Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm | Văn Mẫu 10
Có thể bạn quan tâm
Nghị luận về lòng dũng cảm, phẩm chất cao quý của con người, đã được ca ngợi và tôn vinh qua bao thế hệ, là động lực giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được thành công. Hãy cùng Đọc tài liệu khám phá những khía cạnh sâu sắc của lòng dũng cảm, cách phân tích, lập luận và đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để bài văn nghị luận về lòng dũng cảm của em thêm phần ấn tượng và sâu sắc.
Gợi ý các luận điểm chính
1. Lòng dũng cảm là gì?
Lòng dũng cảm là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm. Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ cái thiện... Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.
2. Biểu hiện của lòng dũng cảm
- Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc.
- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực,...
- Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
- Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.
3. Tiêu chí để trở thành người dũng cảm
- Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, châh lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
- Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai...
- Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
- Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vi lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
4. Giá trị của lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người.
- Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ở bất kì thời đại nào, lòng dũng cảm luôn có sự phát triển tích cực tới sự phát triển của đời sống xã hội.
>>> Tổng hợp những bài văn nghị luận xã hội lớp 10 hay thuộc các chủ đề khác nhau dành riêng cho các em tham khảo.
Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng dũng cảm
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quí ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
2. Thân bài:
a) Định nghĩa về lòng dũng cảm
- Là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.
- Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.
- Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
b) Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm
- Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực...
- Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
- Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.
c) Những tiêu chí để trở thành người dũng cảm
- Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, chân lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
- Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai...
- Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
- Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vi lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
d) Giá trị của lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn,...
e) Bàn luận mở rộng
- Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
- Phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí.
- Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
g) Bài học nhận thức và hành động
- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…
- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm để trở thành một người công dân có ích cho đất nước, đồng thời xây dựng một cuộc sống, xã hội ngày càng tươi đẹp.
Một số tấm gương về lòng dũng cảm
- Chuyến phà gặp nạn vào lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang (huyện Núi Thành) trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà. Ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt mạng, toàn bộ 39 người còn lại trên phà đều được cứu thoát. Đó không hoàn toàn là sự may mắn mà là kết quả của sự dũng cảm và nỗ lực của rất nhiều người dân sống quanh đó.Đặc biệt là 5 thợ lặn trên chiếc ghe máy của Công ty Thuận Lưu. Họ lập tức nhảy ngay xuống nơi nguy cấp để cứu người. Những người hùng đó là Nguyễn Thái Phi (SN 1970), Phạm Văn Hùng (SN 1968), Lê Văn Lân (SN 1981), Dương Văn Đà (SN 1974, cùng trú xã Tam Quang), Bùi Văn Hòa (SN 1968, trú xã Tam Hải).
- Trong thời kỳ đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam, Quảng Bình được coi là một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, trong đó đặc biệt chúng bắn phá ném bom cầu phà, các bến sông… nhằm hạn chế đến thủ tiêu sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Trước tình hình như vậy, mẹ Nguyễn Thị Suốt đã xung phong đảm nhiệm công việc quan trọng này. Từ nhỏ mẹ đã quen với công việc sông nước, tuy tuổi cao nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông. Nhiều lần khi đò ra giữa sông thì máy bay địch lao đến bắn phá rất ác liệt, nhưng mẹ vẫn bình tĩnh, khéo léo điều khiển đò cập bến an toàn. Hàng ngày mẹ trực tiếp vận chuyển đưa bộ đội từ Lào về Việt Nam qua sông, vận chuyển vũ khí, lương thực ra các tàu Hải quân ta để tăng cường thêm cho cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
- Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franclin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công
- Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền sinh năm 1928, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Hà Quảng (nay là xã Trường Hà), huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một thiếu niên người dân tộc Tày... Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch. Năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pác Bó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
TOP 7 bài văn mẫu hay nghị luận bàn về lòng dũng cảm
NLXH về lòng dũng cảm bài mẫu số 1
Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý, một sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là ngọn lửa soi sáng con đường phía trước, là động lực để chúng ta dám đương đầu với nghịch cảnh, vươn lên khẳng định bản thân và đạt được những thành tựu lớn lao.
Dũng cảm không có nghĩa là không biết sợ hãi, mà là dám đối mặt với nỗi sợ hãi đó. Dũng cảm là dám đứng lên bảo vệ lẽ phải, công lý, dù có phải đối đầu với thế lực mạnh hơn mình. Dũng cảm là dám nói lên sự thật, dù có thể bị phản đối, chỉ trích. Dũng cảm là dám theo đuổi ước mơ, dù có thể gặp phải nhiều thất bại, khó khăn. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến biết bao tấm gương dũng cảm sáng ngời. Đó là những người anh hùng dân tộc, những chiến sĩ cách mạng đã hi sinh thân mình vì độc lập, tự do của đất nước. Đó là những nhà khoa học, nhà phát minh đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để mang lại những tiến bộ vượt bậc cho nhân loại. Đó là những người bình thường nhưng đã có những hành động dũng cảm phi thường để cứu giúp người khác.
Trong cuộc sống hàng ngày, lòng dũng cảm cũng được thể hiện qua những hành động nhỏ bé nhưng ý nghĩa. Đó là khi ta dám đứng lên bảo vệ bạn bè bị bắt nạt, dám nói lên ý kiến của mình trong một cuộc họp, dám thử sức với một lĩnh vực mới, dám từ bỏ một công việc nhàm chán để theo đuổi đam mê. Lòng dũng cảm không chỉ giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách mà còn mang lại nhiều giá trị tích cực khác. Nó giúp chúng ta tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Nó giúp chúng ta có thêm động lực để phấn đấu, vươn lên. Nó giúp chúng ta sống một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, lòng dũng cảm không phải là thứ có sẵn mà cần phải được rèn luyện và nuôi dưỡng. Chúng ta có thể rèn luyện lòng dũng cảm bằng cách đối mặt với nỗi sợ hãi của mình, bằng cách học hỏi từ những tấm gương dũng cảm, bằng cách tham gia vào những hoạt động thử thách bản thân.
Lòng dũng cảm là một phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. Hãy để lòng dũng cảm soi sáng con đường chúng ta đi, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được những thành công trong cuộc sống.
NLXH về lòng dũng cảm bài mẫu số 2
Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý và đáng trân trọng trong cuộc sống. Nó là ngọn lửa thắp sáng tâm hồn, là động lực giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách để vươn tới thành công. Trong cuộc sống, lòng dũng cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ những hành động nhỏ nhặt hàng ngày cho đến những quyết định lớn lao ảnh hưởng đến cả cuộc đời.
Dũng cảm không phải là sự liều lĩnh, mù quáng mà là sự can đảm, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm vì một mục đích chính đáng. Người có lòng dũng cảm là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Họ không sợ hãi trước thất bại, không lùi bước trước khó khăn mà luôn kiên trì, nỗ lực để đạt được mục tiêu. Lòng dũng cảm không chỉ giúp con người vượt qua những thử thách trong cuộc sống mà còn giúp họ khám phá và phát huy hết tiềm năng của bản thân.
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến vô vàn tấm gương về lòng dũng cảm. Đó là những anh hùng dân tộc đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. Đó là những nhà khoa học đã dũng cảm đi ngược lại những quan điểm truyền thống để tìm ra những chân lý mới. Đó là những người bình thường đã dám đứng lên đấu tranh chống lại bất công, bảo vệ lẽ phải. Những tấm gương đó đã truyền cảm hứng và động lực cho biết bao thế hệ sau.
Trong cuộc sống hàng ngày, lòng dũng cảm cũng được thể hiện qua những hành động nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa. Đó là khi ta dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, dám giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, dám thừa nhận sai lầm và sửa chữa. Dù là những hành động nhỏ, nhưng chúng đều thể hiện tinh thần dũng cảm, dám đương đầu với khó khăn, không ngại hy sinh vì người khác.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, không ít người vì sợ hãi, ích kỷ mà đánh mất lòng dũng cảm. Họ sống thụ động, an phận, không dám đấu tranh vì quyền lợi của mình, không dám lên tiếng trước những điều bất công. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn làm suy yếu sức mạnh của cả cộng đồng.
Để có được lòng dũng cảm, chúng ta cần phải rèn luyện từ những việc nhỏ nhất. Hãy bắt đầu bằng việc dám đối diện với chính mình, dám thừa nhận những điểm yếu của bản thân để khắc phục. Hãy dám nói lên suy nghĩ của mình, dám bảo vệ những điều mình cho là đúng. Hãy dám hành động vì những mục tiêu tốt đẹp, không ngại khó khăn, thất bại.
Lòng dũng cảm là một phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi con người. Nó là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công, là ngọn đèn soi sáng con đường phía trước. Hãy nuôi dưỡng và phát huy lòng dũng cảm để sống một cuộc đời ý nghĩa và trọn vẹn.
Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm bài mẫu số 3
Cuộc sống là một thế giới kỳ diệu, bên cạnh những điều tốt đẹp, hạnh phúc còn đầy rẫy những thử thách bất ngờ xảy đến với mỗi người. Tất cả những cơ hội hay thử thách này đều là phép thử để chúng ta rèn luyện lòng dũng cảm và ý chí của mình. Ngoài ý chí và sự quyết tâm, con người không thể thiếu dũng khí để vượt qua những khó khăn bước tới ước mơ của cuộc đời mình.
Người dũng cảm là người không ngại đối mặt với những trở ngại, thử thách trong cuộc sống để hoàn thành công việc, mục tiêu và lý tưởng của mình. Có thể nói lòng dũng cảm là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp con người bảo vệ được giá trị của bản thân để đạt được thành công, hạnh phúc. Lòng dũng cảm giúp con người mạnh mẽ, lạc quan trong mọi hoàn cảnh và nó là nguồn sống mạnh mẽ thúc đẩy con người hành động để tạo ra giá trị cho cuộc sống. Người dũng cảm thường là người dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn, thử thách và dám làm những việc tưởng chừng như không thể. Người dũng cảm cũng là người có tâm hồn mạnh mẽ, họ luôn chủ động và quyết đoán trong công việc. Một ví dụ về lòng dũng cảm xuất hiện trong cuộc sống chính là câu chuyện về người anh hùng Trung Văn Nam không mang vũ khí mà dám lao vào đám đông để cứu một em bé ở Hà Nội đã tạo nên những cảm xúc mạnh mẽ trong cộng đồng. Đó cũng là biểu hiện đẹp nhất của tình yêu thương và lòng dũng cảm. Đáng tiếc, bên cạnh những tấm gương đẹp về lòng dũng cảm, cũng có rất nhiều người nhút nhát, thụ động, luôn sợ khó khăn để rồi chính họ đã bỏ qua cơ hội, sống trong vỏ bọc của chính mình. Những người này thường khó thành công trong cuộc sống, nếu không thay đổi sẽ sớm bị tụt lại phía sau.
Trong tương lai, chúng ta hãy trang bị cho mình lòng dũng cảm, vì đó là chìa khóa giúp chúng ta làm chủ cuộc sống và là điểm khởi đầu tạo nên những giá trị tốt đẹp.
Nghị luận về lòng dũng cảm bài văn số 4:
Ai từng cắp sách đến trường đều thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy:
"Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".
Năm điều Bác dạy đã trở thành chuẩn mực đạo đức mà mỗi học sinh luôn phấn đấu và rèn luyện, trong đó, dũng cảm là một phẩm chất đạo đức quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng. Dũng nghĩa là "không sợ nguy kiểm, khó khăn"; cảm nghĩa là "dám", là sự can đảm. Dũng cảm là dám làm một việc nào đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.
Lịch sử dân tộc ta đã ghi công bao anh hùng liệt sĩ đã cống hiến tuổi trẻ và tính mạng của mình cho nền độc lập tự do của tổ quốc, cho chúng ta có được cuộc sống như hôm nay. Đối với họ, dũng cảm không chỉ là không sợ hiểm nguy, mà là sẵn sàng hi sinh tính mạng cá nhân vì mục đích cao cả nhất: độc lập dân tộc. Đó là hành động anh hùng.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta từng chứng kiến rất nhiều hành động dũng cảm: một người đi đường sẵn sàng đuổi theo bọn cướp, giành lại tư trang cho người bị mất; một em thiếu niên dám lao ra giữa dòng nước xoáy cứu người chết đuối mà không sợ sức vóc mình nhỏ bé: một chiến sĩ công an truy bắt kẻ buôn lậu ma túy mà không sợ nguy cơ lây nhiễm HIV, một thầy giáo dám chỉ rõ những sai sót, gian lận trong thi cử với mong muốn lập lại kỉ cương trong nhà trường... Có rất nhiều hành động "dũng cảm" khác nhau được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh. Họ đã vượt lên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, hành động đúng với nguyên tắc đạo đức mà họ nhận thức trong cuộc sống.
Xã hội ngày càng phát triển, nhưng mặt trái của nó cũng không thể tránh khỏi. Những mối hiểm nguy đối với con người ngày một nhiều hơn. Những thử thách đối với lòng dũng cảm cũng ngày đa dạng hơn. Các thế lực đen tối không chỉ đe dọa tính mạng cá nhân của mỗi người, chúng còn dùng sự an nguy của người thân, những tổn thất về kinh tế, sự xúc phạm đến uy tín, đến danh dự cá nhân... để mặc cả đối với lòng dũng cảm. Nghĩa là sự nguy hiểm không chỉ đối với bản thân một người mà ảnh hưởng tới nhiều người, buộc người hành động phải cân nhắc, phải đắn đo. Lòng dũng cảm đã bị buộc phải lựa chọn.
Thế nhưng, dù phải lựa chọn, vẫn có không ít người đã hành động vì lẽ phải. Những tấm gương chống tham những, chống tệ nạn xã hội, chống chặt phá rừng trái phép... mà các phương tiện thông tin đại chúng vẫn hàng ngày đưa tin là những minh họa đẹp đẽ cho sự chiến thắng của lương tri. Đó là lòng dũng cảm, cao hơn thế, đó là hành động anh hùng đáng được ngợi ca.
Để trở thành người dũng cảm mỗi người phải có đầy đủ bản lĩnh, có niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, vào chân lí, và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: phải biết nhận thức, đánh giá chính xác về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai. Đó sẽ là căn cứ để mỗi người vững tin vào hành động bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải của mình, dám làm và dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Như vậy, một con người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân mà phải là con người biết xả thân vì lẽ phải, vì chính nghĩa, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một điều tôi tin chắc chắn rằng, người dũng cảm, bằng cách này hay cách khác, bao giờ cũng có những tác động tích cực tới sự phát triển của đời sống xã hội.
Có thể bạn quan tâm: Nghị luận về truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta
Nghị luận về lòng dũng cảm bài văn số 5:
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách.
Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù… và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần Thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm.
Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra. Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm. Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết để cứu bạn… Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lội để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn. Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người.
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt.
Tuyển tập chọn lọc những bài văn hay nghị luận về lòng dũng cảm
Nghị luận về lòng dũng cảm bài văn số 6:
Cùng với lòng nhân ái, vị tha, đức tính trung thực, lòng dũng cảm luôn là điều mà mỗi nhân cách chân chính luôn cố gắng vươn tới. Nhưng có phải tất cả chúng ta đều nhận thức rõ về phẩm chất cao cả này?
Con người có muôn vàn điều tốt đẹp và lòng dũng cảm chính là một nét phẩm chất cao quý trong nhân cách đạo đức con người. Thực ra không khó để nhận diện nó bởi từ thuở bé thơ, ai cũng từng được biết đến lòng dũng cảm qua những nhân vật cổ tích, thần thoại đáng yêu như chú lính chì, chú bé Tí hon, Thánh Gióng… Tên gọi khác của lòng cũng cảm là sự quả cảm, kiên cường, anh hùng – lòng dũng cảm gần gũi với nghị lực, với ý chí sắt đá. Nó hoàn toàn đối lập với sự hèn nhát, khiếp hãi… Lòng dũng cảm tôn vinh nhân cách con người trong khi đó, sự đớn hèn lại hạ bệ con người xuống vực sâu của sự thảm bại, đáng thương.
Tất nhiên, không phải lúc nào lòng dũng cảm của con người cũng lộ diện. Nếu cuộc sống của mỗi người chỉ toàn những điều bình yên, may mắn, tốt đẹp thì có lẽ chúng ta chẳng bao giờ biết đến, cần đến lòng dùng cảm. Một em bé đang sang đường, cùng lúc đó, chiếc ô tô tải cũng chuẩn bị lao tới. Ngay lập tức, một cậu thanh niên nhanh nhẹn băng mình đẩy em bé đó ngã nhanh về phía bên kia đường. Em bé được cứu sống trong tích tắc… Khi Bác Hồ đến thăm lớp mẫu giáo và chia kẹo cho các bạn nhỏ, cậu bé Tộ không chìa tay để nhận kẹo của Bác vì em tự nhận thấy mình chưa ngoan, còn mắc lỗi khiến cô giáo quở trách…
Những mẩu chuyện nhỏ đó cho chúng ta thấy về lòng dũng cảm. Và bất cứ ai cũng đều có thể nhận thấy rằng chỉ trong hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm, những thử thách, gian truân, lòng dũng cảm mới có điều kiện bộc lộ qua những hành động cụ thể. Người mang trong mình phẩm chất cao quý đó là người không e ngại vất vả, hi sinh, họ luôn nhanh nhẹn ứng phó và biết quên mình trong các tình huống hiểm trở để khẳng định lẽ phải, sự công bằng, khẳng định cái thiện, bênh vực cái yếu… Hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm (Tố Hữu) băng mình qua mưa bom bão đạn, cô gái thanh niên xung phong “lấy thân mình hứng lấy luồng bom" (Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ), hình ảnh ngọn đuốc sống Lê Văn Tám, người chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai… chẳng phải là những biển tượng tuyệt đẹp của lòng dũng cảm đó sao? Lòng dũng cảm còn hiện diện trong những hi sinh thầm lặng của bao chiến sĩ công an đang ngày đêm gìn giữ trật tự an ninh cho đất nước. Nó có mặt ở cả sự không ngừng vươn lên của những con người phải sống trong bệnh tật, đói nghèo. Nó nằm trong hành động lao mình vào dòng xoáy nước dữ dội để giành lại đứa em thơ từ tay thần chết… Thực sự không có chiếc túi thần kì nào có thể chất chứa cho hết lòng dũng cảm của nhân loại, không giấy bút nào có thể lưu danh cho hết những con người mang trong mình nét nhân cách cao đẹp đó.
Con người luôn cần và luôn hướng tới cái đẹp – đó là quy luật của cuộc sống. Cùng với những phẩm chất cao quý khác của nhân cách con người, lòng dũng cảm cần được giữ gìn, vun đắp để nó tồn tại mãi trong cuộc đời này. Lý do nào khiến mỗi người phải nhận thức rõ ràng về điều đó?
Cuộc sống con người vốn dĩ không bao giờ bằng phẳng, dễ dãi. Không phải khi nào chúng ta cũng “thuận buồm xuôi gió" trong mọi công việc, mọi hành động. Khó khăn, bất trắc là những điều chúng ta không thể không đối mặt. Chiến tranh, thiên tai, địch hoạ, bệnh tật, đói nghèo… là kẻ thù truyền kiếp của loài người. Con người có thể tồn tại, phái triển như ngày nay không thể không kiên cường đối diện với chúng. Nghị lực là yếu tố đầu tiên mỗi ngươi cần có nhưng lòng dũng cảm mới là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự chiến thắng hay thất bại. Dũng cảm để chiến đấu nên nhân dân Việt Nam mới giành chiến thắng trước những tên đế quốc sừng sỏ như Pháp, Mĩ, mới được sống cuộc dời độc lập, tự do thực sự. Dũng cảm thế chấp nhà đất đỏ vay vốn ngân hàng nên nhiều hộ nông dân Việt Nam mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, khổ cực. Dũng cảm đối diện với bệnh tật nên Nguyễn Ngọc Kí mới trở thành người thầy giáo mẫu mực như chúng ta vẫn thấy… Lòng dũng cảm là động lực đưa con người đứng cao hơn hoàn cảnh, đứng lên trên những khó khăn, gian khổ, thậm chí mất mát, hi sinh trong cuộc sống. Không có nó, có lẽ con người luôn bị nhấn chìm trong tiếng khóc oán thán, trong nỗi đau, trong sự thảm hại khôn cùng.
Hiển nhiên, không phải suốt cuộc đời lúc nào chúng ta cũng phải đối phó với những tai ương, bất trắc. Ý nghĩa cuộc sống con người còn nằm ở việc sáng tạo, khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Nếu Cô-lôm-bô không mạo hiểm đưa con tàu của mình đến châu Mĩ, liệu rằng chúng ta có thể biết đến những người thổ dân da đỏ nơi đây? Nếu Ga-ga-rin không bay vào vũ trụ, nếu các phi hành gia không thám hiểm các hành tinh khác, liệu rằng loài người có bao giờ biết đến những điều mới lạ bên ngoài Trái Đất của mình? Nếu Ê-đi-xơn không có những vụ nổ kinh hoàng trong phòng thí nghiệm, liệu rằng nhà bác học này có thể phát minh ra nhiều điều kì diệu cho nhân loại đến thế? Lòng dũng cảm là một trong các nhân tố khiến họ dám thực thi những điều chưa từng có tiền lệ. Mấy thế kỉ qua, loài người đã làm được bao nhiêu điều bất ngờ. Nếu không có lòng dũng cảm, chân trời hiểu biết của con người có thể rộng mở đến thế? Như vậy, lòng dũng cảm cần có để con người khám phá thêm cho cuộc sống này những điều mới lạ, bổ ích, để cuộc sống nhân loại không nhàm chán, tẻ nhạt mà ngày càng giàu có hơn, phong phú hơn.
Ai đó từng nói: “Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình". Điều đó hoàn toàn chính xác bởi con người thường không dám thừa nhận, không dám trực diện đối mặt với những khuyết điểm của chính bản thân. Chẳng thế mà Kinh Phật đã bàn về một thói xấu của con người: “Lỗi người ta tìm bới/ Như sàng trấu trong gạo/ Còn lỗi mình giấu biệt/ Như kẻ gian giấu bài". Chẳng thế mà xưa kia các nhà nho chân chính thường tự răn mình: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao tinh thần phê và tự phê của các cán bộ cách mạng nói riêng và của mỗi người dân nói chung. Nhưng quả thực không dễ dàng để mỗi chúng ta có thể tự giác nhận thức được lỗi lầm của mình. Có thể vì sợ hãi hoặc vì thành tích mà đôi khi chúng ta không dám thừa nhận những thói xấu, những nhược điểm. Đó là vì chúng ta không có lòng dũng cảm, không dám chịu trách nhiệm với chính bản thân. Nhất thời, điều đó có thể không gây hại nhưng về lâu dài, nó nhất định ảnh hưởng đến sự tiến bộ của con người trong cuộc sống. Những người hèn nhát như thế sẽ không thể nào gặt hái được thành công, không thể có hạnh phúc trọn vẹn được. Chỉ khi nào dũng cảm nhận ra những lỗi lầm của mình, con người mới có cơ hội hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách đạo đức của chính mình.
Lòng dũng cảm giúp nhân vật xưng “tôi" trong truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu) nhìn nhận được phần thiếu sót, sai lầm trong hành động của mình. Lòng dũng cảm khiến các bạn học sinh không ngại ngần viết vào bản tự kiểm điểm cá nhân những tồn tại trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức… Hành trình hoàn thiện nhân cách của mỗi con người không thể không có mặt lòng dũng cảm. Mỗi chúng ta chỉ có thể sống tốt hơn, cuộc sống của chúng ta chỉ ý nghĩa hơn khi mỗi người nhận thức một cách cao độ về lòng dũng cảm trong chính bản thân.
Vì những lý do trên đây, tinh thần dũng cảm nhất thiết phải được đề cao, nêu gương trong cuộc sống con người. Nhưng sự thật là không phải ai cũng có thể quên mình vì nghĩa lớn, không phải ai cũng có lòng vị tha, đức hi sinh để lòng dũng cảm trở thành mẫu số chung trong nhân cách con người. Đọc Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), chúng ta thấy bên cạnh những người anh hùng nghĩa khí như Từ Hải, Vân Tiên, Hớn Minh… vẫn hiện diện rất nhiều kẻ hèn nhát, đáng khinh. Trong chiến tranh, không ít kẻ ham sống sợ chết hoặc tìm mọi cách để không phải ra trận, không phải đứng trước hòn tên mũi đạn, hoặc đầu quân theo giặc để được hưởng cuộc sống sung sướng. Nhiều kẻ đứng trước vành móng ngựa vẫn chối quanh tội trạng của mình, không chịu khai nhận chỉ vì sợ hãi trước hình phạt đích đáng của luật pháp. Nhiều nhà báo kinh hãi trước sự đe nẹt của các phần tử xấu nên không dám vạch trần bộ mặt sai trái, vô đạo của những kẻ bất lương. Nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến thành tích cá nhân, đơn vị mà không dám nhận xét, phê bình những điều sai trái… Những nỗi sợ hãi hèn nhát đó là mảng màu xám xịt làm tối om bức tranh sự sống của con người. Tất nhiên, chúng ta không thể đồng tình với những thái độ, với cách ứng xử tiêu cực như vậy. Nhưng làm cách nào để mỗi người có thể ý thức một cách sâu sắc về lòng dũng cảm, để nó có thể tự “nhân giống” trong cộng đồng của chúng ta?
Thực ra, trước những vấn đề mang tính xã hội, mỗi người chỉ có thể góp phần sức lực nhỏ bé của mình. Muốn lòng dũng cảm trở thành tinh thần dân tộc, tinh thần nhân loại, trước hết toàn thể cộng đồng phải ngợi ca, nêu cao nó để mọi người có thể noi gương học tập. Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông, những câu chuyện cảm động về tinh thần dũng cảm vẫn được kể lại. Chỉ cần gõ ba chữ “lòng dũng cảm" lên trang web Google chúng ta có thể nhận được hàng trăm bài viết trên các báo điện tử có nội dung đó. Biện pháp tuyên truyền này sẽ góp phần gầy dựng trong lòng mỗi người ý thức về tinh thần quả cảm, kiên cường. Tất nhiên việc ngợi ca, nêu gương đó phải đi liền với thái độ phê phán, thậm chí lên án những hành động hèn nhát, yếu đuối của con người. Có như vậy, nhận thức về lòng dũng cảm mới đầy đủ, toàn diện.
Với tư cách cá nhân, mỗi người cũng cần tự giác rèn luyện cho mình lòng dũng cảm. Điều này cực kì quan trọng bởi nó có ý nghĩa trước hết với chính cuộc sống của chúng ta. Trước khi vị tha, lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vững vàng trước những khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Dám đương đầu với tất cả những thách thức trong học tập, rèn luyện đạo đức là cách tốt nhất để chúng ta gây dựng lòng dũng cảm cho bản thân. Chiến thắng sự cám dỗ của những trò chơi điện tử, của thói bạo lực trong học đường… lẽ nào không cần đến lòng dũng cảm? Nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” lẽ nào không cần tinh thần dũng cảm? Những trở lực trong học hành, thi cử, những áp lực tinh thần từ xã hội, gia đình, bản thân sẽ giúp những người có lòng dũng cảm khẳng định được bản tính của mình.
Sư nỗ lực rèn luyện lòng dũng cảm của mỗi chúng ta không thể tách rời việc tự giác nhận thức, học tập, làm theo những tấm gương dũng cảm trong xã hội. Không học hỏi, chúng ta sẽ không có kinh nghiệm, không thể nhanh nhạy trong cách ứng phó với các hoàn cảnh thử thách. Lòng dũng cảm cần được biến thành hành động và hành động đó phải mang lại kết quả tốt đẹp. Chúng ta không thể lao xuống nước để cứu người bị nạn khi chúng ta không biết bơi. Trong những tình huống như thế, tỉnh thần dũng cảm cần được hỗ trợ bởi trí thông minh, sự nhanh nhẹn…
Thật khó tưởng tượng cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không tồn tại lòng dũng cảm. Có lẽ bóng tối, cái ác, sự bất công… tất cả những gì xấu xa nhất sẽ có cơ hội hoành hành, đàn áp con người. Trong bạn, lòng dũng cảm có ngự trị không? Hãy cố gắng giữ gìn, phát huy để nó mãi là một trong những nét đẹp trong nhân cách của chúng ta.
Tham khảo thêm: Những bài nghị luận hay về câu Cái khó bó cái khôn
Nghị luận về lòng dũng cảm bài văn số 7:
Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm.
Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người. Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần Thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm. Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra.
Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm. Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn… Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lỗi để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn.
Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người. Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt.
-/-
Trên đây là những bài văn mẫu lớp 10 nghị luận về lòng dũng cảm hay mà Đọc Tài Liệu đã tổng hợp, hy vọng các em có thêm những tài liệu hữu ích phục vụ việc học và rèn luyện kỹ năng làm văn của mình. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Từ khóa » Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Dũng Cảm
-
Top 11 Bài Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm Siêu Hay
-
Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Dũng Cảm Dàn ý & 20 Bài ...
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Lòng Dũng Cảm
-
Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Dũng Cảm
-
Viết đoạn Văn Về Lòng Dũng Cảm - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Dũng Cảm - Blog Ngữ Văn
-
Văn Mẫu Lớp 8: Trình Bày Suy Nghĩ Của Anh Chị Về Lòng Dũng Cảm
-
Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm: Dàn ý & Bài Văn Mẫu Chọn Lọc
-
Dàn ý Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Dũng Cảm (ngắn Gọn, Hay Nhất)
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Lòng Dũng Cảm
-
Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Lòng Dũng Cảm - Dàn ý + 10 Bài Văn ...
-
Đề 52 – Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Dũng Cảm – Phát Triển Kỹ ...
-
Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Dũng Cảm - Bài Văn Mẫu Suy Nghĩ Về Lòng ...