Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung, Bao Dung ❤️️ 15 Bài Văn Hay

Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung, Bao Dung ❤️️37+ Bài Văn Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Để Các Em Học Sinh Cùng Đón Đọc Và Tham Khảo.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung
  • Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Hay Nhất – Bài 1
  • Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Khoan Dung – Bài 2
  • Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Lòng Bao Dung – Bài 3
  • Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Ngắn Gọn – Bài 4
  • Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Bao Dung – Bài 5
  • Văn Mẫu Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Chọn Lọc – Bài 6
  • Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Đặc Sắc – Bài 7
  • Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Bao Dung Vị Tha – Bài 8
  • Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Điểm 10 – Bài 9
  • Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Xuất Sắc – Bài 10
  • Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Trong Cuộc Sống – Bài 11
  • Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Độ Lượng – Bài 12
  • Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Lớp 8 – Bài 13
  • Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Lớp 9 Ấn Tượng – Bài 14
  • Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Khoan Dung Lớp 9 – Bài 15

Dàn Ý Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung

Tham khảo mẫu Dàn Ý Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung chi tiết dưới đây để triển khai bài văn logic và đầy đủ ý nhất.

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khoan dung. Suy nghĩ của em về vấn đề này (lòng khoan dung quan trọng, cần thiết, tốt đẹp,…)

II. Thân bài

  • Giải thích khái niệm:
    • Lòng khoan dung là gì? Sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,…
    • Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.
  • Biểu hiện của lòng khoan dung:
    • Bỏ qua lỗi lầm cho những người phạm sai lầm lần đầu.
    • Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.
    • Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.
  • Vì sao phải có lòng khoan dung?
    • Lòng khoan dung khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.
    • Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.
    • Lòng khoan dung góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.
    • Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ.
    • Không có lòng khoan dung khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.
  • Lời khuyên:
    • Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.
    • Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.

III. Kết bài: Khẳng định lại bản chất của lòng khoan dung. Bày tỏ thái độ, bàn luận mở rộng.

Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí 🍃 15 Bài Văn Ngắn Hay

Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Hay Nhất – Bài 1

Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và gợi ý sau đây.

Ai ᴄũng ᴄó thể phạm phải ѕai lầm trong ᴄuộᴄ ѕống ᴄủa mình do ᴠô tình hoặᴄ ᴄố ý. Mỗi ѕai lầm ᴄó thể gâу ra tổn thất nghiêm trọng ᴠề ᴠật ᴄhất ᴠà tinh thần. Lúᴄ đó, rất ᴄần đượᴄ người kháᴄ khoan dung ᴠà tha thứ. Khoan dung ᴄó nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua ᴄho lỗi lầm hoặᴄ ѕai phạm ᴄủa người kháᴄ đối ᴠới mình. Người ᴄó lòng khoan dung luôn tôn trọng ᴠà thông ᴄảm ᴠới người kháᴄ, biết tha thứ ᴄho người kháᴄ khi họ hối hận ᴠà ѕữa ᴄhữa lỗi lầm.

Người bao dung, độ lượng ѕẽ đượᴄ mọi người уêu mến, tin ᴄậу ᴠà ᴄó nhiều bạn tốt. Người không ᴄó lòng khoan dung thường haу tráᴄh móᴄ, ᴄhì ᴄhiết hoặᴄ thù hận người kháᴄ khi họ gâу ra lỗi lầm. Khoan dung là một đứᴄ tính quý báu ᴄủa ᴄon người. Cuộᴄ ѕống rất ᴄần biết tha thứ ᴠà nhường nhịn người kháᴄ.

Nhờ biết tha thứ ᴠà độ lượng, độ lượng, ᴄuộᴄ ѕống ᴠà quan hệ giữa mọi người ᴠới nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ ᴄhịu. Để ᴄó lòng khoan dung, mỗi ᴄhúng ta ᴄầm phải biết tôn trọng, уêu thương người kháᴄ; biết thông ᴄảm, ѕẻ ᴄhia, giúp đỡ khi người kháᴄ phạm phải lỗi lầm hoặᴄ gặp khó khăn, hoạn nạn.

Hơn thế nữa, ᴄần động ᴠiên, khuуến khíᴄh ᴠà hỗ trợ họ khắᴄ phụᴄ hậu quả, ѕửa ᴄhữa ѕai lầm ᴠà làm những điều tốt đẹp ᴄho ᴄuộᴄ ѕống. Xử phạt ѕẽ ᴄó đượᴄ ᴄông bằng nhưng ᴄhính lòng bao dung mới là động lựᴄ để mỗi ᴄhúng ta biết quý trọng ᴄuộᴄ ѕống, không phạm phải ѕai lầm đáng tiếᴄ, gắn kết ᴄon người ᴠới nhau trong một ᴄuộᴄ ѕống thân ái, ᴄông bằng ᴠà hạnh phúᴄ.

Đừng bỏ qua bài 🔥 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí ❤️️15 Mẫu Hay

Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Khoan Dung – Bài 2

Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Khoan Dung giúp các em chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình.

Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải.

Lòng khoan dung là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người.

Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai.

Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”.

Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.

Đón đọc bài 🌿Nghị Luận Về Lòng Khiêm Tốn ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay

Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Lòng Bao Dung – Bài 3

Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Lòng Bao Dung, đây là một trong những đề thi rất thường xuất hiện trong các kì thi quan trọng.

Ai cũng có thể phạm phải sai lầm trong cuộc sống của mình do vô tình hoặc cố ý. Mỗi sai lầm có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng về vật chất và tinh thần. Lúc đó, rất cần được người khác khoan dung và tha thứ. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Người không có lòng khoan dung thường hay trách móc, chì chiết hoặc thù hận người khác khi họ gây ra lỗi lầm. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Để có lòng khoan dung, mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương người khác; biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ khi người khác phạm phải lỗi lầm hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hơn thế nữa, cần động viên, khuyến khích và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả, sửa chữa sai lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Xử phạt sẽ có được công bằng nhưng chính lòng bao dung mới là động lực để mỗi chúng ta biết quý trọng cuộc sống, không phạm phải sai lầm đáng tiếc, gắn kết con người với nhau trong một cuộc sống thân ái, công bằng và hạnh phúc.

Tham khảo văn mẫu🌼Nghị Luận Về Lòng Nhân Ái ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay

Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Ngắn Gọn – Bài 4

Bài văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách diễn đạt bài văn logic.

Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã.

Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn.

Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi.

Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo.

Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung – là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa – không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu.

Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm.

Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh.

Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

Khám phá thêm 💕Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Bao Dung – Bài 5

Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Bao Dung, cùng đón đọc bài văn mẫu được gợi ý sau đây nhé!

Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến thành công của bạn. Khoan dung, tha thứ cho người khác thực ra cũng là đang trải đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính tốt của con người. Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có lòng khoan dung luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”.

Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, khoan dung với người thân, với những người xung quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.

Lòng khoan dung dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng. Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có lòng khoan dung thì như những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu như có lòng khoan dung con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau. Khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ.

Trong gia đình, thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, khoan dung cho nhau thì mới xây dựng nên được một gia đình gắn bó, bền chặt.

Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng khoan dung. Có những người xấu muốn hãm hại ta, ta không thể khoan dung cho họ được, hay những kẻ ác, những tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,lòng khoan dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người.

Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt, bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có lòng khoan dung. Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình lòng khoan dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.

Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trag sức của đức hạnh”. Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Văn Mẫu Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Chọn Lọc – Bài 6

Văn Mẫu Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Chọn Lọc từ SCR.VN và gợi ý sau đây để chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.

Trong cuộc sống, trước những khó khăn thử thách hay cám dỗ, con người dễ dàng phạm phải những sai lầm. Nếu không biết bỏ qua, vị tha thì mối quan hệ giữa người với người sẽ chỉ là những toan tính nhỏ nhen và tràn ngập sự thù hận. Ngược lại, khi biết độ lượng, bao dung, con người sẽ dễ dàng thấu hiểu và sống tốt hơn. Đó cũng chính là sức mạnh của lòng khoan dung.

Lòng khoan dung là một trong những đức tính cao quý và tốt đẹp của con người, thể hiện qua việc biết thấu hiểu, đồng cảm từ đó tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Đồng thời, biết chấp nhận những điểm yếu, khiếm khuyết và giúp họ khắc phục những sai lầm. Lòng khoan dung luôn đối lập với lối sống của những con người nhỏ nhen, ích kỷ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi.

Lòng khoan dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác. Từ xưa đến nay, đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta, và hiện nay, nó cũng được phát huy qua những hành động cụ thể, thiết thực như sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ gây ra những tổn thương, mất mát,… Đó là những người mẹ vĩ đại giàu lòng vị tha trước những sai lầm, đó là những thầy cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng đồng thời cũng rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh,…

Chính sự vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Bởi khi mở rộng lòng mình chấp nhận những lời xin lỗi, biết thấu hiểu cho những sai lầm của người khác, con người sẽ xóa nhòa ranh giới của sự thù hận, ghét bỏ, quên đi những mất mát, thiệt thòi của bản thân.

Trong cuộc sống, ai ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, khoan dung chính cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mở ra một con đường mới để người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa và đứng dậy sau những vấp ngã. Như vậy, lòng khoan dung đã đem đến những giá trị mang đậm tính nhân văn, nhân đạo.

Khoan dung là tha thứ nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dãi bỏ qua và chấp nhận đối với những hành động cố tình vi phạm và làm tổn hại đến thân thể, tính mạng của người khác một cách tàn nhẫn, nhẫn tâm. Bởi những hành động đó không xứng đáng nhận được lòng bao dung và sự tốt đẹp do vị tha mang lại.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một số người sống nhưng không biết bao dung. Khi người khác phạm phải sai lầm, họ sẽ tìm cách để bới móc và mặc định đó là những hạn chế của người khác, thậm chí chỉ cần gặp phải một sự tổn thương nhỏ, họ cũng luôn ôm lòng thù hận để trả thù. Đây là biểu hiện của lối sống nhỏ nhen, hẹp hòi và ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng cách giữa người với người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, bỏ qua cho những sai sót, sai lầm của người khác. Đây cũng là hành động giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm, đồng thời khiến cho bản thân có được cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, tránh xa những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ và sức ép của lòng hận thù.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng lòng khoan dung là phẩm chất cao đẹp cần có của con người. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện sự bao dung, độ lượng khi người khác phạm phải sai lầm.

Khám phá thêm 💕 Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay

Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Đặc Sắc – Bài 7

Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Đặc Sắc giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức xã hội hay.

Trong cuộc sống, không ai dám khẳng định rằng cuộc đời mình không có một lần sơ sẩy mắc lỗi hoặc một lần lầm đường lỡ bước, bởi chúng ta chẳng phải bậc thánh nhân, chẳng đủ khả năng để khống chế được hết những tham vọng của bản thân, cùng những lần hành động thiếu kinh nghiệm.

Trong những lúc như thế, hẳn là bản thân mỗi con người đều có cảm giác mặc cảm vì lỗi lầm, chính vì vậy, cần có một bàn tay khoan dung, nhân từ để kéo họ ra khỏi vũng lầy, để khiến họ có thêm niềm tin, động lực để sửa sai, để họ hiểu rằng xã hội sẽ không vì một lỗi lầm nhỏ nhoi mà từ chối họ.

Khoan dung từ xưa đến nay luôn là một đức tính tốt đẹp, là truyền thống quý báu của con người Việt Nam, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tấm lòng độ lượng, cao cả của mỗi cá nhân dành cho người khác. Khoan dung là sự tha thứ, mở lòng bỏ qua những lỗi lầm của người khác khi họ nhận ra cái sai và có mong muốn được sửa sai.

Lòng khoan dung nghe có vẻ trừu tượng và xa vời nhưng trong thực tế nó xuất hiện hằng ngày trong cuộc sống. Bạn thử nghĩ xem trong suốt những năm tháng tuổi thơ, cha mẹ đã bao lần tha thứ lỗi lầm cho bạn, đã bao lần bạn không nghe lời, nhưng họ có vì thế mà vứt bỏ bạn đâu, cha mẹ vẫn luôn yêu thương, nâng đỡ, chỉ bảo, tạo cơ hội cho bạn sửa sai, để bạn từng bước trưởng thành.

Lòng khoan dung còn thể hiện ở cách ta nhìn nhận các sự việc diễn ra trong cuộc sống, sống khoan dung có nghĩa là nhìn nhận sự việc một cách khách quan, công bằng, dùng trí tuệ chứ không phải dùng cảm xúc các nhân để phán đoán. Không cần phải phản ứng thái quá với những tin tức tiêu cực, bởi cái ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, chúng ta nên có cái nhìn hai chiều, suy nghĩ thoáng ra để thấy lòng mình được thanh thản,

Thêm nữa, lòng khoan dung còn thể hiện trong cách cư xử của chúng ta hằng ngày, khoan dung tức là không tùy tiện phán xét một người, một sự việc nào đó, chúng ta phải biết đặt bản thân mình vào vị trí của họ để cảm nhận, để thấu hiểu, sự khó khăn, cắn rứt khi họ phạm lỗi, từ đó có cái nhìn tích cực và rộng lượng hơn.

Tuy nhiên, lòng khoan dung không phải là thứ có thể ban phát một cách bừa bãi, chúng ta cần phải khoan dung đúng người, đúng bản chất sự việc. Những kẻ cố ý giết người, cố ý sai phạm pháp luật nhiều lần, không có thái độ ăn năn hối cải thì phải chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật, để tránh họ gây hại cho xã hội.

Sống có lòng khoan dung giúp con người ta nhẹ lòng, cuộc sống trở nên thanh thản, tâm hồn được nuôi dưỡng bởi những suy nghĩ tốt đẹp. Lòng khoan dung khiến xã hội chung sống trong môi trường hòa bình, nhân văn, tăng thêm sự gắn kết giữa người với người bằng mối liên hệ tình nghĩa, ai cũng có có cơ hội khắc phục hậu quả từ lỗi lầm mình đã gây ra.

Lòng khoan dung còn giúp con người ta rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, giúp chúng ta sống nhân hậu, yêu thương và có tầm hiểu biết, suy nghĩ rộng hơn, chứ không chỉ quanh quẩn trong cái “tôi” cá nhân chật hẹp. Đặc biệt, con người không chỉ biết khoan dung với người khác mà còn phải biết khoan dung với chính bản thân mình, biết chấp nhận lỗi lầm bản thân đã gây ra và biết sửa chữa sai phạm.

Biết tha thứ, biết khoan dung để cuộc sống chúng ta luôn tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc, chứ không phải là chất chồng những oán hận, những sự khó chịu chi li vì người khác. Hãy rèn luyện cho mình được tấm lòng khoan dung để giải phóng bản thân, giải phóng tâm hồn khỏi những suy nghĩ ích kỷ, hẹp hòi, để nhìn đời bằng đôi mắt của niềm tin, của hy vọng, để cuộc sống được đẹp hơn bạn nhé.

Chia Sẻ Bài 💦Nghị Luận Về Lòng Tham Lam ❤️️ 10 Bài Văn Hay Nhất

Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Bao Dung Vị Tha – Bài 8

Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Bao Dung Vị Tha , một trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam ta.

“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài học đó có còn hiểu và thực thi lòng khoan dung trong cuộc sống đúng cách?

Ba chữ “lòng khoan dung” rất dễ hiểu. Khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu nói “lòng khoan dung” thì bạn nên hiểu rộng hơn đó là bao dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người.

Đúng như nghĩa chính nhất của nó, khoan dung biểu hiện ở cách bạn biết tha thứ lỗi lầm. Không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, bản thân mỗi chúng ta đều hiểu điều đó. Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được tha thứ. Do vậy, hãy tha thứ cho một ai đó khi họ mắc phải lỗi lầm.

Lòng khoan dung đem lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó giúp ta sống hòa đồng, thiện chí với mọi người hơn. Khoan dung sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người khác, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

Tuy vậy, khoan dung không đồng nghĩa với sự tha thứ mù quáng. Hãy đặt lòng khoan dung đúng lúc, đúng chỗ. Bạn chỉ nên tha thứ cho những người thực sự muốn được tha thứ. Đối với những kẻ cố tình mắc sai lầm và không có ý định sửa chữa, bạn không nên đặt sự tha thứ nơi họ. Làm như vậy trái lại chỉ để cho lòng tốt của chúng ta bị lợi dụng mà thôi.

Có câu “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, hãy khoan dung nếu có thể. Điều đó tốt cho bạn và tốt cho mọi người. Khi bạn sống khoan dung, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn so với những gì bạn nghĩ. Với tôi, sống khoan dung giúp tôi thanh thản hơn.

Tham khảo văn mẫu🌼 Nghị Luận Về Lòng Biết Ơn ❤️️15 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Hay

Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Điểm 10 – Bài 9

Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn logic và sáng tạo.

Trong cuộc sống thứ tha là bài học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và không ngừng rèn luyện. Ai cũng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là bản thân biết hối lỗi, sửa sai. Những lúc như vậy, lòng khoan dung, rộng lượng đối với những sai lầm đó là điều đáng làm.

Khoan dung là gì? Khoan dung chính là biết thứ tha, rộng lượng đối với sai lầm của người khác và quan trọng hơn nữa là lòng khoan dung đối với bản thân mình. Khi có thể tự khoan dung cho chính mình thì chúng ta mới có thể rộng lượng hơn với những người xung quanh. Bởi vậy mới thấy được lòng khoan dung là điều vô cùng cần thiết mà mỗi người chúng ta cần cố gắng để có được, nó thực sự là đức tính tốt và giúp ích lớn cho bạn sau này.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển, con người ngày dường như bị lôi kéo vào guồng quay của cuộc sống, bị những thứ phù du làm mờ mắt. Sai lầm cũng từ đó mà thành, mà nên. Tuy nhiên nếu như họ thực sự hối lỗi, thực sự cải tà quy chính thì chúng ta cũng nên rộng lượng hơn để thứ tha. Người xưa có câu đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Nếu chúng ta biết quan tâm, biết bao dung và rộng lượng hơn với lỗi lầm của người khác thì bản thân mình cũng ngày càng hoàn thiện hơn.

Hẳn bạn đã từng đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thì sẽ nhớ đến nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là người có bản tính lương thiện, tuy nhiên chính xã hội, chính con người đã đẩy hắn vào con đường cùng. Câu cuối cùng mà Chí Phèo nói trước khi chết chính là “Ai cho tao làm người lương thiện”. Như vậy vì xã hội và con người không bao dung, không rộng lượng, không thứ tha cho lỗi lầm của Chí Phèo nên hắn mới rơi vào tình trạng bi thảm như vậy.

Qua câu chuyện này chúng ta mới thấy được rằng lòng khoan dung không bao giờ là thừa, lòng khoan dung sẽ tạo cơ hội cho bạn và cho chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn nữa. “Nhân vô thập toàn”, ý câu nói này chính là không ai là hoàn hảo hết, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng quan trọng bạn biết lỗi, sửa lỗi thì bạn sẽ thấy được rằng mình đang ngày càng thanh thản, ngày càng thấy được rằng bản thân đã bao dung hơn nhiều.

Cuộc sống này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn nếu như chúng ta biết bao dung, bỏ qua cho nhau lỗi lầm để cùng hoàn thiện nhau hơn. Mỗi người cố gắng một ít, thì chắc chắn rằng xã hội này sẽ văn minh hơn nhiều.

Ngược lại nếu chúng ta không biết bao dung, cảm thông và san sẻ cho nhau những lỗi lầm đã qua thì tự mình ôm về mình nhiều ấm ức, căm ghét…trong lòng không bao giờ được thanh thản. Bởi vậy sống bao dung bạn sẽ thấy được rằng thứ tha là đức tính cần có của mỗi người. Rèn luyện nó từ những việc nhỏ nhất thì bạn sẽ thấy được rằng bản thân mình trưởng thành lên rất nhiều từ việc học tập và rèn luyện đức tính này.

Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có một cái nhìn bao dung, độ lượng và biết thứ tha đối với người xung quanh. Có như vậy bản thân mới thấy được rằng tha thứ không phải là không thể, dù lỗi lầm đó có lớn thế nào, vì qua đó bản thân sẽ thấy thanh thản hơn rất nhiều.

Quả vậy, lòng khoan dung, độ lượng đối với mỗi người trong cuộc sống là điều cần thiết phải có. Hãy rèn luyện nó hằng ngày để hoàn thiện bản thân mình.

Gửi đến bạn 🍃 Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực 🍃 15 Mẫu Hay

Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Xuất Sắc – Bài 10

Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Xuất Sắc sẽ mang đến nhiều ý tưởng mới và thú vị cho bài làm của mình.

Trước tiên ta phải hiểu lòng khoan dung là gì? Đó là cách ứng xử độ lượng, là biết nhường nhịn thậm chí là hi sinh cho người khác, cao hơn nữa là khoan dung là tha thứ cảm thông trước những sai trái mà người khác gây ra cho mình, cho xã hội.

Vậy tại sao phải có lòng khoan dung? Vì lòng khoan dung là một phẩm chất cao đẹp một cách ứng xử cao thượng đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Ta đã bắt gặp sự bao dung của Vũ Nương với Trương Sinh, người đã đẩy nàng vào cái chết oan nghiệt nhưng cuối cùng nàng vẫn tha thứ cho lỗi lầm của Trương Sinh, rồi áng thiên cổ hùng văn: ” Bình ngô đại cáo”, là những trang văn đẹp về lòng khoan dung độ lượng khi nói về việc ta đã tha chết cho giặc Minh tàn bạo…

Trong thực tế, ta đã biết là con người thì ” nhân vô thập toàn”, ai cũng có thể mắc sai lầm, đặc biệt hơn trong cuộc sống hiện đại với nhịp độ hối hả tất bật con người dễ bị cuốn vào guồng quay của thời gian, của công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống nên họ rất cần những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại giá trị chân chính của cuộc sống.

Chẳng hạn sự tha thứ của cha mẹ trước những việc làm sai trái của con cái sẽ giúp con rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện mình, rồi tấm lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ sẽ giúp học sinh nhận ra lỗi lầm, hoàn thiện nhân cách đạo đức. Rồi khi ta tha thứ cho lỗi lầm của bạn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống và cũng sẽ có một tình bạn tốt đẹp.

Có thể thấy rằng khi ta tha thứ cho người khác, chẳng hạn những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình trở thành người tốt hơn và ngay cả khi bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt, xã hội vì thế mà trở nên thanh bình. Người có lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn luôn nhìn những biểu hiện sai trái của mọi người bằng cái nhìn đồng cảm chia sẻ.

Tuy nhiên, lòng khoan dung không có nghĩa là bao che dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đạo đức của con người. Bên cạnh rất nhiều người có tấm lòng bao dung vẫn còn những kẻ sống vô cảm không quan tâm tới những người xung quanh, rồi những kẻ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối nguy hiểm, những kẻ đó Xã hội cần phải lên ái, trừng trị.

Như vậy lòng khoan dung là thái độ là lẽ sống cao đẹp, chúng ta hãy thực hành lẽ sống khoan dung, bởi vì đó là phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống của ta bình yên hơn, là học sinh chúng ta hãy rộng lòng tha thứ với lỗi lầm của bạn bè, của những người xung quanh, hãy suy nghĩ và thực hiện lời nói, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Nghị Luận Sống Có Trách Nhiệm ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Trong Cuộc Sống – Bài 11

Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Trong Cuộc Sống giúp các em có thêm nhiều chủ đề văn nghị luận xã hội ý nghĩa.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta sẽ gặp phải nhiều câu chuyện không thể lường trước được. Sẽ có lúc chúng ta mắc sai lầm và cũng có lúc người khác phạm sai lầm với ta. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản khi được người khác tha thứ cho lỗi lầm của mình cũng như chính chúng ta hãy luôn giữ cho mình lòng khoan dung với người khác.

Vậy thế nào là khoan dung? Khoan dung chính là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác gây ra cho mình dù là vô tình hay cố ý; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Bên cạnh đó, khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Họ cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống, cách cư xử. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Chia Sẻ 🌹 Nghị Luận Cho Đi Và Nhận Lại ❤️️15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Độ Lượng – Bài 12

Tham khảo bài văn mẫu Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Độ Lượng hay nhất được SCR.VN chọn lọc sau đây.

Trong cuộc sống, lòng khoan dung chính là nền tảng của sự hạnh phúc trên khắp thế gian. Lòng khoan dung, vị tha, trắc ẩn là khi mỗi con người tha thứ cho lỗi lầm của người khác cũng như biết thương cảm, mở rộng tấm lòng với những người có hoàn cảnh đáng thương. Lòng bao dung trắc ẩn xuất phát từ chính trái tim của mỗi người và nó cũng đi từ lòng tốt của mỗi người muốn dành cho người khác.

Lòng khoan dung được thể hiện khi mỗi người mang đến và trao cho những người xung quanh mình những niềm vui, những niềm hạnh phúc với mong muốn làm cho người khác hạnh phúc hơn. Lúc ấy, chính là lúc mà tình yêu thương và sự tử tế được lan tỏa, góp phần là nền tảng cho hạnh phúc trong cuộc sống. Hơn nữa, lòng khoan dung còn là khi chúng ta chấp nhận tha thứ bỏ qua cho lỗi lầm người khác mắc phải với mong muốn họ có thể sửa sai cho mình. Những người nhận được sự tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa những lỗi lầm của mình.

Chính vì vậy, lòng bao dung chính là nền tảng của lòng tốt, mang đến hạnh phúc và cơ hội cho người khác. Tuy nhiên, lòng khoan dung cần được đặt đúng lúc, đúng chỗ, đúng người; không thể khoan dung và tha thứ một cách mù quáng để rồi nhận lại những tổn thương. Tóm lại, lòng bao dung là một đức tính tốt mà ai cũng nên có để có thể làm cho cuộc sống được tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Có thể bạn sẽ thích 💕 Nghị Luận Về Sống Đẹp 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Lớp 8 – Bài 13

Bài mẫu Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Lớp 8 sau đây giúp các em có thể nắm vững được phương pháp làm văn, cách dùng từ đặc sắc.

Trong cuộc sống của chúng ta, lòng khoan dung, độ lượng là một trong những đức tính tốt đẹp và cũng chính là tài sản của đời người mà ngày nay trong mỗi chúng ta ai cũng cần thiết phải có. Vì thế câu nói trên là hoàn toàn đúng “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. Vậy chúng ta hiểu “lòng khoan dung” là đức tính như thế nào?

Quả đúng như vậy, lòng khoan dung là sự tha thứ, độ lượng, không khắt khe, có thể tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho mình, không nóng nảy. Vì thế mỗi người trong chúng ta cần phải có lòng khoan dung để xử sự đúng cách trong cuộc sống và quan hệ xã hội.

Tại sao chúng ta phải có “lòng khoan dung”? Vì nó giúp chúng ta cư xử đúng mực trong cuộc sống, cho ta biết phải quan tâm đến người khác, biết độ lượng, tha thứ cho những việc làm sai trái, giúp ta hiểu hơn những cái đúng, cái sai, những gì nên tha thứ. Giống như Bác Hồ, khi thấy các anh bộ đội làm sai điều gì chỉ khuyên nhủ, nhắc nhở chứ không la mắng. Chúng ta thấy đó, lòng khoan dung chính là tài sản lớn nhất mà con người cần phải có.

Biểu hiện của lòng khoan dung là ta cần phải giúp đỡ, quan tâm người khác, đến người làm sai thì biết tha thứ, khuyên dạy điều đúng đắn. Khi ta biết khoan dung, ta sẽ được sự tôn trọng của người khác, yêu mến, quí trọng của mọi người xung quanh. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hòa thuận, hạnh phúc cho xã hội và gia đình.

Khi thể hiện lòng khoan dung với người khác thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quí giá của con người.

Bên cạnh những điều ca ngợi về lòng khoan dung ta cũng phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai, thờ ơ. Tác hại của những lối sống đó làm cho con người trở nên ganh ghét nhau, có xích mích không thể giải quyết. Con người sẽ không còn sự tôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau. Mà họ chỉ biết hơn thua, đấu đá để chứng tỏ chính mình.

Qua những dẫn chứng trên ta rút ra được lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên độ lượng, cao thượng và giàu có hơn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế “Một sự nhịn, chín sự lành”. Và chúng ta cần rèn luyện nhân cách, phẩm giá, sống là phải biết yêu thương sẻ chia, đồng cảm, biết kiềm chế những cảm xúc nóng giận và học cách yêu thương, vị tha, khoan dung.

Tóm lại, bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất. Chính tình yêu, sự tha thứ của mọi người khiến tôi đứng lên sau những thất bại. Và tôi tin là lòng khoan dung có sức mạnh cảm hoá mãnh liệt… Nếu chưa từng đón nhận lòng khoan dung, bạn sẽ không hiểu nó có ý nghĩa lớn lao như thế nào đâu!

Gợi ý cho bạn 🌹 Nghị Luận Về Niềm Tin Trong Cuộc Sống ❤️️ 15 Bài Văn Hay

Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Lớp 9 Ấn Tượng – Bài 14

Bài văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Lớp 9 Ấn Tượng được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Hãy luôn khoan dung cho những người đã làm cho cho bạn bị tổn thương. Bởi nóng giận hay bực tức nghĩa là tự trừng phạt mình bằng lỗi lầm của người khác. Khoan thứ, độ lượng là cách duy nhất để tìm kiếm một cuộc sống yên bình và vui vẻ.

Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người có sống khoan dung luôn biết lắng nghe để hiểu, biết tha thứ cho người khác. Họ luôn tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác, không hẹp hòi khi nhận xét về người khác.

Lòng khoan dung được thể hiện qua những việc làm như: luôn sẵn sàng tha thứ, không đố kị những lỗi lầm dù to lớn đến mấy của những người xung quanh. Bởi vậy, người có tấm lòng bao dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt Sống ở trên đời ai cũng có những lầm lỗi. Lòng khoan dung giúp con người mắc lỗi nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Lòng khoan dung giúp mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp cuộc sống càng có ý nghĩa hơn. Khoan dung chính là thước đo phẩm chất của mỗi người.

Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Lòng khoan dung có sức mạnh tạo động lực và niềm tin giúp người khác nhận rõ sai lầm và sửa đổi, khắc phục lỗi lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống này.

Từ xưa đến nay, lối sống vị tha, bao dung, độ lượng vẫn mãi là truyền thống tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam. Truyền thống ấy khẳng định phẩm đức cao cao của dân tộc, là nguồn cội của tấm lòng nhân nghĩa, là sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta.

Trách móc là một bản năng còn khoan dung là một năng lực cần phải rèn luyện từng ngày. Nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh là học tập, bởi thế, trước hết, mỗi học sinh phải chăm lo học tập thật tốt. không ngừng bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách nhân phẩm, hoàn thiện bản thân, trở thành người có tri thức vững mạnh, nhân phẩm tốt đẹp.

Biết tha thứ, động viên, khuyên bảo, nhắc nhở khi bạn gây ra lỗi lầm và giúp đỡ bạn bè khắc phục lỗi lầm. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người. Kính trọng, lịch sự, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Cư xử chân thành, rộng lượng, tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác. Sống trung thực, khiêm tốn và không ngừng nỗ lực vươn lên.

Lòng khoan dung có thể cảm hóa kẻ xấu, giúp con người tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống. Chính lòng khoan dung là sợi chỉ đỏ kết nối xã hội lại với nhau trong tình thân ái. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý sự tha thứ, độ lượng, vị tha phải đặt đúng chỗ mới có giá trị. Sự tha thứ, nhân nhượng sẽ trở thành tội lỗi khi dành cho cái ác. Hãy luôn khoan dung với người khác nhưng phải nghiêm khắc với chính mình để không bao giờ sai lầm hoặc sa ngã.

Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy luôn tự rèn luyện đức tính khoan dung và xem nó như là hành trang không thể thiếu khi bước vào đời.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên 🌹 15 Bài Mẫu Hay

Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Khoan Dung Lớp 9 – Bài 15

Bài văn Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Khoan Dung Lớp 9 sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Lòng khoan dung có thể loại bỏ mọi mâu thuẫn, rút bỏ được khoảng cách ngắn trong mỗi cuộc đời, “Sự khoan dung là một vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp trong vũ trụ”. Cuộc sống lúc nào cũng trôi đi chỉ có tình yêu, sự đoàn kết là vĩnh cửu, bởi làm sao chúng ta tránh khỏi được những va chạm, xích mích trong cuộc sống được.

Bao dung đơn giản đó là một đức tính tốt đẹp của mỗi con người, họ sẵn sàng tha thứ cho những sai lầm của người khác, để giúp họ nhận ra rằng cuộc sống này đáng sống hơn khi chúng ta sống có ích mà không bị những phiền muộn của cuộc sống làm vướng bận. “tha thứ là món quà dành cho người được tha thứ, cũng là món quà dành cho chính bản thân mình”

Tha thứ là báu vật trong mối quan hệ và bao dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời. Khoan dung là đức tính, phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, nó là một phạm trù hẹp của sự tha thứ, là luôn cảm thông và tha thứ cho những người biết nhận ra lỗi lầm và biết sửa sai, là không mang thù hận cá nhân trong lòng.

Ai cũng mang trong lòng mình sự yếu đuối và sai lầm, vì thế ai cũng cần được khoan dung, bất chấp những thiếu sót và va vấp của người khác, giúp họ đứng lên sau khi vấp ngã. “Khi tha thứ bạn sẽ biết mỉm cười nhiều hơn, biết cảm nhận sâu sắc và dễ thông cảm với người khác hơn”. Khoan dung nghĩa là biết tha thứ cho chính bản thân mình.

Sự khoan dung nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ thì nó còn có sức mạnh gấp hàng vạn lần so với sự trừng phạt bởi nó tác động mạnh mẽ tới mỗi tâm thức trong chính con người mỗi chúng ta. Và nếu thật sự đón nhận lòng khoan dung thì bạn sẽ thấy nó kỳ diệu tới mức nào.

Bao dung có thể làm lay động được người khác và cũng có thể an ủi, vỗ về chính mình và ngược lại một người cứ luôn trách cứ, luôn để tâm quá mức những sai lầm nhỏ của người khác thì sẽ không nhận ra những thiếu sót của chính bản thân mình. Khoan dung đối với người khác đó là một sự độ lượng, rộng rãi, thường xuyên lau rửa cửa sổ tâm hồn của mình, không che đậy chỗ bụi bẩn ấy của mình mà để cho cánh cửa ấy luôn được sạch sẽ thì mới có thể nhìn được cao, xa và chuẩn xác hơn.

Tha thứ cho người khác cũng chính là giải thoát cho chính mình, bao dung, tha thứ sai lầm của người khác thì trong cơ thể và tâm hồn của mình sẽ nhiều hơn sự nhân ái, độ lượng. Tha thứ là cái gốc của niềm vui, niềm hạnh phúc của loài người.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Viết Đoạn Văn Về Lòng Vị Tha ❤️️16 Bài Văn Nghị Luận Hay

Từ khóa » đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Lớp 9