành công. Mỗi người học sinh phải biết biết ơn và tôn trọng thầy cô, không ngừng cố gắng học thật tốt, để không phụ lòng của thầy cô, cha mẹ. Bên cạnh đó, chúng ta được sống trong nền hòa bình, tự do, chúng ta phải biết ơn công lao to lớn của thế hệ cha anh. Chính họ đã không quan gian nan, nguy hiểm, hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Những anh bộ đội cụ Hồ, những chàng lính trẻ đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Sự ngã xuống của các anh đã mang đến cho thế hệ sau một cuộc sống hòa bình, ấm no. Bản thân thế hệ trẻ phải luôn ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của họ, những người anh hùng đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc. Không chỉ đối tốt với ông bà cha mẹ mà người ta còn thể hiện lòng hiếu thảo đối với tất cả những người xung quanh.
Sự hiếu thảo làm cho cuộc sống ngày càng thêm đẹp. Nó là sợi dây gắn kết các thành viên, các thế hệ trẻ lại với nhau. Con cháu biết yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ, những bữa cơm tràn ngập tình thân và những tiếng cười vui vẻ. Mọi người sống với nhau có tình có nghĩa hơn. Còn gì hạnh phúc hơn khi hằng ngày ta được nhìn thấy nụ cười của mẹ, của cha. Nó là ngọn lửa hồng trong đêm lạnh giá, sưởi ấm những trái tim đang hết mình vì Tổ quốc. Nhờ hiếu thảo mà tình cảm gia đình sẽ không ngừng được vun đắp. Con cái có nơi để về sau những ngày làm việc mệt mỏi, cực nhọc, cha mẹ cũng sẽ vui vẻ, hạnh phúc nhìn những đứa con ngày càng trưởng thành. Nếu không có tình thương, không có lòng hiếu thảo thì con người sẽ nhìn nhau bằng một cái nhìn thờ ơ, lạnh lùng. Lúc đó, gia đình cũng đâu còn là gia đình nữa. Con nhìn mẹ bằng cái nhìn vô cảm, mẹ nhìn con bằng ánh mắt thất vọng, tủi hờn. Sẽ thật ngột ngạt khi gia đình thiếu tình thương yêu và sự quan tâm chân thành.
Lòng hiếu thảo còn là thước đo để đánh giá một con người. Nếu chúng ta không biết kình trên nhường dưới, không đối xử tốt với ông bà, cha mẹ thì dù ta có tài giỏi đến đâu cũng chỉ là một đứa bất tài. Xã hội sẽ nhìn ta bằng thái độ khinh thường, trách móc. Hiếu thảo là nhân cách của con người, nó làm nên giá trị của bản thân mỗi người. Vậy nên chúng ta hãy biết tu dưỡng đạo đức, biết hiếu thảo với cha mẹ ngay khi còn có thể. Đừng để đến khi cha mẹ không còn nữa ta mới kịp nhận ra thì đã quá muộn. Thực tế có rất nhiều người vô tâm với cha mẹ, vong ơn bội nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình. Họ cần bị lên án và bị trừng trị thích đáng cho lối sống ích kỉ của mình. Chính họ đã tạo nên vết nhơ cho tâm hồn con người, cho truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy, hiếu thảo là đức tính cần có và phải có ở mỗi người. Không có lòng hiếu thảo thì cũng như giá trị của con người cũng chỉ là con số không. Chúng ta cần nhìn lại bản thân và có những thay đổi trong cách cư xử với ông bà cha mẹ để xứng đáng với công ơn trời bể mà họ đã dành cả cuộc đời mình để mang đến cho ta một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Bài văn mẫu 2:
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Cha mẹ là đấng sinh thành dưỡng dục chúng ta khôn lớn trưởng thành. Công ơn trời biển của cha mẹ biết kể sao cho xiết kể sao cho xuể. Để báo đáp lại ân tình cao rộng ấy, mỗi người con phải luôn luôn hiếu thảo đối với cha mẹ, với bề trên. Lòng hiếu thảo là một trong những truyền thống đạo đức tốt đẹp, là nếp sống văn hóa giá trị của cha ông ta từ ngàn đời nay, đã và đang được các thế hệ con em nối tiếp và phát triển.
Vậy lòng hiếu thảo là gì? Lòng hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, tôn kính của con cháu dành cho cha mẹ, ông bà, những người bề trên trong gia đình, dòng tộc, làng xóm. Lòng hiếu thảo không chỉ được thể hiện qua suy nghĩ; qua lời nói mà còn được biểu hiện qua hành động, cư xử thực tiễn hàng ngày. Hiếu thảo giữa con cái đối với cha mẹ; hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, hiếu thảo với những người lớn, người già. Dù ở mối quan hệ nào lòng hiếu thảo cũng luôn được thể hiện bằng tình cảm yêu thương; chăm sóc; phụng dưỡng; tôn kính của bề dưới dành cho bề trên.
Lòng hiếu thảo là đức tính không thể thiếu trong mỗi con người. Bởi vì sao? Như chúng ta được biết chức năng chính của gia đình đó là tình cảm, là yêu thương, là gắn kết. Nếu không có lòng hiếu thảo giữa các thành viên sẽ không có sợi dây liên kết; sẽ có những khoảng cách vô hình; nhạt nhòa và như vậy gia đình tồn tại chỉ giống như một cái vỏ bọc hư không. Thứ hai, cha mẹ ông bà là những người sinh ra ta, hi sinh vất vả nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành; giáo dục ta trở thành người có ích. Công ơn của cha mẹ, ông bà được đo bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu. Vậy khi ta khôn lớn ta ắt phải có trách nhiệm báo đáp, phải biết uống nước nhớ nguồn, phải bù đắp lại những giá trị tinh thần và vật chất xứng đáng. Lòng hiếu thảo cũng là nhân tố hoàn thiện bản thân mỗi con người. Có lòng hiếu thảo chúng ta sẽ biết đồng cảm, biết yêu thương, biết sẻ chia và biết thấu hiểu. Tình cảm này sẽ là tiền đề để mỗi cá nhân phát triển bản thân khi ở trong môi trường lớn hơn, môi trường xã hội.
Lòng hiếu thảo là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt xưa và nay. Ngay từ thuở lọt lòng ta đã được cha mẹ hát ru bằng những câu ca dao ngọt ngào:
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”
Những câu ca dao thấm đẫm nghĩa tình như in sâu vào lòng con công ơn nhọc nhằn của cha mẹ, thôi thúc con khôn lớn, vượt ngàn chông gai để đền đáp công ơn sinh thành phụ mẫu. Những phút giây nghĩ về gia đình về cha mẹ; những lời răn dạy của cha của mẹ cho con thêm nghị lực để đứng dậy để cố gắng và thành công. Lòng hiếu thảo như khắc sâu vào lòng ta sự dưỡng dục của gia đình, định hướng cho ta cách cư xử đúng đắn, phù hợp, hợp đạo làm người. Lòng hiếu thảo trong mỗi gia đình, trong cộng đồng sẽ là hậu phương thúc đẩy xã hội nhân loại phát triển và văn minh hơn.
Lòng hiếu thảo hun đúc tình người qua hàng nghìn năm nay và trở thành lối sống ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân. Quay ngược dòng lịch sử ta nhớ đến Chử Đồng Tử, vì gia cảnh khốn khó mà hai cha con chàng chỉ có chung một chiếc khố. Khi cha chết vì không muốn cha lạnh lẽo mà chàng đã nhường chiếc khố đó cho cha còn mình thì chấp nhận ở vậy. Tấm lòng hiếu thảo của Chử Đồng Tử đã khiến Tiên Dung công chúa cảm động và kết duyên cùng chàng. Hay đến với hiện tại, cư dân mạng chắc không khỏi xót lòng khi chứng kiến cậu bé 10 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày phiêu bạt, đội sương đội nắng đẩy xe đẩy đi bán bánh xèo nuôi dưỡng gia đình. Nghịch cảnh éo le nhưng chẳng thể dập tắt được tình người. Càng khốn khó lòng hiếu thảo lại càng rực sáng.
Lòng hiếu thảo mở rộng ra còn là lòng hiếu nghĩa. Đó là sự biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã đổ mồ hôi công sức xương máu cho nền độc lập dân tộc ngày nay, đó là sự biết ơn sự quan tâm của Đảng của Nhà nước đến đời sống nhân dân và đó còn là sự lễ phép, yêu quý với mọi người.
Lòng hiếu thảo là một đức tính quý báu của người dân Việt Nam. Ấy thế nhưng trong cuộc sống hiện đại, xô bồ lại có không ít các biểu hiện tiêu cực đi ngược lại với lòng hiếu thảo. Pháp luật và xã hội lên án vô cùng gay gắt đối với những trường hợp con cái đối xử bất hiếu đối với cha mẹ, nào là hắt hủi, đuổi đánh, ngược đãi thậm chí là chém giết cha mẹ,… Hay gần hơn nữa, đó là một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ ỷ nại vào tài sản gia đình không chịu khó học hành, suốt ngày chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi, đàn đúm, xa hoa, hưởng lạc.. Còn nhiều nhiều lắm. Thật đáng lên án và phê phán và trừng trị nghiêm khắc những đối tượng này.
Là học sinh những thế hệ tương lai của đất nước mỗi chúng ta phải cố gắng, tiếp bước cha ông. Hãy cố gắng học tập; không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện lối sống lành mạnh để trở thành con ngoan trò giỏi để bố mẹ, ông bà vui lòng. Chúng ta hãy tranh thủ những thời gian rảnh rỗi để phụ giúp cha mẹ, ông bà những công việc trong gia đình: nhặt rau, nấu cơm, quét dọn, thi thoảng cùng ông bà ra thăm và dọn dẹp phần mộ tổ tiên. Không chỉ trong gia đình chúng ta hãy lan tỏa tình yêu thương đó đến với làng xóm, với cộng đồng. Chăm chỉ tham gia các hoạt động tình nghĩa tại địa phương; trường lớp. Có như vậy chúng ta mới được mọi người yêu thương; quý mến; mới trở thành người có ích cho xã hội, cho cộng đồng.
Tóm lại, lòng hiếu thảo là đức tính cần có trong mỗi con người. Lòng hiếu thảo xứng đáng được giữ gìn, phát huy và lan tỏa hơn nữa, hơn nữa đến với mọi người. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay để xã hội hôm nay và ngày mai sẽ ngày càng ấm áp, tràn ngập hạnh phúc và yêu thương.
Có thể bạn quan tâm: Một số bài văn mẫu nghị luận về câu nói Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng
Bài văn mẫu 3:
Lòng hiếu thảo luôn luôn được xem là một phẩm chất đáng quý và đáng có của mỗi con người. Thực sự hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta – những người con của cha mẹ. Trong xã hội cũ cho đến tận bây giờ người ta luôn luôn coi trọng chữ hiếu.
Đầu tiên ta phải hiểu được hiếu thảo có nghĩa là gì? Định nghĩa và hiếu thảo có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng ta hiểu được một cách chung nhất đó chính là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Chính sự hiếu thảo dường như cũng đã thể hiện những tình cảm, thể hiện được những sự suy nghĩ của bản thân mỗi người với những người mà đã có công ơn to lớn với chúng ta. Thực sự đức tính hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, cần thiết ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt sự hiếu thảo như càng quan trọng hơn, cần thiết hơn đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những đó chính là những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta từ xưa cho đến nay đã có truyền thống hiếu thảo và đứ tính đó như là một bài học cho tất cả chúng ta hiện nay. Ta như biết được hiếu thảo cũng chính là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu rất ý nghĩa về công lao to lớn của cha mẹ và nhấn mạnh, nhắn nhủ sự hiếu thảo của người con:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Ta không thể phủ nhận được công lao trời biển to lớn của cha mẹ. Qủa thực cha mẹ chính là bậc sinh thành – người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ đã có công sinh ra ta và nuôi dưỡng ta lên người, công lao đó phải được ví như trời biển. Khó ai có thể tốt với ta như cha mẹ, cha mẹ luôn luôn hết lòng yêu thương, cũng như luôn chăm sóc những đứa con của mình chu đáo tận tâm nhất, một cách vô điều kiện. Họ như quan tâm đứa trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, hay là có cả những sự gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Qủa thực ta phải biết được rằng chính đối với cha mẹ thì: “con dẫu lớn vẫn là con của mẹ – đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn dõi theo con”. Điều đó thật là đúng, những công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn, nó đã được ví như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la như thật mênh mông và vô tận”. Chính bởi vậy mà trong mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy bằng những việc làm nhỏ nhất chúng ta có thể làm được đó chính là phải ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội. Những điều chúng ta làm thực ra là có ý nghĩa cho chính bản thân chúng ta nhiều hơn. Nhưng đó lại chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ không bao giờ mong con cái đền đáp công lao của họ mà chỉ mong con cái có thể được bình an và hạnh phúc mà thôi.
Chúng ta như cũng phải biết được rằng chính lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ thôi đâu mà nó còn được thể hiện với mọi người xung quanh. Đó chính là sự kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cả ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô là những người mở ra cho chúng ta những bầu trời kiến thức. Thầy cô cũng là người mà như đã chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Qủa thật ta như thấy được đó chính là những điều không hề ồn ào, phô trương mà nó lại như đang thật là âm thầm và lặng lẽ. Những thầy cô như những người lái đò thật chịu thương, chịu khó như thật cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức và đó là biết bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Song, có lẽ ta cũng thấy được để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, tất cả chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”. Đó chính là sự nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã thật anh dũng ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Thật đáng nghẹn lòng khi những người lính đó ngã sống mà nấm mồ lại không bia đá, tượng đài. Và đó còn không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, đó là những người lính mà hành trang của họ dường như vẫn đượm mùi sách vở. Cũng chính những tâm hồn, những tấm gương anh dũng kiên trung đó sẽ được hồn thiêng sông núi và các thế hệ người sau luôn nhớ mãi đến các anh.
Quả thực ta như thấy được tất cả những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau nữa. Bên cạnh đó ta như thấy được chính trong xã hội ngày nay, đặc biệt là khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan…thì chính bản thân của chúng ta cũng đã bị cuốn vào những mưu sinh cơm áo gạo tiền mà như quên mất đi những nghĩa cử, những việc làm hiếu thảo cần phải làm.
Tất cả chúng ta – những thế hệ trẻ ngày nay cũng cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người. Trong số những phẩm chất đạo đức thì lòng hiếu thảo cũng cần được đề cao hơn bao giờ hết. Chúng ta cũng cần phải thực nghiêm khắc lên án những hành vi đồi bại đối xử không tốt với các bậc cha mẹ – những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta lên người.
Tóm lại ta như thấy được chính lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Thông qua đây ta cũng như thấy được mỗi người chúng ta cũng phải thật nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, nhìn nhận của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo luôn quan trọng và nhất nhất phải có trong cuộc sống của chính mỗi người.
Sưu tầm và tuyển chọn Văn mẫu lớp 12 hay nhất / Đọc Tài Liệu
Từ khóa » Hiếu Thảo Là Gì Biểu Hiện
-
5 Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo Đối Với Cha Mẹ - THE COTH
-
Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo (11 Mẫu)
-
Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo Là Gì - Thả Rông
-
Biểu Hiện Hiếu Thảo Là Gì - LuTrader
-
[CHUẨN NHẤT] Lòng Hiếu Thảo Là Gì? - TopLoigiai
-
Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo Của Con Cháu Với Ông Bà, Cha Mẹ
-
TOP 14 Bài Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Hiếu Thảo Mới Nhất
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Lòng Hiếu Thảo
-
Dàn ý Suy Nghĩ Về Lòng Hiếu Thảo - THPT Sóc Trăng
-
Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Với ông Bà Cha Mẹ (16 Mẫu)
-
Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo
-
Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo
-
Top 9 Bài Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Hiếu Thảo Siêu Hay