Nghị Luận Câu Nói Của Thầy Nguyễn Ngọc Ký:"Con Người Ta Chỉ Sợ ...
Có thể bạn quan tâm
Đề bài: Thầy Nguyễn Ngọc Ký từng tâm sự: “Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”.
Hãy viết môt bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời tâm sự trên.
Nghị Luận câu nói của thầy Nguyễn Ngọc Ký:”Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”.
Hướng dẫn: Bài làm cần nêu được các ý chính sau:
1. Giải thích câu nói:
– Khiếm khuyết là sự thiếu hụt, là sự không hoàn hảo, không hoàn thiêṇ – Khiếm khuyết trên cơ thể: là những người dị tâṭ, tàn tâṭ, khuyết tâṭ… Khiếm khuyết trên cơ thể dễ nhìn thấy và có thể sửa chữa được bằng sự can thiệp của y học hoặc vượt qua bằng ý chí, nghị lực… Nó không đáng sợ. – Những người tình cảm lệc̣h lạc, hẹp hòi, hời hợt, tâm hồn đen tối, tù túng, yếu đuối…là người khiếm khuyết tâm hồn. Khiếm khuyết tâm hồn vô hình nên khó sửa chữa và dễ dẫn con người đến hành vi xấu xa, tàn bạo, độc ác, đáng sợ. Nó là mầm tai họa nên thật – Câu nói đề cao vai trò của đời sống tâm hồn đối với mọi người.
2. Bình luận câu nói: Vai trò, ý nghĩa của đời sống tâm hồn. – Tâm hồn làm nên nét đẹp nhân văn trong mỗi con người và ý nghĩa cuôc đời.Tâm hồn cao đẹp, trong sáng, lành mạnh có tác đông tích cực đến viêc hình thành và khẳng định nhân cách của mỗi con người, góp phần xây dựng xã hôi thân thiện, nhân ái…(nêu dẫn chứng). – Khiếm khuyết trong tâm hồn sẽ làm đời sống tinh thần của mỗi con người trở nên nghèo nàn, lêch lạc, dễ dẫn đến sự đố kị, thói đa nghi, cố chấp, ích kỉ, vô cảm, các hành vi bất nhân và tôi ác dễ hình thành (nêu dẫn chứng).
3. Bàn luận, mở rộng vấn đề – Cần phải nuôi dưỡng, bồi dưỡng ngọn lửa tâm hồn cho con người, nhất là cho thế hệ trẻ – Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa dễ làm thanh niên thờ ơ, sao nhãng việc bồi dưỡng tâm hồn. Hậu quả là làm xuất hiện trong xã hôị nhiều lối sống lệch lạc, nhiều tội ác, nhiều con người thiếu nhân cách… – Bồi dưỡng tâm hồn là viêc làm cần thiết đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
4. Bài học nhận thức và hành động cho bản thân – Cân nói thể hiện một quan niệm đúng đắn, tích cực, giúp con người biết cách phấn đấu để hoàn thiên nhân cách, nâng cao phẩm giá.
– Hướng tới sự phát triển hoàn thiện: khỏe mạnh về thể chất, phong phú, cao đẹp về tâm hồn là cần thiết cho mỗi người, nhất là giới trẻ…
Trên đây là bài văn Nghị Luận câu nói của thầy Nguyễn Ngọc Ký:”Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”.Các bạn tham khảo nhé!
Từ khóa » Khiếm Khuyết Tâm Hồn Là Gì
-
"Khuyết Tật Cơ Thể" Hay "Khuyết Tật Tâm Hồn" - 11CV NK.19-22
-
[CHUẨN NHẤT] Khiếm Khuyết Tâm Hồn Là Gì? - TopLoigiai
-
Khuyết Tật Tâm Hồn Là Gì - Thả Rông
-
Nghị Luận: Khuyết Tật Trong Tâm Hồn đáng Sợ Hơn Khuyết Tật Trên Thân ...
-
Suy Nghĩ Của Em Về Khiếm Khuyết Cơ Thể Và Khiếm Khuyết Tâm Hồn
-
Khiếm Khuyết Tâm Hồn
-
Khiếm Khuyết Tâm Hồn Là Gì
-
Viết Một đoạn Văn Nghị Luận Bàn Về Sự Khiếm Khuyết.
-
Khiếm Khuyết Tâm Hồn - Văn Học
-
Môn Văn Lớp: 9 Viết Bài Văn Ngắn (khoảng 1 Trang Giấy Thi) Trình Bày ...
-
CÁC BẠN TRẺ LÀM BÀI THI THẾ... - THCS 2 Thị Trấn Thanh Ba
-
Công ước Về Quyền Của Người Khuyết Tật - Thư Viện Pháp Luật