NGHỊ LUẬN VĂN HỌC | HAI KHỔ CUỐI THI PHẨM "SÓNG"
Có thể bạn quan tâm
Đề bài: Cảm nhận về hai khổ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của nhà thơ.
Bài làm: Tôi từng nhớ có một bận Xuân Diệu đã từng thủ thỉ rằng: "Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào" Thật vậy, đề tài tình yêu luôn là một mạch nguồn bất tận của cuộc sống và trong thơ ca cũng không ngoại lệ. Đề tài tình yêu đã xây dựng cho mình một "ốc đảo" riêng mà mỗi người nghệ sĩ đứng trên đó đều thu hút được trái tim của độc giả. Và Xuân Quỳnh là một trong những nghị sĩ như thế. Bài thơ "Sóng" của chị đã để lại những thương nhớ trong lòng người đọc về một tình yêu da diết nhưng vẫn chứa đầy dự cảm bất ổn đồng thời là một khát vọng bất tử hoá tình yêu. Đặc biệt ấn tượng hơn cả với bạn độc là hai khổ thơ cuối bài. "Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ." Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh luôn dạt dào cảm xúc của một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân chính, luôn khát khao về một hạnh phúc bình dị, đời thường. Xuân Quỳnh – chị viết rất nhiều nhưng hồn thơ của chị thực sự “nở hoa” khi tìm đến đề tài về tình yêu. Và tiêu biểu cho nét sáng tác này của Xuân Quỳnh đó là bài thơ “Sóng” được chị viết năm 1967 trong một chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền. Bài thơ nằm trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968. Và “Sóng” đã thể hiện một cái tôi trữ tình đầy tha thiết trong niềm tin vào sức mạnh của tình yêu nhưng song hành với đó cũng là những sự bất ổn, khát vọng hoá thân, bất tử hoá tình yêu. “Sóng” được viết trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ ác liệt nhất. Giai đoạn này, các cây viết thường tập trung đi sâu vào cuộc sống chiến đấu của cả dân tộc. Vậy mà Xuân Quỳnh lại lựa chọn cho mình đề tài tình yêu. Tưởng rằng bài thơ sẽ bị lãng quên, nhưng trái lại, nó lại đón nhận được cảm tình vô cùng to lớn từ phía độc giả có lẽ là vì Xuân Quỳnh đã thể hiện một niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh của tình yêu: “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa” Ở đây tình yêu được đặt trong cả không gian và thời gian. “Cuộc đời” là khoảng thời gian hữu hạn của con người, còn “năm tháng” là thời gian vô thuỷ, vô chung. “Biển” là không gian bao la, rộng lớn nhưng vẫn chứa đựng trong nó những giới hạn, “mây” là kẻ lãng tử phiêu du khắp thế gian rộng lớn. Đặt trong chỉnh thể, khổ thơ nằm giữa khổ 7 – niềm tin vào sức mạnh tình yêu của cái tôi trữ tình và khổ 9 khát vọng về một tình yêu bất tử thì khổ thơ này đã diễn tả trái tim của người phụ nữ luôn tin vào tình yêu. Chị tin rằng dẫu cuộc đời tuy dài, thì năm tháng vẫn đi qua; biển kia dẫu có rộng đến đâu thì mây vẫn cứ bay về xa. Như tình yêu của em và anh cũng vậy, dù có bao cách trở, chông gai thì ở phía cuối con đường, chị tin rằng đó là một tình yêu hạnh phúc. Có lẽ vì niềm tin này mà bài thơ đã vượt qua những năm tháng khốc liệt nhất để trở thành đoá hoa thơm ngát hương giữa gió Lào cát trắng.
ĐỌC THÊM: "SÓNG" VÀ KHÁT VỌNG TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
Tuy vậy, Xuân Quỳnh vẫn là một người phụ nữ rất đa sầu đa cảm, chị đã từng trải qua những đổ vỡ nên trái tim chị chứa đầy những vết sẹo do tình yêu. Do đó mà những câu thơ của những phần nào cũng thể hiện được một trái tim đầy bất ổn. Nhìn ở một khía cạnh khác, ta bắt gặp trong khổ thơ này là những sự trái ngược qua cách thể hiện “tuy”, “nhưng”, “dẫu”, “vẫn” đã đem đến cho người đọc cảm nhận được một trái tim đa sầu, đã cảm. Tuy có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, nhnwg chị vẫn luôn lo sợ. Chị lo sợ rằng cuộc đời dẫu có rộng đến đâu thì năm tháng vẫn có thể trôi qua, biển kia dẫu có bao la thì mây cứ trôi đi về miền thơ mộng thì liệu rằng tình yêu của đôi mình có bền lâu. Liệu những khó khăn, trắc trở của cuộc đời có làm tình yêu đôi ta bị chia rẽ. Sự lo sợ này cũng đã từng được Xuân QUỳnh bộc bạch: “Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết” Hay nỗi lo sợ về một tình yêu không vững bền đã được chị thể hiện: “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết tình ai có đổi thay” Tuy vậy, những nét lo sợ, những dự cảm bất ổn này lại góp phần thể hiện một trái tim mãnh liệt. Bởi khi có yêu, người ta mới sợ mất, bởi khi yêu trái tim mới lo sợ rằng “lời yêu mỏng mảnh như màu khói” mới sợ rằng “tình anh có đổi thay:. Khổ thơ đã diễn tả khát vọng, niềm tin vào một tình yêu đầy mãnh liệt của nhân vật trữ tình, đồng thời với đó là những dự cảm đầy bất ổn trong tình yêu.
ĐỌC THÊM: "SÓNG" - MỘT TÂM HỒN LUÔN TRĂN TRỞ, KHÁT KHAO ĐƯỢC YÊU THƯƠNG GẮN BÓ
Bằng trái tim của một người phụ nữ hồn hậu, chân thành, luôn khát khao về một tình yêu chân thành, bình dị đời thường nên Xuân Quỳnh muốn giữ trọn vẹn tình yêu của mình: “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”. Ở đây, Xuân Quỳnh đã thể hiện một cái tôi luôn muốn vĩnh viến hoá, bất tử hoá tình yêu. Tình yêu đối với chị như thế là chưa thoả, chị muốn “tan ra” để hoà mình vào “ trăm con sóng nhỏ” hoà mình vào tình yêu của nhân loại, của trời đất, của thiên nhiên vĩnh hằng. Bởi vì chỉ có như vậy mới có teher chiến thắng được thời gian, chiến thắng được không gian hữu hạn của cuộc đời. Chị muốn hoà tan tình yêu của bản thân vào tình yêu cuộc đời vĩnh hằng vì chị biết rằng sóng cứ luôn như thế, luôn cồn cào một nỗi nhớ bờ khôn nguôi đến mức “ngày đêm không ngủ được”. Chị muốn tình yêu của mình được như thế, tồn tại bất tử cùng thời gian, vẹn nguyên cùng năm tháng. Ở đây Xuân QUỳnh còn thể hiện một cái tôi khát khao yêu, khát khao về một tình yêu vẹn tròn bất tử. Nhưng cái tôi ở đây không hề có một chút ích kỷ riêng mà luôn muốn tan ra hoà mình, dâng hiến trong khúc ca yêu mãnh liệt của cuộc đời. Bằng cả tấm lòng mình, Xuân Quỳnh đã ghi dấu vào lòng người đọc về một tình yêu vô cùng chân thành, da diết với một cái tôi luôn luôn mãnh liệt với tình yêu, dẫu vẫn mang trong mình những lo âu bất ổn. Chị luôn muốn bất tử hoá tình yêu của bản thân để khiến cho tình yêu còn vẹn nguyên một màu. Cái tôi của nhà thơ luôn luôn muốn dâng hiến, luôn luôn muốn sống mãi với một tình yêu thuỷ chung son sắc. Bằng những câu thơ năm chữ, lời thơ dịu dàng và đằm thắm Xuân QUỳnh đã khiến cho người đọc không thể quên về hình ảnh người con gái luôn luôn yêu mãnh liệt, luôn luôn muốn sống mãi cùng tình yêu. Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện được tinh thần và sự lạc quan của tuổi trẻ Việt nam trong thời kỳ mưa bom bão đạn. Gấp lại những trang thơ đầy cảm xúc của Xuân QUỳnh, người đọc có lẽ sẽ khó có thể quên được hình ảnh của một cái tôi trữ tình với khát khao yêu mãnh liệt dẫu vẫn ngập tràn trăn trở băn khoăn. Bằng tất cả những gì mình có, Xuân Quỳnh đã có nói hết qua bài thơ Sóng. Chắc hẳn, bài thơ sẽ luôn là một trong những vần thơ tình hay nhất trên thi đàn Việt Nam. Bài thơ dù được sáng tác từ khá lâu nhưng chắc chắn sẽ luôn còn mãi, sống mãi với bạn đọc mọi thời. Nguồn: ST
Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!
Link đặt Bộ sổ tay: https://bit.ly/2ZPn5bZ
Link đăng ký Khóa nền: http://bit.ly/KHOAHOC2K4
Link đăng kí khoá VIP: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Từ khóa » Cảm Nhận Hai Khổ Cuối Bài Sóng
-
Văn Mẫu Lớp 12: Phân Tích Hai Khổ Thơ Cuối ... - Thư Viện Hỏi Đáp
-
TOP 14 Bài Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sóng - Văn 12
-
Cảm Nhận Hai Khổ Cuối Bài Thơ Sóng - Xuân Quỳnh
-
Cảm Nhận Hai Khổ Cuối Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh
-
Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Cuối (8+9) Của Bài Thơ Sóng (ngắn Gọn, Hay Nhất)
-
Phân Tích Khổ Thơ 1, 2 Và 2 Khổ Thơ Cuối Trong Bài Thơ Sóng - Bài Mẫu 1
-
Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sóng Của Nữ Sĩ Xuân Quỳnh
-
Bình Giảng Hai Khổ Thơ Cuối Bài Sóng (Xuân Quỳnh) | Văn Mẫu 12
-
Văn Mẫu Lớp 12: Phân Tích Hai Khổ Thơ Cuối ... - Phần Mềm Portable
-
Văn Mẫu Lớp 12: Phân Tích Hai Khổ Thơ Cuối Trong Bài ... - Thiên Bảo
-
Cảm Nhận Hai Khổ Cuối Bài “Sóng” - Xuân Quỳnh - VFO.VN
-
Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sóng
-
4 Mẫu Cảm Nhận 3 Khổ Thơ Cuối Bài Sóng Hay Nhất
-
Bình Giảng Hai Khổ Thơ Cuối Trong Bài Sóng Của Xuân Quỳnh