Nghị Luận: Khuyết Tật Trong Tâm Hồn đáng Sợ Hơn Khuyết Tật Trên Thân ...
Có thể bạn quan tâm
»» Nội dung bài viết:
- Khuyết tật trong tâm hồn là gì?
- Khiếm tật trên cơ thể là gì?
- Vì sao nói: Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể?
- Bàn luận mở rộng.
- Bài học nhận thức.
Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể (Nguyễn Ngọc Ký)
- Mở bài:
Nhân loại đã chứng kiến biết bao con người dù bị khiếm khuyết về thân thể nhưng đã biết vươn lên vượt qua nghịch cảnh có cống hiến quan trọng vì sự phát triển của con người. trái lại, có nhiều người tuy lành lạn nhưng lại sớm chịu đầu hàng số phận, sống một cuộc đời nhỏ bé. Bởi thế, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã từng nói rằng: “Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể“.
- Thân bài:
Khuyết tật trong tâm hồn là gì?
Khiếm khuyết tâm hồn có nghĩa là tâm hồn ấy có nhiều điểm xấu, thói xấu (ỵếu đuối, cảm xúc không đủ để yêu thương chia sẻ) hoặc phát triển tâm hồn lệch lạc, xa rời chuẩn mực đạo đức của con người. Người khiếm khuyết tâm hồn là người ích kỉ, nhiều tính xấu…
Khiếm tật trên cơ thể là gì?
Khiếm khuyết trên cơ thể có nghĩa là cơ thể ấy sinh ra đã không lành lặn (khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật vận động…) hoặc bị tổn thương do các tác động từ bên ngoài. Câu nói đề cao vẻ đẹp tâm hồn con người: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Vì sao nói: Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể?
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thấy nhiều người có hình thức bên ngoài đẹp đẽ mà tâm hồn khiếm khuyết, họ thật sự là “mầm tai hoạ”. Đó là những kẻ vô cảm, ích kỉ, toan tính, độc ác… Vì lợi ích cá nhân bất chấp thủ đoạn gây hại cho người khác: rút ruột các công trình xây dựng, lừa tiền, quan tham, làm hàng giả…
Bên cạnh đó, ta vẫn thường thấy ở nhiều người đằng sau cơ thể không lành lặn là tâm hồn cao đẹp đáng quý. Thầy Nguyễn Ngọc Ký viết lại số phận mình bằng đôi chân, trở thành nhà văn, thầy giáo… Nguyễn Công Hùng bị bại liệt toàn thân, chỉ còn một ngón tay cử động, với niềm đam mê tin học, anh được phong tặng “Hiệp sĩ Công nghệ thông tin”. Anh viết nhiều phần mềm ứng dụng có giá trị, mở trường dạy tin học miễn phí cho thanh niên khuyết tật ở quê nhà…
Tâm hồn khiếm khuyết đáng sợ hơn một cơ thể khiếm khuyết mà biết sống đẹp, sống có ích. Khuyết tật cơ thể có thể khắc phục, chữa lành bằng khoa học, bằng ý chí và niềm tin để thành người không khiếm khuyết. Người khuyết tật có tâm hồn đẹp trở thành một thứ gương soi đặc biệt, họ có thể truyền đi cảm hứng sống cho hàng vạn người có cùng hoàn cảnh.
Khuyết tật tâm hồn vô cùng khó sửa, vì cái xấu, cái ác bào mòn, tâm hồn vẩn đục. Họ tự biến mình thành kẻ nhỏ nhen, lạnh lùng vô cảm từ đó gây ra thiệt hại không nhỏ cho gia đình và xã hội. Đó là điều mà thầy Nguyễn Ngọc Ký gọi là mầm mong của tai họa.
Người lành lặn hay người khuyết tật đều cần bồi dưỡng, vun đắp tâm hồn chính mình để sống tốt hon, yêu thương nhiều hơn. Mỗi ngày hãy tập quan sát, lắng nghe và suy cảm, tự thanh lọc tâm hồn mình. Tính cách không thể phát triển một cách dễ dàng và yên lặng. Chỉ qua trải nghiệm thử thách và gian khổ mà tâm hồn trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão hình thành và thành công đạt được.
Bàn luận mở rộng.
Những người khuyết tật có tâm hồn đẹp vẫn mạnh mẽ bước đi cùng cuộc đời và họ được trân trọng ngưỡng mộ. Trong khi, người khuyết tật tâm hồn với toan tính thấp hèn sẽ trả giá cho những việc xấu của mình, họ sẽ bị cuộc đời bóc đi lóp vỏ hình thức để chữa trị chỗ khuyết của tâm hồn. Lúc đó mới thật sự đau đón.
Bài học nhận thức.
Tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm, năng lực ở bên trong mới là cái đáng quý. Hãy luôn luôn bồi dưỡng nhưng giá trị ấy. Có thể bạn yếu kém về thể chất, nhưng nếu biết nỗ lực, bạn có thể làm được những điều phi thường. Chỉ cần bạn có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công.
- Kết bài:
“Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể” là tâm sự chân thành, là kết quả sự trải nghiệm đầy đăng cay của một người thầy đã sống một cuộc đời có ý nghĩa dù cơ thể khiếm khuyết. Mỗi người chúng ta không nên chạy theo những phù phiếm mà quên đi việc tự bồi đắp tâm hồn của mình.
- Nghị luận: “Văn học góp phần dựng xây tâm hồn”
- Suy nghĩ về câu nói: “Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
- Suy nghĩ về câu nói: “Ai có thể rửa sạch bàn tay bằng nước mắt, tâm hồn người đó sẽ được trong sạch”
- Chứng minh: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” – Nguyễn Minh Châu
Từ khóa » Khiếm Khuyết Tâm Hồn
-
[CHUẨN NHẤT] Khiếm Khuyết Tâm Hồn Là Gì? - TopLoigiai
-
Khuyết Tật Tâm Hồn Là Gì - Thả Rông
-
"Con Người Ta Chỉ Sợ Khiếm Khuyết Tâm Hồn, đó Là Mầm Tai Họa, Còn ...
-
"Khuyết Tật Cơ Thể" Hay "Khuyết Tật Tâm Hồn" - 11CV NK.19-22
-
Suy Nghĩ Của Em Về Khiếm Khuyết Cơ Thể Và Khiếm Khuyết Tâm Hồn
-
Khiếm Khuyết Tâm Hồn
-
Khiếm Khuyết Tâm Hồn Là Gì
-
Hội Người Khiếm Khuyết Tâm Hồn - Home | Facebook
-
Hội Người Khiếm Khuyết Tâm Hồn - Reviews | Facebook
-
Khiếm Khuyết Tâm Hồn - Tin Mới
-
Viết Một đoạn Văn Nghị Luận Bàn Về Sự Khiếm Khuyết.
-
Nghị Luận Câu Nói Của Thầy Nguyễn Ngọc Ký:"Con Người Ta Chỉ Sợ ...