Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo, Chữ Hiếu ❤️️15 Bài Văn Hay

Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo, Chữ Hiếu ❤️️ 27+ Bài Văn Hay ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Viết Về Truyền Thống Và Đạo Lý Sống Hiếu Thảo, Nghĩa Tình.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo
  • Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo – Mẫu 1
  • Đoạn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Ý Nghĩa – Mẫu 2
  • Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Đoạn Văn Ngắn – Mẫu 3
  • Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo 200 Chữ – Mẫu 4
  • Nghị Luận 200 Chữ Về Hiếu Thảo Đạt Điểm Cao – Mẫu 5
  • Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Hay Nhất – Mẫu 6
  • Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Ngắn Gọn – Mẫu 7
  • Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Ngắn Nhất – Mẫu 8
  • Suy Nghĩ Về Lòng Hiếu Thảo Học Sinh Giỏi – Mẫu 9
  • Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Nâng Cao – Mẫu 10
  • Bài Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Đặc Sắc – Mẫu 11
  • Văn Nghị Luận Về Chữ Hiếu Ngày Nay – Mẫu 12
  • Nghị Luận Về Chữ Hiếu Trong Cuộc Sống – Mẫu 13
  • Văn Mẫu Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Lớp 8 – Mẫu 14
  • Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Lớp 9 – Mẫu 15

Dàn Ý Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo

Lập dàn ý nghị luận về lòng hiếu thảo sẽ giúp các em học sinh có được định hướng làm bài cụ thể. Tham khảo dưới đây mẫu nghị luận về lòng hiếu thảo dàn ý chi tiết:

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận – lòng hiếu thảo.

II. Thân bài:

a. Giải thích và nêu biểu hiện của lòng hiếu thảo trong cuộc sống con người:

  • “Hiếu” là sự hiếu thảo, tôn trọng, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ – những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng.
  • Biểu hiện: Thể hiện qua việc ngoan ngoãn,lễ phép,vâng lời, chăm sóc ông bà cha mẹ, không bất kính.

b. Trình bày ý nghĩa của lòng hiếu thảo:

  • Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất quý giá của con người.
  • Lòng hiếu thảo là lối sống thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn, sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.
  • Lòng hiếu thảo là một trong những cơ sở để hình thành một gia đình hạnh phúc và xây dựng xã hội nhân văn.

c. Lật lại vấn đề:

  • Trong xã hội vẫn tồn tại những người con bất hiếu, bất kính với cha mẹ và vi phạm chuẩn mực đạo đức.
  • Khi cha mẹ về già, có một số người đùn đẩy trách nhiệm và không muốn chăm sóc.
  • Bất kính, vô lễ, xúc phạm và thậm chí đánh đập những người đã sinh ra mình.

d. Bài học nhận thức và hành động:

  • Chúng ta cần ghi nhớ, biết ơn công lao trời biển của bậc sinh thành.
  • Luôn lễ phép, tôn trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
  • Lên án, phê phán mạnh mẽ đối với lối sống bất kính, bất hiếu.

III. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của lòng hiếu thảo. Liên hệ bản thân.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Hiếu Thảo 🔥 15 Bài Văn Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo – Mẫu 1

Gợi ý viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách diễn đạt và xây dựng ý văn lập luận chặt chẽ.

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ.

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Chia sẻ 🌹 Cách Viết Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ 🌹 Hay Nhất

Đoạn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Ý Nghĩa – Mẫu 2

Tham khảo đoạn nghị luận về lòng hiếu thảo ý nghĩa dưới đây giúp các em học sinh có thêm những ý tưởng hay.

Con người Việt Nam ta rất xem trọng lòng hiếu thảo, bởi hiếu thảo là một truyền thống quý báu từ ngàn xưa của dân tộc. Ông bà, cha mẹ là người sinh thành, cho ta sự sống, được làm người. Vì vậy, phận là con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục.

Bằng tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng, yêu thương thì những người con mới có thể phần nào đền đáp công ơn sinh thành. Lòng hiếu thảo xuất phát từ những hành động rất giản đơn, đó là yêu thương, luôn nghe lời cha mẹ, phụng dưỡng ông bà khi già yếu, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau. Việc hiếu nghĩa phải luôn luôn ghi nhớ, thực hành hàng ngày, chứ không chờ đến lúc ốm đau mới hỏi han, chăm sóc, hay chờ đến lúc chết mới than khóc, đau buồn.

Lòng hiếu thảo chính là thước đo giá trị của con người chứ không phải tiền bạc hay địa vị cao sang, ai cùng từ cha mẹ sinh ra, nếu không báo hiếu cha mẹ thì đó là người vô tâm, vô cảm, ngược lại còn ngỗ nghịch, cãi lại cha mẹ thì đó là người con bất hiếu, không xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.

Gợi ý cho bạn 🌟 Viết Đoạn Văn Về Lòng Hiếu Thảo 🌟 15 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Đoạn Văn Ngắn – Mẫu 3

Nghị luận về lòng hiếu thảo đoạn văn ngắn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng cho bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới.

Lòng hiếu thảo là thái độ, tình cảm, là cách ứng xử, đối đãi của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Một người con hiếu thảo luôn biết nghe lời, làm cha mẹ vui lòng và biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi đau ốm. Một người cháu hiếu thảo luôn biết hỏi thăm sức khỏe ông bà, phụng dưỡng khi về già. Đôi khi lòng hiếu thảo chỉ đơn giản là sự hỏi han, một cử chỉ ân cần, một hành động yêu thương, đó cũng là hiếu thảo.

Lòng hiếu thảo chẳng thể đong đếm được bởi cách cảm nhận của mỗi người là khác nhau, cách thể hiện cũng khác nhau, tuy nhiên chỉ cần đó là lòng hiếu thảo của con cháu thì bất kỳ ông bà hay cha mẹ nào cũng đều cảm thấy ấm lòng và hạnh phúc. Chúng ta chỉ có một cha mẹ trên đời, vì thế phải trở thành một người con hiếu thảo để báo đáp công ơn trời biển của cha mẹ, đừng để mình trở thành một người con bất hiếu khiến cha mẹ buồn lòng.

Lòng hiếu thảo không chỉ giúp chúng ta đáp đền công lao sinh thành mà còn nuôi dưỡng trong chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Khi biết yêu thương ông bà, cha mẹ chúng ta mới có thể yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh mình. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo, một người giàu lòng nhân ái để không công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo 200 Chữ – Mẫu 4

Để viết bài nghị luận về lòng hiếu thảo 200 chữ, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý làm bài như sau:

Dân tộc Việt Nam ta có vô vàn truyền thống tốt đẹp được kế thừa và phát triển cho đến tận ngày nay. Một trong số đó nổi bật nhất chính là lòng hiếu thảo. Hiếu thảo chính là tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình, đó là cách hiểu trong triết học Nho giáo. Hiểu đơn giản hơn thế, hiếu thảo được thể hiện trong hành động, lời nói với cha mẹ, tổ tiên. Việc phụng dưỡng, chăm sóc họ khi còn sống, thờ phụng họ khi qua đời, luôn mang lại niềm vui cho họ, ấy chính là hiếu thảo.

Vậy vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ tổ tiên? Bởi họ chính là người đã sinh ra ta, cho ta một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim biết yêu thương, nuôi ta khôn lớn thành người. Không chỉ vậy, họ còn dạy ta nên người, luôn dành cho ta những thứ tốt nhất để ta lớn lên thật vẹn toàn, không thua kém ai. Cha mẹ, người thân luôn là chỗ dựa vững chắc phía sau cổ vũ, động viên, nâng đỡ mỗi chúng ta trên chặng đường đời, là bến đỗ bình yên nhất luôn dang tay chào đón chúng ta.

Người sống hiếu thảo sẽ luôn được mọi người tôn trọng, yêu mến và coi đó là tấm gương cho các thế hệ sau này và người khác noi theo học tập. Những câu chuyện về con người hiếu thảo như vua Thuấn dù bị cha đánh chửi, bị mẹ kế và em trai hãm hại nhưng vẫn luôn hiếu kính họ, vẫn luôn bảo vệ cha những lúc ông gặp nguy hiểm, nhường nhịn em trai mình; hay như Chử Đồng Tử lấy chiếc khố duy nhất táng cha; những cô cậu bé còn nhỏ tuổi nhưng đã vừa học vừa làm chăm sóc cha mẹ ông bà bị bệnh của mình…

Vô vàn những câu chuyện làm chúng ta cảm động đang xảy ra xung quanh ta hàng ngày. Ấy vậy nhưng vẫn có những con người sống thờ ơ, vô cảm, bội bạc. Họ không quan tâm đến cha mẹ của mình, mặc kệ họ tự sinh tự diệt, ích kỉ chỉ vì riêng bản thân. Những con người ấy đáng bị lên án và trừng phạt. Hiếu thảo là một đức tính mỗi người cần phải có, không chỉ đơn giản là để ta sống cho trọn vẹn mà còn là hành trang cần thiết để ta bước vào đời.

Đón đọc 🌜 Thành Ngữ Tục Ngữ Nói Về Sự Hiếu Thảo Của Con Cái Với Cha Mẹ 🌜 Ý Nghĩa Nhất

Nghị Luận 200 Chữ Về Hiếu Thảo Đạt Điểm Cao – Mẫu 5

Muốn viết bài nghị luận 200 chữ về hiếu thảo đạt điểm cao, các em học sinh cần có những ý văn hàm súc và ý nghĩa. Tham khảo dưới đây:

Từ những bài học đạo đức đầu tiên, bài học ta được học số một chính là bài học về lòng hiếu thảo, phải sống sao cho xứng đáng với công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ ông bà tổ tiên và đền đáp lại. Quả thực vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết mỗi con người cần có trong xã hội ngày nay. Hiếu thảo, hiểu đơn giản và cụ thể nhất chính là việc ta hiếu kính người bề trên trong gia đình, phụng dưỡng họ khi về già…

Đó là những việc mà bất cứ ai cũng cần phải làm được bởi đó là cách để ta đền đáp công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ tổ tiên. Mẹ đã mang nặng đẻ đau ta chín tháng mười ngày, vất vả sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Cha cùng mẹ cực nhọc mỗi ngày, luôn dành cho ta những thứ tốt nhất để ta có một tuổi thơ tươi đẹp và đầy đủ. Họ cho ta một mái ấm, một bến bờ hạnh phúc, lúc nào cũng hết mình vì ta chẳng hề đòi hỏi gì.

Hiếu thảo với họ, không phải bởi vì họ bắt buộc, mà đó là sự tự nguyện tự giác đền đáp, là thước đo đánh giá con người. Bởi họ dành cả cuộc đời trẻ trung chăm sóc ta, đến khi về già, ta lại dành của mình để chăm sóc họ. Một con người sống hiếu thảo là người có tình nghĩa, giàu lòng yêu thương, đáng mến. Nhìn về lịch sử dân tộc và các nước khác, những con người từ bỏ công danh như Châu Thọ Xương để tìm mẹ, mặc kệ tuổi già mà mặc đồ sặc sỡ làm trò cho cha mẹ mình vui cười không âu lo như Lão Lai Tử…

Cho đến những cô bé cậu bé, dù còn nhỏ tuổi nhưng đã biết phụ giúp gia đình, thậm chí là cùng lo toan bươn chải chăm sóc cha mẹ/ông bà già yếu bệnh tật của mình. Vô vàn những tấm gương hiếu thảo đang sống và làm việc mỗi ngày xung quanh ta. Hiếu thảo, đôi khi chỉ đơn giản là xuất phát từ những hành động nhỏ nhặt, giản đơn nhất. Bạn đã làm được hay chưa?

SCR.VN tặng bạn 💧 Viết Đoạn Văn Về Cách Ứng Xử Trong Cuộc Sống 💧 15 Bài Hay

Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Hay Nhất – Mẫu 6

Đón đọc bài văn mẫu nghị luận về lòng hiếu thảo hay nhất được chọn lọc và chia sẻ trong nội dung sau đây:

Cuộc sống có quá nhiều những bộn bề lo toan và những lúc vấp ngã đó con người lại muốn tìm cho mình một điểm tựa. Gia đình luôn được biết đến chính là một điểm tựa vững chắc nhất của mỗi người. Trong một gia đình thì phải nói đến sự hiếu thảo của các thành viên, tuy nhiên hiện nay, khi mà đất nước ngày càng có những biến đổi và các giá trị văn hóa, đạo đức như cũng dần bị biết đổi theo. Sự hiếu thảo cũng là một trong những vấn đề cần phải được nhìn nhận trong xã hội hiện đại ngày nay.

Đầu tiên ta cũng phải hiểu được như thế nào là hiếu thảo. Hiếu thảo được định nghĩa một cách đơn giản đó chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Ta dường như cũng có thể cảm nhận được thấy rằng, chính lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Đồng thời ta như cũng nhận thấy được trong con người mỗi chúng ta cùng đi tìm hiểu lòng hiểu thảo của con người Việt Nam.

Hiếu thảo luôn luôn được biết đó cũng chính là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ và giúp đỡ, sẻ chia. Một cách khác ta như cũng lại hiểu được lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả. Họ là những người có công sinh thành cũng như nuôi dưỡng chúng ta lên người và luôn luôn bên ta khi chúng ta gặp khó khăn gian khổ họ cũng là những người ở bên chúng ta.

Xét về biểu hiện của lòng hiếu thảo thì lại cũng được thể hiện muôn hình muôn vẻ nhưng ta xét thấy được có những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ. Hay đơn giản đó chính là mỗi người cũng biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm. Trong cuộc sống mỗi người cũng phải biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành ra chính bản thân mình.

Lòng hiếu thảo thực sự cũng chính là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên. Suốt cuộc đời ông bà, cha mẹ đã tận tụy nuôi con cái không màng đến chuyện trả ơn. Người ta cũng đã từng nói “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Cho nên những việc bạn đền đáp công sinh thành của các bậc cha mẹ thực sự nó chưa là gì so với công sức họ đã bỏ ra nuôi bạn trưởng thành và có được như ngày hôm nay. Và điều đó không đủ để cho ta kính trọng và phụng dưỡng họ sao?

Lòng hiếu thảo thực sự cần thiết phải có và nó có một vị trí cũng như vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của chúng ta hiện nay. Ta như biết được rằng chính những người ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta. Thế rồi ta như nhận thấy được sự hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội. Con người chúng ta mà muốn sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người, những người làm con.

Thực sự có thể nhận thấy được rằng chính người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và cũng nhận được sự quan trọng. Thế rồi ngay cả khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn đúng không nào. Có một câu chuyện cười đó chính là “Một cặp vợ chồng trẻ có một đứa con trai và gia đình này này có một ông bố đã già cả không đi làm được chỉ đợi đến bữa cơm con cái cho ăn mà thôi. Nhà này luôn cho thức ăn vào cái bát mẻ và gắp một hai miếng thức ăn không ra gì cho ông lão ăn.

Ngày qua ngày khi đứa con nhỏ nhận thấy được điều này một hôm nó mang cất một cái bát mẻ một cách cẩn thận. Hai vợ chồng trẻ ngạc nhiên và hỏi “Con cất chiếc bát cũ đi làm gì thế? Nó có dùng được nữa đâu?”. Thấy vậy, thằng con nhanh nhẹn đáp “Con cất bát đi sau này bố mẹ về già con cũng cho bố mẹ ăn chiếc bát mẻ này như bố mẹ bây giờ đối xử với ông như vậy”. Nghe xong hai vợ chồng hiểu ra và từ đó chăm lo cho bố mình cẩn thận hơn.

Thông qua câu truyện ta như nhận thấy được rằng bạn đối xử với bố mẹ bạn như thế nào thì sau này con cái bạn cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Khi con người biết kính trên nhường dưới ta chắc chắn cũng sẽ nhận thấy được chính giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo. Ta như cũng nhận thấy được cũng chính lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình của chính mình.

Cũng có những thắc mắc về chuyện làm như thế nào để có được lòng hiếu thảo. Thực sự lòng hiếu thảo như cũng thật dễ dàng có thể nhận thấy được đó rất đơn giản đó chính là việc chúng ta hãy biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ. Không những thế việc chính bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già. Hay đơn giản chỉ là việc yêu thương anh em trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo của chính mình với bố mẹ.

Thực tế ta có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, cũng như vô lễ. Và lớn hơn, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già không ai chăm sóc hoặc cho bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thực sự ta như thấy được đó cũng chính là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.

Đừng đợi bao giờ có điều kiện hay có một địa vị vững chắc trong xã hội thì mới báo đáp công ơn của bố mẹ. Ngay từ bây giờ bạn cũng có thể thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ bằng những cử chỉ ân cần, một lời hỏi han, những tin nhắn và lo lắng cho bố mẹ khi ốm đau. Lòng hiếu thảo không giúp bạn giàu có về vật chất nhưng thực sự cần thiết và nó cũng được xem là một phần giá trị cốt lõi trong việc hình thành nhân cách của một con người.

Giới thiệu tuyển tập 🌻 Dẫn Chứng Về Lòng Biết Ơn 🌻 15 Mẫu Dẫn Chứng Hay

Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Ngắn Gọn – Mẫu 7

Bài nghị luận về lòng hiếu thảo ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Euripides cho rằng: “Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”. Phải, gia đình với mỗi người quan trọng biết mấy. Ai có thể đối xử với bạn tốt đẹp hơn cha mẹ đây? Chính lẽ đó mà mỗi đứa con cần có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo không chỉ là phẩm chất đáng quý của con người mà còn là đạo lí cơ bản mà con người cần phải nhận thức và thực hiện đúng đắn.

Lòng hiếu thảo vốn là vấn đề quen thuộc mà chúng ta thường xuyên đề cập đến, nhất là trong giáo dục học đường. Hai chữ “hiếu thảo” bắt nguồn từ triết học Nho giáo, ám chỉ một đức tính của con cái phải biết trân trọng, tôn trọng và yêu thương cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình.

Trong văn hóa Á Đông, lòng hiếu thảo là một đức tính quan trọng, có ý nghĩa không chỉ trong đạo đức mà còn là văn hóa sống của con người. Ở Việt Nam, lòng hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức đặc trưng của dân tộc, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” có tính truyền thống ngàn năm.

Lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ được biểu hiện thông qua sự chăm sóc, yêu thương, kính mến, biết ơn cha mẹ khi còn sống và thờ phụng, hương khói cho cha mẹ khi họ đã mất. Lòng hiếu thảo không chỉ với riêng cha mẹ ruột thịt mà là dành cho tất cả những người có công lao nuôi dưỡng, chăm sóc… con cái, thậm chí là cả tổ tiên, dòng họ và các thể hệ trước có công lao giúp cuộc sống của thế hệ sau tốt đẹp hơn. Nhờ có lòng hiếu thảo mà con người trong xã hội trở nên gắn kết với nhau hơn.

Ca dao Việt Nam có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Thực hiện đạo lí này mà trong lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận những tấm gương hiếu thảo của dân tộc. Trước kia, trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi chép lại câu chuyện về vua Lê Tư Thành – Lê Thánh Tông: “Khi Hoàng thái hậu chưa băng hà, mùa đông, vua cùng Hoàng thái tử ngày đêm chăm sóc, không lúc nào rời bên cạnh.

Khi dâng thuốc thang hay thức ăn uống, vua nhất định tự mình nếm trước; trong thì kêu với tổ tiên, ngoài thì dốc lòng cầu khẩn, không thần nào là không khấn”. Ngay cả một vị chí tôn cũng không quên làm tròn chữ hiếu trong vai trò một người con.

Ai yêu văn học nước nhà đều sẽ biết đến “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) với hình ảnh nàng Kiều đã từ bỏ mối duyên đẹp với Kim Trọng để làm tròn đạo hiếu. Kiều sẵn sàng bán mình chuộc cha, đánh đổi cả cuộc đời để cứu cha trong cảnh hoạn nạn. Đó là lựa chọn đáng khâm phục và rất nhân văn của Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã khẳng định chân lí về đạo hiếu trong suy nghĩ và tâm hồn người Việt.

Trong cuộc sống thực tế, hiếu thảo cũng không hề khó thực hiện, nó thể hiện ngay trong những hành động nhỏ nhất của mỗi người. Trước khi đi học phải thưa gửi, khi về nhà phải chào hỏi, ăn cơm phải mời bề trên, giúp mẹ làm những công việc lặt vặt vừa sức, cố gắng chăm chỉ học hành… đều là xuất phát điểm của lòng hiếu thảo. Trong chúng ta, bao nhiêu người làm được?

Lòng hiếu thảo khi nâng lên tầm vĩ mô, nó chính là lòng biết ơn tổ tiên, thế hệ đi trước đã gầy dựng lên cục diện xã hội tốt đẹp ngày hôm nay. Biết bao đời vua Hùng dựng nước, giữ nước. Các thế hệ cha anh thời chống Pháp, chống Mĩ giành lại độc lập. Ngày nay, có được hòa bình, tự do, chúng ta không quên khắc ghi lòng biết ơn đối với thế hệ trước.

Một số bạn trẻ ngày nay cho rằng, cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái là nghĩa vụ nên không cần thiết phải quá biết ơn, coi trọng công lao đó. Đây hoàn toàn là suy nghĩ sai lệch, báo hiệu sự tha hóa trong nhân cách con người. Nếu chỉ là một nghĩa vụ, liệu nỗi vất vả nuôi con ấy họ có thể vượt qua hay không? Nuôi một người con khôn lớn cực nhọc tới nhường nào. Chỉ có thể là tình yêu thương vô tận mới giúp họ vượt qua khó khăn.

Đa phần các ông bố, bà mẹ đều là nông dân. Ngay cả ở thành thị, cha mẹ nào không vất vả mưu sinh. Thế nhưng, khi các bạn được ngồi học dưới mái trường khang trang, đầy đủ bàn ghế, bảng phấn, quạt tường… bao nhiêu người biết ba mẹ mình đang đổ những giọt mồ hôi nơi đồng ruộng hay buôn ba khắp nơi chắt chiu từng đồng tiền nuôi con cái ăn học?

Có lẽ, nỗi lòng của cha mẹ con cái chỉ có thể thấu hiểu hết khi họ trường thành và trở thành những ông bố, bà mẹ. Khi có những đứa con riêng cho mình, họ mới thực sự thấu hiểu được công ơn cha mẹ to lớn tới đâu. Những cảnh tượng như con cái bỏ rơi mẹ già lao mà tìm kiếm vật chất ở những nơi xa xôi nào đó, con cái để mặc cha mẹ trong viện dưỡng lão, ngày Tết cũng chẳng có mấy đứa chịu về tụ họp với ông bà già… thật đáng buồn biết mấy!

Đúng là xã hội hiện đại khiến con người bị cuốn theo cơn lốc kinh tế thị trường, nhưng ứng xử thiếu văn minh như vậy thì không thể chấp nhận được. Tóm lại, lòng hiếu thảo là đức tính quý báu của con người, đặc biệt là với người Việt Nam. Chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn, phát huy và thực hiện nghiêm túc đạo lí ấy để con cháu chúng ta nhiều thế hệ sau được tự hào hơn nữa về truyền thống đạo đức dân tộc.

Đừng bỏ qua 🔥 Dẫn Chứng Về Hạnh Phúc 🔥 15 Mẫu Dẫn Chứng Hay Nhất

Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Ngắn Nhất – Mẫu 8

Tài liệu văn mẫu nghị luận về lòng hiếu thảo ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và dễ dàng hoàn thành bài viết của mình.

Mỗi người con chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi đạo đức để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Một trong những đức tính, phẩm giá tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện đó chính là lòng hiếu thảo. Vậy thế nào là lòng hiếu thảo và trau dồi nó như thế nào?

Lòng hiếu thảo là luôn biết ơn, đối xử tốt với cha mẹ, ông bà, những người thân yêu xung quanh mình, có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời bằng tấm lòng chân thành nhất.

Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi, hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.

Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam, người có lòng hiếu thảo sẽ được mọi người yêu mến, trân trọng. Bên canh đó, hiếu thảo với cha mẹ khiến chúng ta trưởng thành hơn, lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn.

Vậy làm thế nào để chúng ta rèn luyện được lòng hiếu thảo? Trước hết, chúng ta phải biết kính trọng ông bà, cha mẹ; chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu. Có hành động đền ơn đáp nghĩa với sự hi sinh, công lao của họ; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng với họ. Ngoài ra cần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sống hòa thuận với anh em trong nhà. Bên cạnh đó, chúng ta cần tích cực trau dồi nhân cách tốt đẹp hơn, trở thành niềm tự hào của gia đình.

Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn với ông bà, cha mẹ; bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người này thật đáng chê trách.

Lòng hiếu thảo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và thể hiện nhân cách con người rõ nét. Mỗi người con chúng ta hãy có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực với những người thân yêu của mình để có một cuộc sống hạnh phúc hơn và làm cho đất nước, xã hội phát triển giàu đẹp văn minh hơn về nhân cách con người.

Mời bạn tham khảo 🌠 Nghị Luận Về Lòng Yêu Nước 🌠 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay

Suy Nghĩ Về Lòng Hiếu Thảo Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Bài văn suy nghĩ về lòng hiếu thảo học sinh giỏi sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Lòng hiếu thảo luôn luôn được xem là một phẩm chất đáng quý và đáng có của mỗi con người. Thực sự hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta – những người con của cha mẹ. Trong xã hội cũ cho đến tận bây giờ người ta luôn luôn coi trọng chữ hiếu.

Đầu tiên ta phải hiểu được hiếu thảo có nghĩa là gì? Định nghĩa và hiếu thảo có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng ta hiểu được một cách chung nhất đó chính là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Chính sự hiếu thảo dường như cũng đã thể hiện những tình cảm, thể hiện được những sự suy nghĩ của bản thân mỗi người với những người mà đã có công ơn to lớn với chúng ta.

Thực sự đức tính hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, cần thiết ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt sự hiếu thảo như càng quan trọng hơn, cần thiết hơn đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những đó chính là những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại.

Nhân dân ta từ xưa cho đến nay đã có truyền thống hiếu thảo và đứ tính đó như là một bài học cho tất cả chúng ta hiện nay. Ta như biết được hiếu thảo cũng chính là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu rất ý nghĩa về công lao to lớn của cha mẹ và nhấn mạnh, nhắn nhủ sự hiếu thảo của người con:

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Ta không thể phủ nhận được công lao trời biển to lớn của cha mẹ. Quả thực cha mẹ chính là bậc sinh thành – người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ đã có công sinh ra ta và nuôi dưỡng ta lên người, công lao đó phải được ví như trời biển. Khó ai có thể tốt với ta như cha mẹ, cha mẹ luôn luôn hết lòng yêu thương, cũng như luôn chăm sóc những đứa con của mình chu đáo tận tâm nhất, một cách vô điều kiện. Họ như quan tâm đứa trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, hay là có cả những sự gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc.

Quả thực ta phải biết được rằng chính đối với cha mẹ thì: “con dẫu lớn vẫn là con của mẹ – đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn dõi theo con”. Điều đó thật là đúng, những công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn, nó đã được ví như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la như thật mênh mông và vô tận”. Chính bởi vậy mà trong mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy bằng những việc làm nhỏ nhất chúng ta có thể làm được đó chính là phải ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội.

Những điều chúng ta làm thực ra là có ý nghĩa cho chính bản thân chúng ta nhiều hơn. Nhưng đó lại chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ không bao giờ mong con cái đền đáp công lao của họ mà chỉ mong con cái có thể được bình an và hạnh phúc mà thôi.

Chúng ta như cũng phải biết được rằng chính lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ thôi đâu mà nó còn được thể hiện với mọi người xung quanh. Đó chính là sự kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cả ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô là những người mở ra cho chúng ta những bầu trời kiến thức. Thầy cô cũng là người mà như đã chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Ta như thấy được đó chính là những điều không hề ồn ào, phô trương mà nó lại như đang thật là âm thầm và lặng lẽ.

Những thầy cô như những người lái đò thật chịu thương, chịu khó như thật cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức và đó là biết bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Song, có lẽ ta cũng thấy được để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, tất cả chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”.

Đó chính là sự nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã thật anh dũng ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Thật đáng nghẹn lòng khi những người lính đó ngã sống mà nấm mồ lại không bia đá, tượng đài. Và đó còn không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, đó là những người lính mà hành trang của họ dường như vẫn đượm mùi sách vở. Cũng chính những tâm hồn, những tấm gương anh dũng kiên trung đó sẽ được hồn thiêng sông núi và các thế hệ người sau luôn nhớ mãi đến các anh.

Quả thực ta như thấy được tất cả những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau nữa. Bên cạnh đó ta như thấy được chính trong xã hội ngày nay, đặc biệt là khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan…thì chính bản thân của chúng ta cũng đã bị cuốn vào những mưu sinh cơm áo gạo tiền mà như quên mất đi những nghĩa cử, những việc làm hiếu thảo cần phải làm.

Tất cả chúng ta – những thế hệ trẻ ngày nay cũng cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người. Trong số những phẩm chất đạo đức thì lòng hiếu thảo cũng cần được đề cao hơn bao giờ hết. Chúng ta cũng cần phải thực nghiêm khắc lên án những hành vi đồi bại đối xử không tốt với các bậc cha mẹ – những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta lên người.

Tóm lại ta như thấy được chính lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Thông qua đây ta cũng như thấy được mỗi người chúng ta cũng phải thật nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, nhìn nhận của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo luôn quan trọng và nhất nhất phải có trong cuộc sống của chính mỗi người.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Dẫn Chứng Về Lòng Nhân Ái 🍀 15 Mẫu Dẫn Chứng Hay

Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Nâng Cao – Mẫu 10

Luyện tập làm bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo nâng cao sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý.

Lòng hiếu thảo được xem là một phẩm chất vô cùng đáng quý, thật sự cần thiết với mỗi con người. Dù cuộc sống có quá nhiều khó khăn, nhiều bộn bề lo toan và có những lúc vấp ngã thì chúng ta luôn muốn tìm cho mình một điểm tựa để có thể vượt qua. Khi đó gia đình là một điểm tựa vững chắc nhất cho mỗi người.

Để nói về tình cảm gia đình phải nói đến sự hiếu thảo của các thành viên trong gia đình. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Để hiểu sâu hơn về lòng hiếu thảo, trước tiên chúng ta cần hiểu và làm rõ định nghĩa hiếu thảo là như thế nào. Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn đối xử thật tâm, kính trọng hết mực và quan trọng nhất là tấm chân tình yêu thương kính mến dạt dào ấy phải xuất phát từ tận sâu thẩm đáy lòng của người con, người cháu.

Hiếu thảo còn được thể hiện rõ nét qua những hành động chăm sóc hay phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu, bệnh tật, chúng ta phải có trách nhiệm phụng dưỡng, hoặc thờ phụng bậc ông bà cha mẹ khi họ rời xa khỏi cõi đời này. Bậc con cháu phải lễ phép, kính trọng, thể hiện tình yêu thương, cảm thông sâu sắc. Mỗi chúng ta phải cố gắng ra sức học tập và làm việc thật tốt để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ của cha mẹ, ông bà.

Nếu chúng ta biết hiếu thảo, yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình thì cuộc sống trở nên hạnh phúc, ý nghĩa hơn, tạo niềm tin tốt đẹp trong cuộc sống góp phần làm xã hội văn minh hơn, đất nước phát triển giàu mạnh. Đúng vậy, đấng sinh thành là những người đã đưa ta đến với cuộc đời này để ta có thể sống với những niềm vui hạnh phúc của cuộc sống ban tặng, người sinh ra, nuôi dưỡng bao bọc và che chở cho ta bằng tất cả tấm lòng tình yêu thương rộng lớn hơn biển cả.

Lòng hiếu thảo được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành bài hát để khắc họa làm rõ hơn công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành và con cháu phải có lòng hiểu thảo, tri ân sâu sắc.

“Đi khắp thế gian, cho con hỏi thứ gì cao quý hơn tình mẹVũ trụ bao la hay thiên hà rộng lớn lời giải chưa bao giờ được héÂn cần chở che mang nặng đẽ đau 9 tháng 10 ngày con khôn lớnCắt da sẻ thịt cho sự sống thử hỏi công lao nào lớn hơnCông ơn sinh thành nhiều năm dưỡng dục 16 năm trời con ghi nhớ”

Qua lời bài hát ta thấy được sự hi sinh, công ơn sinh thành, dưỡng dục của bậc làm cha mẹ là vô cùng to lớn không có tình cảm nào có thể thay thế được. Qua đó mỗi đứa con có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng để tỏ lòng thành kính, làm tròn đạo hiếu với bậc đấng sinh thành.

Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đời sống tình cảm gia đình. Chắc có lẽ sẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã thành lời cho những bài hát ru mà ba mẹ dành cho con thuở còn nhỏ. Những câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Công lao nuôi dưỡng cả cha mẹ đối với con cái rộng lớn bao la như biển cả. Bằng 4 câu ca dao giản dị mà chứa đựng ý nghĩa thật to lớn, ngợi ca công lao của cha mẹ sinh thành, dưỡng dục chúng ta. Qua đó ngầm nhắc ai còn cha còn mẹ hãy làm trọn đạo hiếu, hãy trân trọng những giây phút thiêng liêng này khi còn hưởng được niềm vui bên ba me. Đừng để hối hận vì không sống trọn đạo làm con, đạo làm người.

Đạo hiếu được xem là cầu gắn kết chặt tình mẫu tử, gia đình, dòng họ, rộng hơn là xã hội, quê hương, đất nước được thấm sâu vào cuộc sống của người Việt Nam. Chúng ta không tự dưng được sinh ra mà chính mẹ đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày để sinh ta ra và cha mẹ xem những đứa con của mình là một phần máu thịt của chính mình vậy.

Tình yêu thương của mẹ được khắc họa rõ nét của nhà thơ Chế Lan Viên qua câu thơ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Tình yêu thương của mẹ dành cho con vô cùng thiêng liêng, cao cả, bất tử, bao la vô tận không sao có thể đền đáp hết được. Không có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong vòng tay và tình yêu thương của mẹ.

Nếu như mẹ yêu con bằng những cưu mang, hoạn dưỡng thì cha thương con bằng những nhọc nhằn cả đời bươn chải kiếm tiền để chăm lo cho gia đình nhỏ. Mẹ thương con bằng sự đùm bọc, che chở, thương con bằng những lời hỏi han, lo lắng khi con vắng nhà, thì cha thương con bằng những công việc cực nhọc thấm đẫm mồ hôi để có tiền chi trả lo cho cuộc sống. Không ai có thể phủ nhận được công lao to lớn như ngọn Thái Sơn, như nguồn nước luôn chảy của mẹ.

Mỗi chúng ta khi sinh ra không ai tự nhiên mà lớn lên cả, không tự niên mà trưởng thành mà chính nhờ công ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng. Không phải cha mẹ nào cũng như nhau, có điều kiện khá giả, kinh tế tài chính tốt, nhưng có một số lớp trẻ bây giờ thường trách ngược lại cha mẹ sao lại nghèo không đủ điều kiện chăm lo cho các con cuộc sống tốt như những ba mẹ khác giàu có, điều kiện tốt. Những ai còn suy nghĩ như vậy là không thể chấp nhận được. Vì sự so sánh đó làm cho cha mẹ phải buồn, tủi hổ và rất đau lòng.

Thay vì than thân trách phận thì hãy cố gắng học tập thật tốt để có cuộc sống tốt hơn phụ dưỡng cha mẹ đã nuôi chúng ta ăn học thành tài. Cha mẹ nuôi ta vất vả là thế, từ khi sinh ra còn đỏ hỏn rồi ta dần biết đi, biết đọc biết viết cho đến tuổi trưởng thành thì cũng là lúc cha mẹ lại già đi. Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đền đáp chữ hiếu. Câu ca dao:

“Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Người xưa có dạy làm con phải thờ mẹ kính cha giữ trọn đạo hiếu. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, hiếu thảo biết kính trọng, biết yêu thương. Đó là cách sống, lẽ sống của con người mà ai cũng phải biết. Biết nghe lời cha mẹ, ngoan ngoan, chăm lo học tập thật tốt để trở thành một người thành đạt phụ giúp cha mẹ khi về già.

Hay cho câu “ Chim trời ai dễ đếm lông, nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” không cha mẹ nào muốn kể ra công ơn sinh thành nuỗi dạy của mình. Cái mà cha mẹ mong muốn thật giản đơn là con cái học tập thật tốt để sau này có cuộc sống sung sướng, thành đạt trong công việc, gia đình vui vẻ hạnh phúc. Vì vậy những ai còn cha còn mẹ xin hãy yêu thương chân trọng thật nhiều, đừng để mất đi rồi lại tiếc nuối ân hận vì lúc còn cha mẹ lại thờ ơ không một lời hỏi han.

Qua bài ca dao này tác giả muốn thức tỉnh những người con bất hiếu không làm trọn đạo hiếu mà về báo hành cha mẹ của mình để hiểu được thêm tình yêu thương bao la rộng lớn như biển cả của cha mẹ. Chữ hiếu không dừng ở mức độ là gia đình rộng hơn là hiếu với dân, trung với nước nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đất nước tươi đẹp hơn. Một cá thể gia đình góp phần tạo nên một xã hội đẹp đẽ hơn. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc thì chất lượng cuộc sống của dân ta mới nâng cao làm đất nước giàu mạnh hơn.

Trong xã hội thực tại không phải ai cũng làm được trọn chữ hiếu với cha mẹ của mình nhiều người con bất hiếu phá phách, gây loạn theo sự rủ rê của bạn bè làm việc phạm pháp làm cha mẹ phải buồn phiền. Hiện nay còn tồn tại những người có lối sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhận, bỏ rơi cha mẹ già không ai chăm sóc và để ba mẹ sống trong viện dưỡng lão. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi cần phải lên án, bài trừ.

Qua đây, bản thân mỗi chúng ta, chủ nhân tương lai của đất nước cùng nhìn nhận lại đạo đức, nhân cách của bản thân sống phải có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa. Đó là nếp sống cao đẹp và hãy ghi nhớ câu này: “Tội lớn nhất của đời người là tội bất hiếu với mẹ cha, tội này không thể tha thứ được”

Cuộc đời của chúng ta như một hành trình trải nghiệm có vấp ngã, có đứng lên, có thất bại mới có thành công. Ta gặp rất nhiều hành trình kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình nhưng ai dám đủ tự tin nói rằng ta hạnh phúc vì có mẹ, và tự khẳng định rằng ta đã làm trọn đạo hiếu với mẹ mình rồi. Chữ hiếu thảo nó vô hình không thể đong đếm được. Nó được thể hiện qua những hành động cụ thể như những dòng tin nhắn, cuộc gọi hỏi thăm sức khỏe, sự chăm sóc phụng dưỡng khi mẹ về già mà thôi,…

Nhưng người con lại nghĩ nó thật xa vời nằm ngoài tầm của họ và quên luôn có mẹ đang ở quê xa ngóng trông con cái gọi điện về nhà. Biết rằng ngoài kia những người con luôn gồng mình với công việc bận rộn, lo cho cuộc sống mưu sinh hằng ngày vất vả, ít có thời gian hỏi thăm. Nhưng các bạn hãy nhớ rằng ba mẹ nuôi ta không bao giờ quên không bao giờ bận việc mà bỏ mặc ta.

Cha mẹ luôn giành cho tất cả chúng ta những thứ tốt nhất trên đời, luôn cho ta những điều tốt đẹp nhất. Phận con cháu tất cả chúng ta phải dành cho nha mẹ những tình yêu thương ngọt ngào, tấm lòng hiếu thảo, sống có trách nhiệm, tạo nên đức hạnh tốt đẹp. Có như vậy thì bậc làm cha mẹ mới được vui lòng và sự sung sướng, tất cả chúng ta mới hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của một người con ngoan.

Ai hiện đang còn cha còn mẹ hãy làm trọn đạo hiếu, đúng đạo làm con, tình yêu lòng hiếu thảo với cha mẹ bước đầu mới hiểu về quê hương đất nước nơi cưu mang tất cả con dân của Tổ Quốc. Hôm nay chúng ta được sự chăm sóc nuôi dưỡng của bố mẹ, mai kia con lớn khôn thành đạt phải chăm sóc bố mẹ, đền đáp, tri ân sâu sắc bao công lao dưỡng dục của đấng sinh thành mà có thể muôn đời sau con không đền đáp hết được.

Tham khảo 💕 Nghị Luận Cho Đi Và Nhận Lại 💕 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Bài Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Đặc Sắc – Mẫu 11

Dưới đây là bài nghị luận về lòng hiếu thảo đặc sắc để bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo:

Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

Tình yêu của bố mẹ dành cho con bao la là thế. Từ lúc còn là bào thai nhỏ trong bụng mẹ đến khi khôn lớn nên người lúc nào bố mẹ cũng bên con. Dù có nhiều lần con không ngoan không vâng lời nhưng trong sâu thẳm đáy lòng con luôn yêu bố mẹ nhất đời.

Mẹ là người luôn bên con bế bồng chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con có đọc câu chuyện kể về hai chị em song sinh trước khi chào đời có rất nhiều nỗi lo lắng về cuộc sống sau này của mình sợ không được ai cho ăn cho uống che chở như khi còn trong bụng mẹ.

Nhưng rồi hiển nhiên ngày đó cũng tới và cũng là ngày họ nhận ra rằng: dù cuộc đời có đầy ắp niềm vui hay đau khổ họ vẫn luôn có mẹ bên cạnh. Bàn tay mẹ chai sần vì con đôi chân mẹ cũng vì con mà trở nên gân guốc. Mẹ bỏ thời gian công sức nấu cho con những bữa cơm ngon dạy con học chở con đi học đi chơi… Thế mà đã quá nhiều lần con vô lễ với mẹ mỗi khi nhớ lại tim con như nhói đau.

Còn bố tuy vẻ bề ngoài dường như khô khan nhưng tình thương bố dành cho con sâu nặng vô cùng. Bố rất ít phạt con nhưng mỗi lần bố phạt là con biết lỗi của con rất nặng. Những lúc ấy con chỉ là một đứa trẻ dại khờ chỉ biết khóc lóc giận dỗi mỗi lần như thế chắc bố thất vọng về con lắm.

Sau những lần con vô lễ với bố mẹ con chỉ muốn bật khóc khi nhớ lại rồi con lại nghĩ: “giá như mình đã không làm thế”, “giá như” … Sau con lại không biến những điều giá như ấy thành sự thật. Bố mẹ chắc sẽ vui lắm nụ cười tươi tắn khi bạn khoe điểm 10 đỏ chói hay là lời ân hận khi bạn mắc khuyết điểm…

Bố mẹ có thể hi sinh cả đời vì con và cũng không mong cầu gì cho bản thân chỉ mong cho con được lớn khôn khỏe mạnh. Những lần bố mẹ mệt nằm trên giường con lo lắng không sao ngồi yên được. Bố mẹ lo con có tính vô tâm nhưng bố mẹ à con yêu bố mẹ lắm! Con mong sao lúc này bố mẹ có thể nói với con một lời nhờ con làm một việc. Con làm việc gì cũng được chỉ mong sao bố mẹ khỏi bệnh để dạy con học hay phạt con những lúc con mắc lỗi như mọi ngày.

Mỗi người dù là ai, dù ở đâu thì lòng hiếu thảo luôn có trong tim. Con người đôi khi mãi chạy theo cuộc sống vật chất dường như quên nghĩ đến cha mẹ. Nhưng khi gặp những khó khăn thất bại khi bị cuộc đời vùi dập thì nơi góc trời xa yêu dấu bỗng ta thấy nhớ và yêu bố mẹ nhiều hơn.

Ngày xưa ấy mẹ đã nắm tay con đi trên con đường bé nhỏ này. Con nũng nịu bên mẹ đòi mua cho được cái kẹo cái bánh. Thế mà hôm nay tất cả còn đâu. Ngày xưa ấy bố bế con đi chơi con đã hát cho bố nghe bài hát về cả gia đình mình. Thế mà hôm nay bố đã rời xa con mãi mãi… Có những người con khi nhận ra mình vô cùng yêu thương bố mẹ thì đã quá muộn. Thế nên ngay từ khi còn có thể chúng ta hãy thể hiện lòng hiếu thảo với bố mẹ đừng để ngày mai khi bố mẹ đã ra đi.

Con có thể quên cha mẹ chứ cha mẹ không bao giờ bỏ rơi con dù con còn nhỏ hay đã trưởng thành. Bố mẹ dành cho con tình yêu thương cao cả. Con vẫn là đứa con bé bỏng của bố mẹ dù con có phạm lỗi lầm. Con có thể là một đứa con bất hiếu không biết nghĩ đến bố mẹ nhưng con nhận ra rằng dường như bố mẹ vẫn thương con. Những người con bất hiếu đã từng coi thường bố mẹ bỏ rơi bố mẹ lúc về già thật đáng xấu hổ.

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai lángCon nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

Để rồi một ngày nào đó bố mẹ lặng lẽ ra đi những con người ấy sẽ mang trong tim một nỗi day dứt một khoảng trống trong tâm hồn mà không có gì có thể bù đắp được.

Đối với riêng em em may mắn có một người cha yêu thương chăm sóc em từng li từng tí nhưng cha em đã mãi mãi ra đi sau một tai nạn giao thông. Hình ảnh cha lại về trong ký ức em. Cái bóng gầy gò liêu xiêu ấy in mãi trong tâm hồn em mỗi sáng cha đi bộ dắt em đến trường. Trên vai cha mang chiếc cặp vừa đi vừa hỏi em chuyện học hành. Bây giờ cha không còn nữa nhưng em vẫn cố gắng chăm ngoan học tập để không phụ lòng cha. Hình ảnh và tình thương của cha mãi mãi theo em trong suốt cuộc đời.

Cảm ơn đời đã cho em có cha và có mẹ! Cha mẹ là điểm tựa vĩnh cửu cho con trên đường đời. Từ tình yêu lòng hiếu thảo với cha mẹ con bước đầu mới hiểu về quê hương đất nước – nơi đã cưu mang tất cả con dân của tổ quốc. Hôm nay bố mẹ chăm sóc con mai kia con lớn con sẽ chăm sóc bố mẹ đền đáp bao công lao dưỡng dục của bố mẹ mà có thể muôn đời sau con không đền đáp hết như nhạc sĩ Trần Quế Sơn đã nói:

Con ra đời mẹ nhéCon yêu mẹ nhất đờiMuôn ngàn năm sau nữaCon cõng mẹ đi chơi.

Con mong dâng tặng bố mẹ tất cả lòng hiếu thảo của con.

Có thể bạn sẽ thích 💧 Nghị Luận Về Cây ATM Gạo 💧 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Văn Nghị Luận Về Chữ Hiếu Ngày Nay – Mẫu 12

Để viết bài văn nghị luận về chữ hiếu ngày nay, các em học sinh cần vận dụng những dẫn chứng mang tính thời sự, dưới đây là bài văn mẫu chọn lọc:

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Câu ca dao của người xưa đã thể hiện một bài học sâu sắc về công ơn trời biển của các bậc sinh thành, đồng thời cũng gián tiếp nhắc nhở con người bài học về lòng hiếu thảo. Trong xã hội hiện nay, chữ “hiếu” cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm, bởi những giá trị mà nó mang lại.

Như chúng ta đã biết, “hiếu” có nghĩa là hiếu thảo, lễ phép, tôn trọng đối với những người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục như ông bà, cha mẹ. Lòng hiếu thảo được thể hiện bằng sự thành kính qua những hành động cụ thể như ngoan ngoãn, luôn vâng lời bố mẹ, hay sẵn sàng chăm sóc khi họ già yếu, ốm đau,…

Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất quý giá của mỗi con người. Trong quan niệm ở mọi thời đại, chữ “hiếu” luôn là một trong những phạm trù quan trọng về mặt đạo đức của con người. Khi hiếu thảo, con người đã thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta xuất hiện trên cõi đời này là nhờ vào hành trình mang nặng đẻ đau “chín tháng mười ngày” đầy vất vả của mẹ, chúng ta khôn lớn, trưởng thành nhờ những giọt mồ hôi cùng sự hi sinh lớn lao, vĩ đại của mẹ cha.

Xuyên suốt quá trình đó, những người con luôn được bao bọc, bảo vệ, chở che bởi tấm lòng yêu thương vô hạn của các bậc sinh thành. Thấu hiểu những mất mát, gian truân đó, con cháu cần luôn luôn lễ phép, kính trọng và chăm sóc bố mẹ, ông bà với lòng biết ơn vô hạn. Đó là những con người làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình và phát huy giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc ta:

“Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Đồng thời những hành động đó còn góp phần thể hiện sự tri ân đối với nguồn cội, hình thành những gia đình ấm êm, hạnh phúc và góp phần xây dựng một xã hội thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo, bởi “gia đình là tế bào của xã hội”.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn không ít người sống vô ơn, bất hiếu với ông bà, cha mẹ của mình. Khi cha mẹ ốm đau hay già yếu, họ không mảy may quan tâm, chăm sóc mà đùn đẩy trách nhiệm cho nhau vì sợ tốn kém về vật chất, thậm chí sẵn sàng đấy cha mẹ vào viện dưỡng lão để tìm kiếm sự bình yên, an nhàn cho bản thân. Đáng buồn hơn, có những người bất kính, vô lễ và đánh đập cha mẹ một cách nhẫn tâm, tàn nhẫn. Những hành vi này đã vi phạm những chuẩn mực đạo đức và đi ngược lại với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

Để phát huy những giá trị tốt đẹp của lòng hiếu thảo, chúng ta cần nhận thức đúng vai trò, công ơn của ông bà, cha mẹ và thể hiện lòng biết ơn đối với công lao vô hạn đó bằng những hành động cụ thể như lễ phép, tôn trọng, chăm sóc chu đáo các bậc sinh thành. Đồng thời, cần lên án, phê phán một cách mạnh mẽ những hành động bất hiếu, bất kính của những người con “vong ân phụ nghĩa”.

Như vậy, lòng hiếu thảo là một trong những điểm sáng về nhân cách của con người và là điểm sáng, điểm tựa để xây dựng mái ấm gia đình, xã hội tốt đẹp. Là học sinh, chúng ta luôn phải ghi nhớ công ơn của mẹ cha và hiện thực tình cảm đó bằng việc ngoan ngoãn, lễ phép và nỗ lực học tập tốt để trở thành “con ngoan trò giỏi”.

Gửi tặng bạn 💕 Nghị Luận Về Sống Đẹp 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Nghị Luận Về Chữ Hiếu Trong Cuộc Sống – Mẫu 13

Nghị luận về chữ hiếu trong cuộc sống là một đề văn phổ biến trong chương trình học mà các em học sinh thường gặp, tham khảo bài văn mẫu như sau:

Ai trên cõi đời này mà lại chẳng có cha mẹ để yêu thương, kính trọng, tôn thờ. Bổn phận chúng ta là con cái phải luôn đặt chữ “hiếu” làm đầu thể hiện chúng ta là người có nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Vậy lòng hiếu thảo đối với chúng ta có ý nghĩa như thế nào?

Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình và đó là một trong những truyền thống đạo đức cao đẹp của con người. Vậy thì tại sao chúng ta phải có lòng hiếu thảo?

Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có. Là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm vì không tự nhiên mà chúng ta có mặt ở cõi đời này được. Đó phải là một quá trình mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày của người mẹ kính yêu, sự chăm nom, yêu thương của người cha. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người.

Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam mà ông bà ta đã để lại có những bài ca dao ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ như:

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Hay như:

“Lên non mới non caoNuôi con mới biết công lao mẫu từ”

Hoặc:

“Ơn cha nặng lắm ai ơiNghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.

Trong cuộc sống xã hội hiện giờ vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người mà giờ đây những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Những kẻ này chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc cha mẹ già yếu, neo đơn. Thay vì cha mẹ già yếu, bệnh tật, bổn phận làm con cái phải phụng dưỡng thì lại gửi cha mẹ vào “viện dưỡng lão” bỏ mặc sống chết.

Hay những người con chỉ vì những đồng tiết ít ỏi mà nhẫn tâm ra tay giết hại cha mẹ mình. Trên báo chí gần đây thường hay đăng những tin tức liên quan đến những đứa con bất hiếu, giết hại chính cha mẹ của mình chỉ vì xin tiền chơi game cha mẹ không cho.

Hay chỉ vì những lời quan tâm của cha mẹ thì những kẻ này lại xem là những lời cằn nhằn, trách mắng thì chúng lại có những hành động rất đau lòng như đánh đập, giam nhốt chính cha mẹ ruột của mình. Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình. Thật là tàn nhẫn.

Tóm lại, lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này là ở chính cha mẹ của mình, chúng ta phải yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… Riêng bản thân em, em sẽ phấn đấu học tập thật tốt đem lại niềm vui cho cha mẹ của mình.

Gợi ý cho bạn 🌳 Nghị Luận Về Vai Trò Của Gia Đình 🌳 15 Bài Văn Hay Nhất

Văn Mẫu Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Lớp 8 – Mẫu 14

Văn mẫu nghị luận về lòng hiếu thảo lớp 8 sẽ là một trong những tư liệu hay để các em học sinh tham khảo và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Câu ca dao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con. Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thía. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn.

So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn “thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình.

Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn.

Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, “chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm”. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.

Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.

Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.

Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.

Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỉ cương, đạo lý xã hội. Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.

Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội. Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già sức yếu.

Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được, mở rộng vấn đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm. Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng, vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm.

Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ. Đó là những biểu hiện của người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.

Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ bản xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỉ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quốc.

Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn “trung với nước, hiếu với dân”. Đạo lý ấy là sức mạnh của nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nước. Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguồn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.

Bài ca dao nhắc nhở thấm thía về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha bao thế hệ.

Đón đọc tuyển tập 🌹 Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Quê Hương 🌹 15 Bài Hay

Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Lớp 9 – Mẫu 15

Đón đọc bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo lớp 9 dưới đây với những ý văn hay, phong phú và cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

Trong xã hội hiện đại ngày nay khi mà những giá trị đạo đức trong mỗi người ngày càng bị suy đồi đi thật là đáng buồn biết bao nhiêu. Thế rồi lòng hiếu thảo của con người cũng lại là một vấn đề được dư luận xã hội quan tâm và ngày càng có những cái nhìn khác, đa chiều về lòng hiếu thảo của con người.

Thực tế cũng đã minh chứng được rằng, con người chúng ta phải thật sự hiếu thảo với ông bà, với cha mẹ bởi họ cũng chính là người thân và luôn yêu hương chúng ta. Lòng hiếu thảo từ trước cho đến nay thì cũng chính là một truyền thống văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta.

Chúng ta cũng lại có thể cảm nhận được cũng chính từ ngàn năm qua, phẩm chất quý báu ấy thực sự cũng chính là sợi chỉ kết nối tình cảm gia đình và ta cũng lại biết được rằng dân tộc ta dường như cũng lại tạo nên một lối sống nghĩa tình, đó mang được những sự đằm thắm của dân tộc Việt Nam. Thế rồi người ta cũng lại nhận thấy được chính lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp bao giờ cũng cần có ở mỗi con người.

Vậy khái niệm về lòng hiếu thảo được hiểu như thế nào là đúng nhất? Lòng hiếu thảo cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nôm na nó có nghĩa tôn trọng, và đó cũng chính là những kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên, những người thân của mình.

Không những thế thì hiếu thảo cũng lại còn là hành động yêu thương, còn là hành động chăm sóc, cũng như phụng dưỡng ông bà, cha mẹ của mỗi người khi già yếu hay đó là sự thờ phụng sau khi họ qua đời. Hiếu thảo được các bậc Nho gia ngày xưa vô cùng coi trọng, và là trung tâm của nho học thời trước.

Thực tế cũng cho thấy được rằng biểu hiện lòng hiếu thảo được thể hiện cũng ở rất nhiều phương diện khác nhau. Trên thực tế thì lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, nó cũng chẳng phải biểu hiện ở những tình cảm nói riêng mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể của con cháu đối với các bậc bề trên. Chứ không phải đứng đó và nói yêu thương suông.

Trong cuộc sống cũng có thể dễ dàng nhận thấy được chính người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, kính trọng cha mẹ. Ta như nhìn thấy ở họ là những người luôn biết vâng lời và đồng thời cũng chính họ đã làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an nhiên hơn bao giờ hết. Với những người hiếu thảo họ lại luôn luôn biết sống đúng chuẩn mực, và luôn biết mà để thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành của họ, đối với họ đây không chỉ là trách nhiệm mà còn chính là một niềm vui.

Cha mẹ đã khó nhọc nuôi chúng ta lên người để lúc già yếu thì sao chúng ta có thể làm ngơ được cơ chứ. Lòng hiếu thảo có thể có được ở mọi thời điểm khi chúng ta nhoe thì hãy luôn biết hiếu thuận cũng như nghe lời những bậc bề trên.Còn khi họ về già thì cũng hãy biết yêu thương họ, phụng dưỡng họ, cho đến lúc mất đi thì ta lại lòng thành thờ cúng.

Thật đáng buồn biết bao nhiêu khi cũng ngay chính trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì ta cũng lại có thể cảm nhận thấy được rằng có những kẻ lại biến lòng hiếu thảo là hành vi thật tồi. Đó là những hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ của chính họ, nhưng bên ngoài thì lại cứ tự đắc luôn luôn tốt với cha mẹ để được người ngoài nhìn thấy mà cảm phục.

Có biết bao vụ việc đáng buồn như con giết cha, đuổi bố mẹ ra khỏi nhà hay tống vào trại dưỡng lão. Biết bao giọt nước măt thật chạnh lòng của các bậc làm cha làm mẹ cứ rơi khi nhớ lại thuở nhỏ con còn bé, họ đã cưng chiều và hết lòng vì con. Nhưng đến khi trưởng thành lại quay lưng lại với họ, những người già ở trong viện dưỡng lão cứ ngày ngày nhớ và hi vọng con cái có thể đón về phụng dưỡng. Dẫu trong thâm tâm họ biết các con sẽ chẳng bao giờ để họ trở về, bởi họ như gánh nặng của các con.

Bạn phải luôn luôn nhớ rằng bạn có mặt trên đời nàng chính là sự mang nặng đẻ đau của mẹ, và đó còn là những nỗi nhọc nhằn của cha phải làm thêm chạy vạy lo cho bạn từng miếng ăn và giấc ngủ. Và thật buồn khi chúng ta lại sống bạc nghĩa với chính những người thân yêu của bạn. Hãy nghĩ về một tương lai rộng và xa hơn khi bạn có con và đứa con của bạn cũng lại đối xử không tốt với chính bạn thì sẽ ra sao? Bạn thực sự sẽ hối hận vì những việc làm không tốt với cha mẹ. Hãy đối xử tốt với họ vì họ thực sự đáng được nhận thành quả đó.

Người ta sẽ vẫn còn ca ngợi người sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp. Biết quý trọng công ơn đã sinh thành và dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Bạn cũng hãy học và biết thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm. Thế rồi bạn cũng phải nhớ rằng giá trị của một người con được nhìn nhận thực sự nó không phải ở sự giàu sang hay đó là sự quyền quý. Mà giá trị con người được thể hiện sâu sắc qua chữ Hiếu.

Thực sự chính tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa của con người chúng ta. Lòng hiếu thảo đó dường như cũng sẽ mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam chúng ta từ bao đời.

Khám phá thêm 🍃 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí 🍃 15 Bài Văn Ngắn Hay

Từ khóa » Trình Bày ý Nghĩa Của Lòng Hiếu Thảo